Quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động 2012
2. Nội dung tư vấn
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động:
Tại Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:
“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động”.
Theo như thông tin bạn cho biết, anh vào làm trong hộ kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012. Trong khoảng thời gian đó, hai bên không ký kết bất kỳ hợp đồng lao động nào. Như vậy, căn cứ vào quy định trên: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động…” nên việc hộ kinh doanh trong vòng 2 năm không kí kết hợp đồng lao động với bạn là trái với quy định pháp luật lao động về nghĩa vụ ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, đến năm 2012 khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn thì bạn được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2010. Như vậy, trong trường hợp này việc công ty ký kết với bạn hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì hợp đồng này có giá trị pháp lý.
Còn trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012, người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động nào. Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về việc vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Như vậy, về việc công ty trước đó không ký kết hợp đồng lao động với bạn thì sẽ bị xử phạt theo quy định trên. Hiện tại, công ty đã ký với bạn hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì hợp đồng này có giá trị pháp lý.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691