Hệ thống pháp luật

Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất

Ngày gửi: 16/09/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL33742

Câu hỏi:

Thưa luật sư, có phải tất cả các cơ quan hành chính đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính không? Em cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”

Như vậy, khẳng định “tất cả các cơ quan hành chính đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” là sai.

Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

– Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

– Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

5. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trước khi đi vào nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ta cần hiểu khái niệm vi phạm hành chính (VPHC): “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.” So với tội phạm thì VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn. 

Tuy nhiên chính vì vậy nên ta dễ có thái độ xem thường và bất cứ ai xem thường nghĩa vụ pháp lí bắt buộc đều có thể là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính. Do đó, vi phạm hành chính xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong tất cả các lĩnh vực thuộc các ngành, các cơ quan khác nhau quản lí. Có VPHC ắt phải có cơ quan đứng ra xử phạt, và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí vi phạm hành chính được nhanh chóng, kịp thời pháp luật hiện hành đã quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính (quy định tại điều 42 “nguyên tắc xác định thẩm quyền xử li vi phạm hành chính” Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002). Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên ba tiêu chí: thẩm quyền quản lí, mức tối đa của khung phạt tiền và hình thức xử phạt.

* Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lí: Pháp luật quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính dựa theo thẩm quyền quản lí nhằm tạo điều kiện để việc xử lí vi phạm hành chính có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kì chủ thể nào cũng có thẩm quyền quản lí cũng đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ có các chủ thể được quy định tại Điều 28 đến Điều 40 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 mới có thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo thẩm quyền quản lí thì “chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 31 đến Điều 40 của pháp lệnh này có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực, ngành mình quản lí.” Việc quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể dẫn đến trường hợp trong một vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều chủ thể. Trường hợp này thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật xác định thuộc về người thụ lí đầu tiên.( theo khoản 3 điều 3 PLXLVPHC năm 2002 “ Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”) tránh trường hợp nhiều người cùng xử phạt một vi phạm hành chính. 

Ví dụ: Thẩm quyền xử lí VPHC của Hải quan thuộc về: đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc chi cục hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan

* Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền. Việc xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng vi phạm cụ thể nhằm phân định thẩm quyền xử phạt giữa những người có thẩm quyền xử phạt trong cùng một lĩnh vực, một ngành quản lí. Mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi là một trong những tiêu chí làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt, bởi lẽ phạt tiền là biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng đối với hầu hết các VPHC trong tất cả các lĩnh vực trong QLHC Nhà nước. 

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn