Quy định về tổ chức hành nghề công chứng như thế nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
– Vấn đề 1: Theo Khoản 5 Điều 3 Luật công chứng 2014 thì “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Phòng công chứng được quy định tại Điều 19 Luật công chứng 2014 như sau:
“Điều 19. Phòng công chứng
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.”
Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 như sau:
“Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Văn phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.”
Theo các quy định trên thì phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Trưởng phòng công chứng tại phòng công chứng được UBND tỉnh bổ nhiệm. Còn văn phòng công chứng là tổ chức được thành lập theo hình thức công ty( nói cách khác là của tư nhân). Trưởng phòng công chứng cũng là đại diện theo pháp luật của công ty đó.
Tuy có sự khác nhau về hình thức như vậy nhưng phòng công chứng và văn phòng công chứng có quyền và nghĩa vụ như nhau được quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật công chứng năm 2014:
Quy định về cách sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng“Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch? Xác nhận sơ yếu lý lịch cần mang theo gì?2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
9. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
Thủ tục thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng10. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
– Vấn đề 2: Căn cứ điểm k Khoản 7 Luật công chứng năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong công chứng như sau:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
……
h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
….”.
Theo đó, công chứng viên không được cùng lúc hành nghề tại nhiều tổ chức hành nghề công chứng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Vấn đề 3: Điều 10 Luật luật sư 2006 quy định tiêu chuẩn luật sư là “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.” Những người này muốn hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Tham gia tố tụng là hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư. Tuy vậy, để luật sư có thể tham gia tố tụng trong các vụ việc, luật sư phải thực hiện thủ tục hành chính để được cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng.
Thủ tục luật sư tham gia tố tụng có thể chia làm hai loại: thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa (tạm gọi chung là Giấy chứng nhận Luật sư tham gia tố tụng). Thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp áp dụng trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa áp dụng trong trường hợp luật sư là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
Ngoài ra, Khoản 2, Khoản 3 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về người bào chữa có quy định như sau:
“Điều 56. Người bào chữa
… …
2. Những người sau đây không được bào chữa:
a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.
3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
… …”
Khoản 3 Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định:
“Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
……
3.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
……”
Như vậy, luật sư Việt nam có đủ điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật luật sư 2006 đang hành nghề tại các văn phòng luật tại Việt nam nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận Luật sư tham gia tố tụng của một vụ án cụ thể của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thuộc các trường hợp bị hạn chế làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bào chữa theo quy định của Bộ luật TTDS 2015 và Bộ luật TTHS 2003 thì không đủ điều kiện để được tham gia tố tụng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691