Quy định về việc áp dụng cơ chế tự khai tự tính tự nộp thuế
Ngày gửi: 11/05/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trong đó cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế là một cơ chế quan trọng trong việc quản lý thuế của hầu hết các quốc gia cũng như ở Việt Nam hiện nay.CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013
NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Về cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kê khai của mình và căn cứ vào những qui định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào NSNN, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai trên cơ sở kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Việc triển khai cơ chế quản lý thuế này vẫn đảm bảo
2. Những đặc điểm cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro.Theo luật quản lý thuế thì cần đảm bảo nguyên tắc theo cơ chế chế quản lý rủi ro bao gồm: thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế.
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp thuế tự lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nộp thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Tờ khai thuế sẽ phải theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng để kê khai các thông tin nhằm xác định số thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp.Tờ khai hải quan được sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ chế tự khai, tự nộp là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, cơ chế tự khai , tự tính, tự nộp thuế cho phép các cơ quan thuế phân bổ được nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, hơn, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng thêm sự minh bạch trong việc quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, từ đó thúc đẩy cải cách hành chính cho bộ máy nhà nước.
3. Về điều kiện để chủ thể tự khai, tự tính, tự nộp thuế
Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi các cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Thứ nhất ở đấy cần phải xây dựng một hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các chính sách về thuế, tức là ở đây các luật thuế phải đơn giản, dễ hiểu, minh bạch, từng quy định trong các luật thuế phải được rõ ràng, không mơ hồ, không đa nghĩa , không làm cho người dân muốn hiểu thế nào cũng được.
– Thứ hai ở đây cần phải nâng cao trình độ dân trí, ý thức tự giác của người dân, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân được thực hiện tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì sẽ đạt được hiệu quả thiết thực bởi lẽ ở đây đối tượng nộp thuế là người trực tiếp tính toán số thuế phải nộp và đòi hỏi sự tự giác cao của đối tượng nộp thuế .
– Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý hành chính do có một bộ phận không nhỏ người nộp thuế có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt. Tuy nhiên để đáp ứng được vấn đề này thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý về thuế phải tự ý thức được về việc tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân các cán bộ thuế, từ đó có thể hỗ trợ được các cá nhân, tổ chức nộp thuế đơn giản và chính xác và hiệu quả.
– Các thủ tục về thuế phải đơn giản, dễ dàng tiếp cận đến mọi đối tượng.
– Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi phạm. Khi áp dụng mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thì các chế tài pháp luật nghiêm minh là rất cần thiết, rất quan trọng trong bối cánh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá cao, nhất là đối với nước ta một nước có trình độ phát triển chưa cao về mọi mặt.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thế tuân thủ theo nguyên tắc mà theo luật quy định: Tất cả các mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế nếu được phát hiện phải được xử lý kịp thời, công minh, triệt để và các hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế sau: vi phạm các thủ tục thuế, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra nhà nước cũng tạo điều kiện miễn xử lý vi phạm pháp luật thuế trong trường hợp: người bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc các trường hợp bất khả kháng khác mà đã dùng mọi biện pháp nhưng người nộp thuế không thể khắc phục được thì có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý luật quản lý thuế không miễn trừ xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.Sự cần thiết phải chuyển đổi theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế:
Việc chuyển đổi theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, cơ chế này không những đem lại hiệu quả cao trong việc cải cách hành chính thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, phát huy tính tự chủ và ý thức tự giác thực hiện pháp luật về thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế. Việc áp dụng cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan quản lý thuế không phải thực hiện việc tính thuế hay đi thu thuế mà sẽ giúp cơ quan thuế có thêm thời gian để tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện những sai sót, gian lận trong quá trình nộp thuế.
Tuy nhiên mỗi cơ chế quản lý sẽ có những bất cập nhất định, trước đây đối với cơ chế quản lý thuế chuyên quản thì thường gặp vướng mắc về mặt hành chính, còn với cơ chế quản lý tự khai, tự tính, tự nộp thuế thì dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân việc chuyển đổi theo cơ chế này đã tăng các quyền đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, chủ động trong việc khai, tính, nộp thuế, tăng cơ hội bảo vệ lợi ích cho chính mình.
Đồng thời, giúp người nộp thuế thấy được sự khách quan trong việc khai, tính thuế, không đổ lỗi cho cơ quan thuế hay nhà nước tính sai thu sai. Việc chuyển sang cơ chế này phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính của nhà nước theo hướng dân chủ, tôn trọng và phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người dân nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể tự ý thức được về việc này. Cơ chế này cũng sẽ tạo ra được nhiều kẽ hở cho các đối tượng không trung thực có thể trục lợi như : trốn thuế. gian lận thuế,…
Đối cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế giúp tạo điều kiện để sắp xếp lại bộ máy quản lý chuyên sâu theo chức năng, chuyên môn hóa tới từng cán bộ thuế, giúp hiện đại công tác quản lý thuế ,việc chuyển đổi theo cơ chế này đã tăng các quyền đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, chủ động trong việc khai, tính, nộp thuế, tăng cơ hội bảo vệ lợi ích cho chính mình. Đồng thời, giúp người nộp thuế thấy được sự khách quan trong việc khai, tính thuế, không đổ lỗi cho cơ quan thuế hay nhà nước tính sai thu sai. Việc chuyển sang cơ chế này phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính của nhà nước theo hướng dân chủ, tôn trọng và phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người dân.
Công tác quản lý thuế được hiện đại hóa về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
Ngoài ra nhà nước tiếp tục bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua các hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác để có thể từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt cho người nộp thuế.
Hiện nay hầu hết các quốc gia phát triển đều thực hiện theo cơ chế quản lý thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế này. Theo hướng hiện đại hóa ngày này thì việc nước ta thực hiện quản lý thuế theo cơ chế này là điều tất yếu, cần thiết, khách quan, phù hợp với xu thế thời đại, cơ chế thị trường toàn cầu, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691