Hệ thống pháp luật

Quyền chăm sóc, thăm nom con khi vợ chồng ly hôn

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35280

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi đã ly hôn được 1 năm rồi. Vợ chồng tôi đã có 2 con, một trai 5tuổi, một gái 3tuổi. Khi ra tòa vì tôi không muốn tranh dành quyền nuôi con vì không muốn 2 con xa nhau nên tôi nhường lại quyền nuôi con cho vợ. Vì tôi ở gia lai còn vợ tôi ở lâm đồng nên tôi thường gọi điện gặp 2 con thông qua vợ tôi và tôi cũng thường xuyên qua thăm 2 con. Nhưng thời gian gần đây tôi có gọi điện và nhắn tin cho vợ tôi xin được nói chuyện với con nhưng vợ tôi nhắn tin lại từ chối. Vì vậy tôi phải qua thăm 2 con và biết rằng vợ tôi thường xuyên vắng nhà vì đi học ở sài gòn giao lại 2 con cho ông bà ngoại. Khi tôi qua thăm con muốn dẫn con đi chơi, ăn uống, mua sắm thì bị gia đình cấm không cho và chỉ được chơi với con trước sân. Vì lo lắng về học hành của con nên tôi có tìm gặp cô giáo của con trai tôi và xin số điện của cô để tiện việc hỏi thăm việc học ở lớp của con. Nhưng vợ tôi lại tìm gặp cô giáo cấm không cho tôi gọi điện hỏi thăm nửa. Từ khi vợ chồng tôi ly thân và ly hôn đến nay đã hơn 3năm nhưng vợ tôi không cho 2 con tôi về thăm ông bà nội trong khi con trai tôi là cháu đức tôn và có những câu nói xúc phạm đến gia đình tôi. Từ khi ly hôn tôi hoàn toàn thực hiện đúng như những gì tòa tuyên. Giờ tôi xin hỏi các luật sư là: tôi muốn tòa thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn vì vợ tôi không có trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và hiện tại vợ tôi đang sống phụ thuộc bố mẹ không đủ khả năng nuôi 2 con.Vậy xin các luật sư tư vấn và chỉ dẫn tôi phải lam những gì?thủ tục khiếu kiện như thế nào để tòa có thể giải quyết. Tôi rất mong sự quan tâm giúp đỡ của các luật sư. Tôi xin cám ơn và đợi các luật sư trả lời.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Căn cứ theo quy định này, anh có thể trao đổi việc thay đổi nuôi, giữ con với vợ cũ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, tòa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con (giao con cho anh) theo quy định của pháp luật.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn