Hệ thống pháp luật

Quyền kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện giao thông

Ngày gửi: 30/03/2019 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL30404

Câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn giúp. 1.Những cá nhân, tổ chức nào của Công An được quyền kiểm tra kiểm soát người và phương tiện giao thông? 2.Điều kiện cơ sở pháp lý cần và đủ để có thể kiểm tra kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông ? Rất mong nhận được tư vấn từ luật sư Xin chân thành cảm ơn !?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

* Cơ sở pháp luật:

Luật giao thông đường bộ 2008;

Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.

Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

* Nội dung:

Thứ nhất, theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ như sau:

– Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

– Bộ trường Bộ công an quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.

– Chính phủ quy định việc huy động lực lương cảnh sát khác và công an xã phường phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Theo Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định huy động các lực lượng cảnh sát khác và Công an xã phối hợp tuần tra, kiểm soát như sau:

“Trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết và Thông tư số 47/2010/TT-BCA  ngày 02/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.”

Theo Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định lực lượng huy động như sau:

– Công an xã, công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là công an xã).

Theo Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định quyền hạn của cảnh sát giao thông như sau:

– Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

– Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.…

– Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

– Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và Công an xã như sau: thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;…

Quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình

Như vậy, bên cạnh Cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát người tham gia giao thông thì trong một số trường hợp cần thiết huy động phối hợp với lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ hai, theo Thông tư 01/2016/TT-BCA quy đinh về hình thức, các trường hợp được quyền kiểm soát như sau:

* Hình thức kiểm soát:

Theo Điều 8 quy định hình thức kiểm soát công khai:

Về phương thức: kiểm soát cơ động, kiểm soát tại trạm Cảnh sát giao thông; kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông;…

Kiểm soát phải có kế hoạch được Trưởng phòng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện tuần tra, kiểm soát.

Mẫu biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải thực hiện các quy định sau đây: Sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an; Sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công; Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và Thông tư 01/2016/TT-BCA.

* Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về các trường hợp được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

 Từ đó có thể thấy, Cảnh sát giao thông không thể tùy tiện dừng phương tiện để kiểm soát người và kiểm soát phương tiện mà chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát người và kiểm soát phương tiện khi tham gia giao thông trong những trường hợp nêu trên. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn