Quyền lợi của người lao động khi giải quyết tranh chấp lao động
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Quy định của Bộ luật lao động 2012 về vấn đề thử việc như sau:
Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
…
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Về mặt hình thức của hợp đồng thử việc, việc vợ bạn và công ty giao kết hợp đồng miệng là hợp pháp vì pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng thử việc phải lập thành văn bản.
Về mặt nội dung, thỏa thuận về thời gian thử việc là trái so với quy định hiện hành của Bộ luật lao động: thời gian thử việc tối đa đối với việc làm bộ phận quản lý là 60 ngày, thời gian thử việc tối đa đối với việc làm công nhân là 30 ngày (do bạn không cung cấp thông tin về trình độ công ty yêu cầu đối với mỗi công việc nên chúng tôi xử lý tình huống dựa trên giả thiết: bộ phận quản lý yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên, bộ phận công nhân yêu cầu trình độ trung cấp nghề; trong trường hợp công ty yêu cầu trình độ thấp hơn đối với mỗi công việc thì thời gian thử việc của vợ bạn sẽ ngắn hơn)
Về vấn đề bảo hiểm, pháp luật quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
…
Luật bảo hiểm y tế quy định:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; …
Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động phải làm thế nào?Vợ bạn đang thử việc cho công ty, chưa ký hợp đồng chính thức, do đó việc công ty chưa đóng BHXH, BHYT cho vợ bạn là không sai so với quy định của pháp luật.
Về việc giao kết hợp đồng chính thức sau khi thử việc, Bộ luật lao động quy định:
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trong trường hợp của vợ bạn, nội dung hợp đồng thử việc được hiểu là thử việc làm quản lý bộ phận chất lượng, không phải thử việc làm công nhân (thời gian thử việc làm công nhân chỉ là thời gian để công ty đánh giá thêm về năng lực của vợ bạn). Như vậy, sau thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu làm quản lý, công ty buộc phải ký hợp đồng nhận vợ bạn làm quản lý (không được giao kết hợp đồng công nhân thay vào đó), còn nếu trong trường hợp vợ bạn không đạt yêu cầu, công ty có quyền không giao kết hợp đồng.
Có nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của vợ bạn trong trường hợp này, tuy nhiên vợ bạn chưa thể ngay lập tức khởi kiện công ty.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao độngĐầu tiên vợ bạn có thể trực tiếp thương lượng với công ty vì đây là một hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật ưu tiên hàng đầu: Điều 194. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật lao động quy định:
1.Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
Trong trường hợp giưa vợ bạn và công ty không thể thương lượng thì Bộ luật lao động quy định như sau:
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết,…
Thông tư 08/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động có quy định như sau:
Điều 7. Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và cử hòa giải viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp lao động
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề…
Thời gian công ty trả sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việcNhư vậy, nếu thương lượng không thành, vợ bạn có thể gửi yêu cầu hòa giải tranh chấp lên Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội của huyện. Vợ bạn chỉ có quyền kiện lên tòa án khi: "Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết" theo khoản 4 điều 201 Bộ luật lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691