Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
Ngày gửi: 08/07/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Trong khi giao kết hợp đồng lao động hoặc thậm chỉ không giao kết hợp đồng, người lao động thực hiện công việc cần tuân thủ nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
An toàn, vệ sinh lao động luôn là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Không chỉ người lao động, người sử dụng lao động mà hầu hết mọi chủ thể trong quan hệ xã hội để đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ việc liên quan đến tai nạn la động, vệ sinh an toàn lao động. Qua đó ta mới có thể thấy, việc chú trọng tới an toàn, vệ sinh lao động vẫn còn lơ là, không được quan tâm. Đặc biệt là đối với người lao động, đôi khi họ chưa biết và chưa hiểu rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, đặc biệt là trong vấn đề về vệ sinh lao động. Vậy, bài viết Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc nói chung cũng như người lao động nói riêng hiểu rõ vấn đề về vệ sinh an toàn lao động.
Thứ nhất, an toàn, vệ sinh lao động là gì?
An toàn, vệ sinh lao động được hiểu là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động và giữu vệ sinh môi trường chung.Vệ sinh, an tòa lao động bao gồm các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, môi trường làm việc góp phần bảo vệ môi trường lao động, môi trường làm việc của người lao động.
Vệ sinh, an toàn lao động là một nội dung quan trọng trong pháp luật về lao động của nhiều quốc gia. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có nhiều công ước, khuyến nghị về vấn đề, tiêu biểu là các Công ước 148 năm 1977, Công ước 155 năm 1981 và Công ước 170 năm 1990
Ở Việt Nam về vấn đề vệ sinh lao động được đề cập đến trong các văn bản pháp luật từ năm 1975. Theo pháp luật lao động hiện hành, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng lao động, phải thực hiện các biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh sau khi làm việc cho người lao động. Thực hiện các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, nghĩa vụ của người lao động về vệ sinh an toàn lao động
Trong khi giao kết hợp đồng lao động hoặc thậm chỉ không giao kết hợp đồng, người lao động thực hiện công việc cần tuân thủ nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định.
Đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động làm việc ở nhiều nơi
6. Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động.
7. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động; riêng việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, ta có thể thấy, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động cần phải tuân thủ và thực hiện theo các quy định về lao động ví dụ như người lao động phải chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; người lao động sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng, không chỉ bên người sử dụng lao động cần tuân thủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động mà cả người lao động cũng cần tuân thủ những yêu cầu đó để cả hai bên cùng thực hiện nhằm đạt được mục đích đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc.
Thứ ba, quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc về an toàn lao động
Tại Điều 138 Bộ luật lao động năm 2012 số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012 có quy định về quyền lợi của người lao động được người sử dụng đáp ứng như sau:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Như vậy, ta có thể thấy bên cạnh nghĩa vụ thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động cũng phải đáp ứng các nội quy trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Những vấn đề cơ bản là quyền lợi của người lao động như: được bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường….
Trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý hữu ích về an toàn vệ sinh lao động mà Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam cung cấp tới cho bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về luật lao động nói chung cũng như về an toàn vệ sinh lao động nói riêng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691