ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 01/2004/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 06 tháng 01 năm 2004 |
V/V: BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường các biện pháp cấp bách để Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT-BNN-BCA-BQP ngày 13/12/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng;
- Xét theo đề nghị của Chi cục Kiểm lâm Bình thuận tại công văn số 1365/CCKL-PQL ngày 31/12/2003.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND tỉnh Bình Thuận trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường , thị trấn, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN |
TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG
( Ban hành kèm quyết định số /2004/ QĐ-UBBT ngày tháng 01 năm 2004 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chỉ thị 21/2002/CT-TTg ngày 12.12.2002 của Thủ Tướng Chính phủ về việc “Tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng”; Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16.5.2003 của Thủ Tướng Chính phủ về việc “ Tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và Phát triển rừng”; Thông tư liên tịch số 144/2002/TTLT/BNN-BCA-BQP, ngày 13.12.2002 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công an, Bộ quốc phòng “ Hướng dẫn việc phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng.
Nay UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác bảo vệ rừng với những nội dung như sau :
Điều 1 . Quy chế này quy định những nội dung, nguyên tắc, biện pháp và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa Chi cục kiểm lâm, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc chỉ đạo lực lượng trực thuộc đơn vị mình tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng ở cơ sở.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Phòng cháy chữa cháy rừng ( PCCCR).
Truy quét chống phá rừng ( CPR).
Đấu tranh xử lý vi phạm liên quan đến bảo vệ rừng.
1- Phải được cụ thể bằng phương án, kế hoạch từng năm, từng giai đoạn làm cơ sở phối hợp thực hiện những nhiệm vụ mang tính cấp bách, và thường xuyên theo quy định của nhà nước và theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
2- Kế họach phương án phối hợp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch hăng năm của từng sở, ngành. Trường hợp phát sinh ngoài các nội dung đã quy định thì phải có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP
1-Xây dựng, kiện toàn lực lượng Kiểm lâm để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên toàn tỉnh. Bố trí kiểm lâm viên về địa bàn thực hiện tốt 7 nhiệm vụ nhằm giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng quy ước quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư thôn , bản. Chỉ đạo tổ chức quán triệt Quyết định 62/2003/QĐ-UBBTcủa UBND tỉnh quy định tạm thời về việc áp dụng một số hình thức biện pháp xử lý hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong cán bộ công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc để thống nhất thực hiện.
2-Xây dựng kế hoạch và biên soạn nội dung tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng cung cấp cho nhân dân, các sở ngành liên quan, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương để tích cực tham gia bảo vệ rừng.
3-Phối hợp với Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trung tâm khí tượng thủy văn, Đài phát thanh truyền hình tỉnh để tuyên truyền, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng vào mùa khô hàng năm
4-Chủ trì, phối hợp cùng Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tham mưu UBND tỉnh xây dựng phương án chống phá rừng, phương án truy quét các tụ điểm chặt phá rừng phương án PCCCR của tỉnh hằng năm. Tổ chức lực lượng tuần tra nhằm phát hiện kịp thời các điểm nóng chặt phá rừng, khai thác, vận chuyển buôn bán trái phép lâm sản, săn bắt, kinh doanh trái phép động vật hoang dã. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức truy quét các điểm nóng phá rừng vùng giáp ranh với các tỉnh ngoài, vùng giáp ranh giữa các huyện. Ngăn chặn bắt giử các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép trên các tuyến đường giao thông và cả trên các tuyến đường sông ngoài lâm phần các chủ rừng. Đồng thời chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm làm tốt các nhiệm vụ này ở địa bàn huyện và xã.
5-Phối hợp với Công an để trinh sát, theo dỏi quy luật hoạt động của các đối tượng cầm đầu, chỉ huy, tổ chức của các băng nhóm phá rừng, mua bán kinh doanh lâm sản trái phép, cung cấp danh sách đối tượng, quy luật hoạt động để cơ quan Công an triển khai truy bắt, xoá bỏ các băng nhóm, tụ điểm chuyên khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
6-Quá trình tổ chức kiểm tra, truy quét, giám sát việc thực thi trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, nếu phát hiện chủ rừng để rừng bị phá, bị cháy mà không tổ chức ngăn chặn, không tích cực cử lực lượng phối hợp truy quét, không bố trí lực lượng thường trực PCCCR trong các tháng cao điểm mùa khô đã được cấp thẩm quyền cảnh báo, hoặc phát hiện lực lượng bảo vệ rừng có dấu hiệu tiêu cực thì ngoài việc xử lý theo thẩm quyền còn thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để kiểm điểm xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan. Nếu việc tái phạm nhiều lần ( từ 3 lần trở lên) thì ngoài việc thông báo cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn báo cáo cho UBND tỉnh để xem xét xử lý.
7-Tiếp nhận hồ sơ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng do cơ quan Công an, Quân đội, Quản lý thị trường chuyển sang để tổ chức phối hợp điều tra, xác minh, xử lý theo quy định. Đồng thời báo cáo kết quả xử lý cho cơ quan chuyển hồ sơ biết. Ngược lại những vụ việc do Kiểm lâm phát hiện nhưng không thuộc thẩm quyền điều tra xử lý của cơ quan kiểm lâm thì chuyển giao toàn bộ vật chứng, hồ sơ tài liệu liên quan và đối tượng vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Tham gia phối hợp điều tra xác minh khi có yêu cầu.
8-Triển khai các công trình phòng chống cháy rừng hằng năm (đốt chần làm băng trắng, băng xanh cản lửa ) cho các chủ rừng, và thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để phối hợp đôn đốc, giám sát thực hiện. Phối hợp với Cảnh sát PCCC, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động xây dựng và triển khai phương án phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng và xã.
Điều 5 . Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :
1-Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên toàn tỉnh. Củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng ở các đơn vị chủ rừng trực thuộc đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để thực hiện được chức năng bảo vệ rừng tận gốc. Chỉ đạo tổ chức quán triệt quyết định 62/2003/QĐ-UBBT của UBND tỉnh quy định tạm thời về việc áp dụng một số hình thức biện pháp xử lý hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quan lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong cán bộ công chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc để thống nhất thực hiện.
2-Chỉ đạo các chủ rừng :
2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao quản lý, rà soát lại việc bố trí các Trạm Bảo vệ rừng, các phân trường cho cụ thể sát hợp với thực tế.
2.2 Xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Kiểm lâm sở tại cùng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, chống phá rừng theo hướng : Rừng bị chặt phá trái phép, để vận chuyển lâm sản trong lâm phận thì chủ rừng chịu trách nhiệm; Để lâm sản tàng trữ trái phép trong khu dân cư, để tồn tại những tụ điểm mua bán,vận chuyển lâm sản trái phép, bọn phá rừng họat động trên địa bàn xã ngoài lâm phần chủ rừng thì Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm; Để lâm sản vận chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ ( ngoài lâm phần chủ rừng) mà không ngăn chặn thì Kiểm lâm chịu trách nhiệm, liên đới chịu trách nhiệm cùng với Chủ tịch UBND xã về nội dung trên.
2.3 Phối hợp với chính quyền xã và các thôn, bản tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng dân cư sinh sống ven rừng, trong rừng làm cam kết thực hiện các quy định về quản lý bảo vệ rừng , phòng cháy chữa cháy rừng. Bố trí các bảng, biển tuyên tuyền tại các đầu mối đường ra vào rừng thuộc lâm phần của mình.
2.4 Điều động lực lượng, phương tiện tham gia truy quét trên lâm phần của mình và vùng giáp ranh khi có yêu cầu của lực lượng chống phá rừng các cấp và cơ quan Kiểm lâm, chịu trách nhiệm bố trí lực lượng để quản lý tang vật, phương tiện vi phạm trong các đợt truy quét trên lâm phận khi chưa có điều kiện đưa về nơi tập trung quản lý. Tiếp tục duy trì lực lượng tại các điểm "nóng" sau khi đã được truy quét.
2.5 Xây dựng phương án thiết kế giao khóan quản lý bảo vệ rừng cho hộ đồng bàn dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy vể phát triển kinh tế toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số
3-Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất về hoạt động bảo vệ rừng của các chủ rừng . Kịp thời xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với các chủ rừng thiếu trách nhiệm để xảy ra phá rừng, cháy rừng.
4-Phối hợp Chi cục Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đôn đốc các chủ rừng xây dựng và triển khai phương án phòng cháy chữa cháy rừng.
5-Cân đối nguồn kinh phí hoạt động hằng năm cho các chủ rừng mua sắm, trang bị dần các công cụ, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc chữa cháy rừng.
1-Phối hợp Chi cục Kiểm lâm trong công tác tuần tra, kiểm tra kiểm soát trên lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở các tuyến, các địa bàn trọng điểm. Trực tiếp trấn áp bọn lâm tặc chống người thi hành công vụ. Kịp thời điều tra xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng do cơ quan Kiểm lâm chuyển sang.
2-Chủ động phối hợp với Chi cục Kiểm lâm triển khai lực lượng trinh sát, theo dỏi nắm danh sách các đối tượng phá rừng, các đối tượng đầu nậu, nắm quy luật hoạt động để báo cáo Ban chỉ đạo chống phá rừng tỉnh triển khai truy bắt, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, bọn đầu nậu chủ mưu tổ chức phá rừng, mua bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản, động vật hoang dã trái phép Đồng thời chỉ đạo Công an huyện, xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm, chủ rừng thực hiện nhiệm vụ này để tham mưu cho Ban chỉ đạo chống phá rừng ở địa phương triệt phá.
3-Ngoài việc cử lực lượng tham gia các chiến dịch truy quét, chống phá rừng do cơ quan có thẩm quyền điều động, kết thúc chiến dịch tiếp tục cử từ 2 đến 4 chiến sĩ Công an phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động để hỗ trợ cho Kiểm lâm làm nhiệm vụ. Sẵn sàng huy động một lực lượng phù hợp để phong toả các tụ điểm phá rừng theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
4-Chỉ đạo Công an huyện, xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Huyện đội, Xã đội thực hiện phương án chống phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở. Kết thúc chiến dịch tuỳ theo tình hình thực tế ở địa bàn có thể tiếp tục cử 1 đến 2 chiến sĩ phối hợp với Hạt Kiểm lâm để truy quét đột xuất trên địa bàn huyện, nhất là ở những xã trọng điểm.
5-Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Hướng dẫn việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên dùng cho công tác PCCCR. Chỉ huy chữa cháy rừng theo sự điều động phân công của Ban chỉ huy PCCCR tỉnh. Phối hợp Chi cục Kiểm lâm biên soạn chương trình và tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cho các chủ rừng, các tổ, đội PCCCR các xã.
Điều 7 . Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
1-Giáo dục cán bộ chiến sĩ trong quân đội, lực lượng dự bị động viên nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng sao cho mỗi chiến sĩ là một tuyên truyền viên vận động gia đình và nhân dân trong thôn xóm nơi cư trú, nơi hành quân dã ngoại không tham gia phá rừng, tàng trữ, buôn bán, săn bắt trái phép động vật hoang dã, kịp thời tố giác các đối tượng phá rừng, các đôi tượng đầu nậu cho cơ quan chức năng.
2-Xây dựng kế hoạch tham gia truy quét chống phá rừng và phòng chống cháy rừng trình Tư lệnh quân khu phê duyệt để có cơ sở cử cán bộ chiến sĩ tham gia các chiến dịch truy quét, chữa cháy rừng theo phương án, kế hoạch của tỉnh. Đồng thời phê duyệt phương án, kế hoạch tham gia chống phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do Huyện đội, Xã đội lập để có cơ sở cử cán bộ chiến sĩ tham gia truy quét chống phá rừng và chữa cháy rừng ở cấp huyện, xã.
3-Sẵn sàng huy động một lực lượng thích hợp để tham gia phong toả các điểm nóng phá rừng, tham gia chữa cháy rừng theo điều động của UBND tỉnh. Kết thúc chiến dịch tiếp tục cử từ 2 đến 4 chiến sĩ tham gia cùng Đội Kiểm lâm cơ động để hổ trợ Kiểm lâm làm nhiệm vụ.
4-Phối hợp cùng Kiểm lâm, Công an điều tra các đối tượng sử dụng vũ khi quân dụng trái phép để săn, bắt động vật hoang dã, đối tượng chống người thi hành công vụ. Xử lý các đối tượng trong lực lượng vũ trang vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tiếp tay cho mượn vũ khí quân dụng để sử dụng trái phép .
5-Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục kiểm lâm kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong quân đội được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, xử lý hoặc kiến nghị với Quân khu 7 chấn chỉnh xử lý đối với những đơn vị vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao.
Điều 8 . Quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến cơ quan khác thì phải chủ động mời cơ quan đó bàn bạc giải quyết, cơ quan được mời phải cử cán bộ có đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền đến dự, nhất thiết không đùn đẩy trách nhiệm, không để sự việc kéo dài gây ảnh hưởng đến việc giải quyết nhiệm vụ chung. Khi có vấn đề chưa thống nhất giữa các cơ quan thì báo cáo kịp thời để UBND tỉnh xử lý
KINH PHÍ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGUỜI TRỰC TIẾP THAM GIA BẢO VỆ RỪNG
2-Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khi trực tiếp tham gia bảo vệ rừng được hưởng chế độ, chính sách như khi đi huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ theo quy định tại khoản 3 Đìều 26 Pháp lệnh về Dân quân tự vệ, các khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định số 35/CP ngày 14.6.1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Dân quân tự vệ, các Điều1 và 4 Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12.9.2000 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/CP ngày 14.6.1996.
3-Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm lập kế hoạch về kinh phí hằng năm để phục vụ công tác truy quét chống phá rừng, kinh phí chi trả công chữa cháy rừng, kinh phí mua sắm trang bị dụng cụ phương tiện PCCCR, kinh phí tập huấn nghiệp vụ, diễn tập chữa cháy rừng, đầu tư các công trình đốt chần, làm băng trắng, băng xanh, truyên truyền bảo vệ rừng để trình UBND tỉnh phê duyệt hằng năm.
4-Bộ chỉ huy quân sự tỉnh dự trù kinh phí trang bị, chi trả theo chế độ cho chiến sĩ thuộc cơ quan quân đội và lực lượng dân quân tự vệ các xã để Chi cục Kiểm lâm tổng hợp vào kế hoạch kinh phí chung hằng năm.
2-Trường hợp xảy ra tình trạng phối hợp chưa đồng bộ, chưa nghiêm túc ở cấp nào thì các cơ quan liên quan phản ảnh về lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT để phối hợp xem xét chấn chỉnh. Nếu xảy ra trường hợp bất đồng ý ở cấp đầu ngành của tỉnh thì Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm kịp thời báo cáo để UBND tỉnh xem xét giải quyết.
3-Định kỳ 3 tháng ở cấp huyện, 6 tháng đối với cấp tỉnh, tổ chức họp kiểm điểm kết quả thực hiện ở cấp mình để báo cáo cấp uỷ, UBND các cấp, và báo cáo về Bộ chủ quản.
Điều 11 . Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị phản ảnh kịp thời để UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./
- 1 Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 4 Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Vũ Quang với Hạt Kiểm lâm: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê và lâm phần do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Quyết định 227/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Hòa Bình
- 4 Chỉ thị 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP về phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Công an - Bộ Quốc phòng cùng ban hành
- 6 Chỉ thị 21/2002/CT-TTg về tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 8 Nghị định 46/2000/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh Dân quân tự vệ
- 9 Nghị định 35-CP năm 1996 Hướng dẫn Pháp lệnh dân quân tự vệ
- 10 Pháp lệnh dân quân tự vệ năm 1996
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 12 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 1 Quyết định 1075/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 38/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Vũ Quang với Hạt Kiểm lâm: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê và lâm phần do Vườn Quốc gia Vũ Quang quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3 Quyết định 227/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Hòa Bình