Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2009/QĐ-UBND

Vị Thanh, ngày 06 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ ĐĂNG KÝ CON DẤU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thắng

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ ĐĂNG KÝ CON DẤU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc phối hợp thực hiện cơ chế liên thông giữa các cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính vê đăng ký kinh doanh, đăng ký thuê và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu khi thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ ĐĂNG KÝ CON DẤU

Điều 3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu

1. Đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu (gọi chung là hồ sơ đăng ký) bao gồm các giấy tờ đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an.

2. Đối với trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:

Hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA.

3. Đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế:

Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Chương V, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Bản kê khai thông tin đăng ký thuế mới.

Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trước khi Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA có hiệu lực không bắt buộc thực hiện ngay việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp. Việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp được thực hiện kết hợp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong đó mã số thuế của doanh nghiệp được sử dụng làm mã số doanh nghiệp và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP , doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định tại Quy chế này.

Khi nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tên doanh nghiệp, các giấy tờ cần có trong hồ sơ và các đề mục cần kê khai. Đối với các hồ sơ đăng ký đáp ứng được yêu cầu kiểm tra ban đầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi Giấy biên nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA) và trao cho doanh nghiệp.

Điều 5. Lệ phí giải quyết thủ tục hành chính

Khi đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, đăng ký con dấu, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp lệ phí theo quy định.

Điều 6. Trả kết quả đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu

Trong thời hạn tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho doanh nghiệp, gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuê, Giây chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh, văn phòng đại diện.

Khi đến nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký nhận vào Phiếu trả kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA và nộp lại Giấy biên nhận.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện thủ tục mua hoặc tự in hóa đơn tài chính theo quy định.

Thông báo cơ quan quản lý thuế và Mục lục ngân sách Nhà nước của người nộp thuế; danh sách mã số chi nhánh của người nộp thuế (nếu doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc có các hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ thuê).

Chương III

QUY TRÌNH PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Điều 7. Quy trình phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính

1. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Cục thuế tỉnh bản sao Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp) hoặc bản sao Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện) và bản sao Bản kê khai thông tin đăng ký thuế.

2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về doanh nghiệp; Cục thuế tỉnh gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư danh sách doanh nghiệp đã cấp mã số thuế; bản thông báo cơ quan quản lý thuế và Mục lục ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp; danh sách mã số chi nhánh của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh phát sinh nghĩa vụ thuế) để Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi vào Giấy chứng nhận.

Việc gửi và nhận thông tin giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế tỉnh có thể thực hiện thông qua bản giấy, máy fax, mạng điện tử.

Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp; Giây chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuê cho chi nhánh, văn phòng đại diện, trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đâu tư gửi Cục thuế tỉnh bản chính Bản kê khai thông tin đăng ký thuế và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuê.

3. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Phiếu đề nghị khắc dấu (có chữ ký của doanh nghiệp) và bản sao thủ tục hồ sơ khắc dấu cho cơ sở khắc dấu mà doanh nghiệp chọn để khắc dấu trong 01 (một) ngày làm việc. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuê cho chi nhánh, văn phòng đại diện, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi các bản sao này cho Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan.

4. Đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, sau khi cấp đăng ký thay đổi, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Cục thuế tỉnh bản chính Bản kê khai thông tin đăng ký thuế mới và bản sao Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện; đông thời, gửi cho cơ quan Công an bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã giải quyết cho doanh nghiệp:

- Niêm yết công khai hồ sơ (kể cả mẫu giấy đề nghị giải quyết thủ tục), trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí gồm đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu; danh sách các cơ sở khắc dấu, giá các loại con dấu... theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ;

- Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu, ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; chủ trì, phối hợp với Cục thuế tỉnh và Công an tỉnh để giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân về đăng ký thuế và đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật.

- Chuyển hồ sơ đăng ký thuế đến Cục thuế tỉnh, hồ sơ khắc dấu và đăng ký mẫu dấu đến cơ sở khắc dấu.

- Mở Sổ theo dõi giao nhận hồ sơ với Cục thuế tỉnh, cơ sở khắc dấu và Công an tỉnh.

- Thu và nộp lệ phí đúng quy định.

- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế thay cho Cục thuế tỉnh; đồng thời, thông báo cho Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh biết các doanh nghiệp giải thể hoặc sáp nhập.

2. Cục thuế tỉnh:

- Có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục và cung cấp các mẫu giấy tờ liên quan đến đăng ký thuế cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để cung cấp, phục vụ cho doanh nghiệp làm thủ tục.

- Mở Sổ theo dõi giao nhận hồ sơ với Sở Kế hoạch và Đầu tư; sau khi nhận đủ hồ sơ, Cục thuế tỉnh thực hiện cấp mã số doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì thông báo ngay cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện điều chỉnh, bổ sung.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân về đăng ký thuế theo quy định của pháp luật.

3. Công an tỉnh:

- Có trách nhiệm hướng dẫn trình tự thủ tục và cung cấp các mẫu giấy tờ liên quan đến khắc dấu và đăng ký con dấu, thu hồi con dấu, lệ phí và chi phí khắc dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ sở khắc dấu để hướng dẫn cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Sau khi nhận được hồ sơ khắc dấu, con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, Công an tỉnh kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, thu lệ phí đăng ký mẫu dấu và trả kết quả cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết kịp thời những vướng mắc, khiếu nại của các tổ chức, cá nhân về khắc dấu và đăng ký con dấu theo quy định của pháp luật.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Công an tỉnh và Cục trưởng Cục thuế tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc phối hợp thực hiện theo Quy chế này, cụ thể như sau:

1. Chỉ đạo các đơn vị có chức năng trực thuộc thực hiện tốt công tác phối hợp; có trách nhiệm phối hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, thường xuyên báo cáo lãnh đạo từng ngành theo dõi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

2. Kịp thời thông tin những thay đổi, bổ sung về hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế và khắc dấu, đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp để cùng thực hiện đúng quy định.

3. Tuyên truyền giáo dục cán bộ, công chức trong từng ngành, nhất là cán bộ, công chức được phân công trực tiếp làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khắc dấu và đăng ký con dấu cho doanh nghiệp quán triệt để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4. Định kỳ 01 (một) năm một lần lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh sơ kết đánh giá, trao đổi hoàn thiện để thực hiện tốt hơn nội dung phối hợp; nếu có những vấn đề vướng mắc mà phạm vi các ngành không thể giải quyết thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Trừ các trường hợp bức xúc cần giải quyết gấp có thể họp đột xuất.

5. Báo cáo UBND tỉnh trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm phối hợp không thực hiện đúng theo Quy chế này.

Điều 10. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các đơn vị,các tổ chức, cá nhân có liên quan đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.