- 1 Quyết định 1876/QĐ-UBND năm 2009 quy định mức phụ cấp đối với Bí thư cấp ủy xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 410/2006/QĐ-UBND về Quy định số lượng chức danh, hệ số phụ cấp sinh hoạt phí và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm của tỉnh Vĩnh Long
- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 3 Nghị quyết 115/2009/NQ-HĐND quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 1 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần (tính đến ngày 31/12/2020)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 01 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người họat động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị quyết số 115/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ 17 quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại tờ trình số 433/TTr-SNV ngày 25 tháng 12 năm 2009;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng công báo cấp tỉnh.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2269/2004/QĐ.UB ngày 05/8/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về việc ban hành Đề án thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 410/2004/QĐ.UBND ngày 06/3/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về việc quy định số lượng chức danh, hệ số phụ cấp sinh họat phí và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm và Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức phụ cấp đối với Bí thư cấp ủy xã, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ CHỨC ẤP, KHÓM THUỘC TỈNH VĨNH LONG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số:01/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cán bộ ở ấp, khóm (sau đây gọi chung là ấp) thuộc tỉnh Vĩnh Long.
1. Cán bộ chuyên trách cấp xã;
2. Công chức cấp xã;
3. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và tổ chức ấp;
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ VÀ TỔ CHỨC ẤP
Điều 3. Chức danh cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Chức danh cán bộ chuyên trách, công chức ở xã loại 1: Bố trí không quá 25 cán bộ, công chức:
a) Chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã: 12 cán bộ
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (Thường trực đảng ủy nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng): 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 03 người
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 01 người
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 01 người
b) Chức danh công chức cấp xã: 13 công chức
- Trưởng Công an: 01 người
- Chỉ huy trưởng Quân sự: 01 người
- Công chức Tài chính - kế toán: 01 người
- Công chức Văn phòng - Thống kê, Thi đua khen thưởng, Tôn giáo: 03 người
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): 03 người (Đối với xã phải có 01 công chức chuyên trách theo dõi về nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới).
- Công chức Tư pháp - hộ tịch: 02 người
- Công chức Văn hóa - xã hội: 02 người (01 công chức chuyên trách theo dõi Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 01 công chức chuyên trách theo dõi Lao động, Thương binh và Xã hội).
c) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tối đa không quá 22 người:
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng: 01 người
- Thanh tra nhân dân: 01 người
- Cán bộ Tuyên giáo: 01 người
- Cán bộ Tổ chức Đảng, Chính quyền: 01 người
- Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy): 01 người
- Phó Chỉ huy trưởng quân sự: 01 người
- Chủ tịch Hội người cao tuổi: 01 người
- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ: 01 người
- Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam: 02 người
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 01 người
- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam: 01 người
- Cán bộ thủ quỹ và văn thư lưu trữ: 01 người
- Cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em: 01 người
- Cán bộ phụ trách truyền thanh (nếu xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa thì bố trí thêm 01 cán bộ phụ trách Nhà văn hóa, bảo tồn, bảo tàng,…Nếu không có Nhà văn hóa thì 01 biên chế do cơ sở quyết định bố trí cho phù hợp).
- Cán bộ phụ trách Văn phòng Đảng ủy cấp xã: 01 người
- Chủ tịch Hội người tù kháng chiến (nếu có tổ chức Hội): 01 người
- Chủ tịch Công đoàn cấp xã: 01 người
- Chủ tịch Hội khuyến học: 01 người
2. Chức danh cán bộ chuyên trách, công chức ở xã loại 2: Bố trí không quá 23 cán bộ, công chức:
a) Chức danh cán bộ chuyên trách: 12 cán bộ
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (Thường trực đảng ủy nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng): 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 03 người
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 01 người
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 01 người
b) Chức danh công chức cấp xã: 11 công chức
- Trưởng Công an: 01 người
- Chỉ huy trưởng Quân sự: 01 người
- Công chức Tài chính - kế toán: 01 người
- Công chức Văn phòng - Thống kê, Thi đua khen thưởng, Tôn giáo: 02 người
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): 02 người (Đối với xã có 01 công chức chuyên trách theo dõi về nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới).
- Công chức Tư pháp - hộ tịch: 02 người
- Công chức Văn hóa - Xã hội: 02 người (01 công chức chuyên trách theo dõi Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 01 công chức chuyên trách theo dõi Lao động, Thương binh và Xã hội).
c) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tối đa không quá: 20 người
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng; Thanh tra nhân dân: 01 người
- Cán bộ Ban Tuyên giáo: 01 người
- Cán bộ Tổ chức Đảng, Chính quyền: 01 người
- Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy): 01 người
- Phó Chỉ huy trưởng quân sự: 01 người
- Chủ tịch Hội người cao tuổi: 01 người
- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ: 01 người
- Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam: 02 người
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 01 người
- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam: 01 người
- Cán bộ thủ quỹ và văn thư lưu trữ: 01 người
- Cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em: 01 người
- Cán bộ phụ trách truyền thanh (nếu xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa thì công chức văn hóa kiêm nhiệm).
- Cán bộ phụ trách Văn phòng Đảng ủy cấp xã: 01 người
- Chủ tịch Hội người tù kháng chiến (nếu có tổ chức Hội): 01 người
- Chủ tịch Công đoàn cấp xã: 01 người
- Chủ tịch Hội khuyến học: 01 người.
3. Chức danh cán bộ chuyên trách, công chức xã loại 3: Bố trí 21 cán bộ, công chức
a) Chức danh cán bộ chuyên trách: 11 cán bộ
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (Thường trực đảng ủy nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng): 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 02 người
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 02 người (nếu xã hiện có 02 Phó Chủ tịch thì tiếp tục thực hiện cho đến hết nhiệm kỳ, sau đó sẽ bố trí lại cho phù hợp theo quy định này).
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 01 người
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: 01 người
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 01 người
b) Chức danh công chức cấp xã: 10 công chức
- Trưởng Công an: 01 người
- Chỉ huy trưởng Quân sự: 01 người
- Công chức Tài chính - Kế toán: 01 người
- Công chức Văn phòng - Thống kê, Thi đua khen thưởng, Tôn giáo cấp xã: 01 người
- Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): 02 người (Đối với xã có 01 công chức chuyên trách theo dõi về nông nghiệp và Xây dựng nông thôn mới);
- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: 02 người
- Công chức Văn hóa - Xã hội: 02 người (01 công chức chuyên trách theo dõi Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 01 công chức chuyên trách theo dõi Lao động, Thương binh và Xã hội).
c) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tối đa không quá: 19 người
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng; Thanh tra nhân dân: 01 người
- Cán bộ Tuyên giáo: 01 người
- Cán bộ Tổ chức Đảng, Chính quyền, Văn phòng Đảng ủy: 01 người
- Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy): 01 người
- Phó Chỉ huy trưởng quân sự: 01 người
- Chủ tịch Hội người cao tuổi: 01 người
- Chủ tịch Hội chữ thập đỏ: 01 người
- Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam; 02 người
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 01 người
- Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
- Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam: 01 người
- Cán bộ thủ quỹ và văn thư lưu trữ: 01 người
- Cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em: 01 người
- Cán bộ phụ trách truyền thanh (nếu xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa thì công chức phụ trách văn hóa kiêm nhiệm): 01 người
- Chủ tịch Hội người tù kháng chiến (nếu có tổ chức Hội): 01 người
- Chủ tịch Công đoàn cấp xã: 01 người
- Chủ tịch Hội khuyến học: 01 người
Điều 4. Trợ cấp đối với các lực lượng vũ trang (Quân sự, Công an)
1. Công an viên ở các cấp xã làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày, được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung (thực hiện theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của Bộ Công an);
2. Lực lượng quân sự bố trí theo Pháp lệnh Dân quân tự vệ, nhưng mỗi xã bố trí 04/người/ngày; phường, thị trấn 07 người/ngày, luân phiên trực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, lực lượng huấn luyện tại xã, phường, thị trấn; tiền ăn 25.000đ/người/ngày.
Điều 5. Số lượng, mức phụ cấp sinh hoạt phí và khoán kinh phí hoạt động đối với tổ chức ấp
- Mỗi ấp được bố trí tối đa không quá 03 chức danh, gồm:
+ Bí thư chi bộ ấp;
+ Trưởng ấp;
+ Phó bí thư Chi bộ ấp - Trưởng Ban công tác Mặt trận Tổ quốc ấp;
- Mức phụ cấp mỗi người có hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.
- Khoán chi phí hoạt động và trợ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ ở ấp (Phó trưởng ấp, Ấp đội trưởng; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ,…) bằng 1.500.000 đồng/ ấp-khóm/tháng.
1. Cán bộ chuyên trách, công chức hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
2. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã hưởng phụ cấp hàng tháng không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung;
- Cán bộ chuyên trách cấp xã được hưởng mức phụ cấp theo loại xã quy định tại Điều 9, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ (xã loại 1: 10%; xã loại II: 5%).
Điều 8. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ; kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Những người hoạt động không chuyên trách kiêm nhiệm chức danh cán bộ không chuyên trách khác được quy định tại điểm c Điều 3 của Quy định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì ngoài tiền phụ cấp được hưởng, hàng tháng được hưởng thêm mức phụ cấp bằng 20% mức phụ cấp đang hưởng. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh kiêm nhiệm.
Điều 9. Trợ cấp bảo lưu để bằng mức phụ cấp hiện hưởng
- Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp đã tham gia công tác trước khi Quy định này có hiệu lực, sau khi xếp lại mức phụ cấp hàng tháng theo chức danh mới, nếu thấp hơn mức phụ cấp đã hưởng trước đó thì được hưởng trợ cấp bảo lưu để bằng mức hiện hưởng cho đến hết ngày 31/12/2010, sau đó xếp lại mức phụ cấp theo chức danh đảm nhiệm.
1. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
a) Nếu có trình độ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm công chức cấp xã khi có nhu cầu.
b) Được trợ cấp nghỉ việc (không bị hình thức kỷ luật) một lần cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng mức phụ cấp sinh hoạt phí và ít nhất là 02 tháng mức phụ cấp sinh hoạt phí hiện hưởng.
c) Cán bộ, công chức đã hưởng chế độ nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ theo chế độ trợ cấp một lần, nếu tiếp tục tham gia công tác ở cơ sở, khi nghỉ việc thì không được hưởng trợ cấp sinh hoạt phí như đã nêu ở điểm b Điều 11 quy định này.
d) Đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học về công tác ở cấp xã (02 người/xã). Chưa bố trí được vào các chức danh cán bộ chuyên trách, công chức ở cấp xã, thì được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung và được hưởng trợ cấp thêm bằng 250.000 đồng/người/tháng.
2. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đang đảm nhiệm; khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Điều 11. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách
- Kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp do ngân sách đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quy định này.
2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kinh phí chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và tổ chức ấp.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai, kiểm tra việc thực hiện ở các xã, phường, thị trấn trong phạm vi huyện, thành phố và tổng hợp báo cáo về Sở Nội vụ, Sở Tài chính theo quy định.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết./.
- 1 Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về sửa đổi quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm thuộc tỉnh Vĩnh Long kèm theo Quyết định 01/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 2 Quyết định 1876/QĐ-UBND năm 2009 quy định mức phụ cấp đối với Bí thư cấp ủy xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh Vĩnh Long
- 3 Quyết định 410/2006/QĐ-UBND về Quy định số lượng chức danh, hệ số phụ cấp sinh hoạt phí và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm của tỉnh Vĩnh Long
- 4 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1 Quyết định 97/2013/QĐ-UBND quy định chức danh, mức phụ cấp, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3 Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 4 Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh và mức phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn (xóm), tổ dân phố do tỉnh Nam Định ban hành
- 5 Nghị quyết 115/2009/NQ-HĐND quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 6 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã
- 8 Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 2 Quyết định 1876/QĐ-UBND năm 2009 quy định mức phụ cấp đối với Bí thư cấp ủy xã đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh Vĩnh Long
- 3 Quyết định 410/2006/QĐ-UBND về Quy định số lượng chức danh, hệ số phụ cấp sinh hoạt phí và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm của tỉnh Vĩnh Long
- 4 Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh và mức phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn (xóm), tổ dân phố do tỉnh Nam Định ban hành
- 5 Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 6 Quyết định 97/2013/QĐ-UBND quy định chức danh, mức phụ cấp, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 12/2020/QĐ-UBND quy định về số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 8 Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần (tính đến ngày 31/12/2020)