ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2020/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 238/TTr-STC ngày 25 tháng 12 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/01/2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP CUNG CẤP THÔNG TIN ĐỂ KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ ĐĂNG NHẬP DỮ LIỆU TÀI SẢN CÔNG VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ TÀI SẢN CÔNG VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN LƯU GIỮ TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ TÀI SẢN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Đắk Nông trong hoạt động cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vào các mục đích được quy định tại Khoản 5, Điều 9, Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 06/8/2018 của Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Văn phòng Tỉnh ủy, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, các doanh nghiệp Nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công và các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác được giao quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Quy chế này phải tuân theo nguyên tắc chặt chẽ, kịp thời, thống nhất, đảm bảo tính chính xác số liệu của toàn tỉnh, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện kê khai, đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Điều 3. Trách nhiệm các bên trong quan hệ phối hợp
1. Sở Tài chính chủ trì có trách nhiệm:
a) Cập nhật thông tin của tài sản phải báo cáo kê khai, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
b) Xem xét, quyết định việc phân quyền khai thác thông tin (xem, in) tài sản nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản kê khai trong Cơ sở dữ liệu.
c) Tổng hợp báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Tham mưu UBND tỉnh xử lý những cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định trong việc lập báo cáo kê khai, khai thác, sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
2. Các cơ quan chủ quản (cơ quan quản lý cấp trên, Sở, Ban, ngành chủ quản, UBND cấp huyện) có trách nhiệm:
a) Thực hiện và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện Quy chế này.
b) Kiểm tra, rà soát, chuẩn hóa dữ liệu, xác nhận thông tin về tài sản và lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ đúng thời gian quy định.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản phải báo cáo, kê khai có trách nhiệm:
a) Báo cáo, kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đối với các tài sản công thuộc diện phải kê khai đăng ký.
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện báo cáo cho cơ quan chủ quản để quản lý thống nhất đối với các tài sản công phải thực hiện báo cáo. Trình tự, hồ sơ báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 127, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ; biểu mẫu kê khai thực hiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính. Trường hợp đối với tài sản công đã thực hiện kê khai và đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ thì không phải thực hiện báo cáo kê khai lần đầu theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Cơ quan chủ quản kiểm tra, xác nhận số liệu báo cáo gửi Sở Tài chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 127, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
3. Sở Tài chính cập nhật thông tin, duyệt dữ liệu của tài sản phải báo cáo kê khai thuộc phạm vi quản lý đối với báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công khi có xác nhận của cơ quan chủ quản.
1. Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phân quyền khai thác thông tin:
a) Sở Tài chính gửi Phiếu xác nhận thông tin (dạng văn bản hoặc file dữ liệu) đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phân quyền khai thác thông tin. Thời gian thực hiện chậm nhất 15 ngày kể từ khi Sở Tài chính nhập và duyệt dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia.
b) Cơ quan chủ quản gửi 03 bộ Phiếu xác nhận thông tin đến các đơn vị trực thuộc. Thời gian thực hiện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày Sở Tài chính gửi dữ liệu.
c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản kiểm tra, ký xác nhận và gửi 02 bộ hồ sơ đã có xác nhận đến cơ quan chủ quản, 01 bộ lưu tại đơn vị. Trường hợp thông tin trong Phiếu xác nhận chưa chính xác, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng các biểu mẫu quy định tại Điều 90, Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính để điều chỉnh số liệu. Thời gian thực hiện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu xác nhận thông tin của cơ quan chủ quản.
d) Cơ quan chủ quản ký xác nhận vào Phiếu xác nhận thông tin, gửi Phiếu xác nhận thông tin tài sản (hoặc báo cáo điều chỉnh số liệu) về Sở Tài chính, 01 bộ lưu tại cơ quan chủ quản. Thời gian thực hiện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận Phiếu xác nhận thông tin có xác nhận của các đơn vị trực thuộc (hoặc báo cáo điều chỉnh số liệu).
đ) Sở Tài chính căn cứ báo cáo điều chỉnh số liệu của các đơn vị, điều chỉnh dữ liệu đã nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia. Sau khi chỉnh lý, việc xác nhận dữ liệu được thực hiện theo quy trình nêu trên.
2. Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được phân quyền khai thác thông tin:
a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được phân quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu đăng nhập vào chương trình Quản lý đăng ký tài sản công; lấy dữ liệu và gửi 03 bộ Phiếu xác nhận thông tin đối với số liệu biến động tài sản trong kỳ đến các đơn vị trực thuộc (nếu có). Thời gian thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi các báo cáo (gồm: báo cáo kê khai bổ sung; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công hàng năm; báo cáo điều chỉnh số liệu,...) về Sở Tài chính.
b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản xác nhận Phiếu xác nhận thông tin theo trình tự quy định tại Điểm c, d, đ, Khoản 1 Điều này.
1. Hàng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của năm trước đối với các tài sản quy định tại Khoản 2, Điều 125, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gửi cơ quan chủ quản trước ngày 31 tháng 01.
Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 131, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Cơ quan chủ quản lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tài chính trước ngày 28 tháng 02 hàng năm.
Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 131, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
3. Sở Tài chính tổng hợp và dự thảo báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Nội dung báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 131, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
1. Đối với việc lập dự toán mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa khai thác, xử lý tài sản công trong trường hợp không thuộc trường hợp phải lập thành dự án đầu tư thực hiện như sau:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xây dựng dự toán mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý tài sản công phải căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, lập hồ sơ gửi các Sở, Ban, ngành chủ quản (nếu có) để xem xét, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Sở Tài chính (trong trường hợp việc mua sắm do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định), phòng Tài chính - Kế hoạch (trong trường hợp việc mua sắm do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định) có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết mua sắm, sự phù hợp của đề nghị mua sắm với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định.
2. Trường hợp cần thiết, các cơ quan thẩm định kiểm tra thực tế tài sản tại đơn vị. Nếu số liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công không phản ánh đúng thực tế hiện trạng kiểm tra thì đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công phải báo cáo điều chỉnh số liệu gửi các Sở, Ban, ngành chủ quản hoặc UBND cấp huyện, Sở Tài chính để thực hiện điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
1. Đối với tài sản đưa vào sử dụng do hoàn thành đầu tư xây dựng, mua sắm, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm đăng ký, kê khai tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để theo dõi. Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm báo cáo đầy đủ các chỉ tiêu quản lý về tài sản công gửi các Sở, Ban, ngành chủ quản (nếu có) hoặc UBND cấp huyện, Sở Tài chính để thực hiện đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
2. Các đơn vị chủ đầu tư bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến tài sản công đã thực hiện đầu tư, mua sắm cho đơn vị thụ hưởng tiếp tục theo dõi, quản lý và sử dụng theo quy định sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
1. Khi có tài sản công đề nghị xử lý (thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại), cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý gửi các Sở, Ban, ngành chủ quản (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 02/8/2018 của HĐND tỉnh Đắk Nông Ban hành Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xem xét, quyết định.
2. Hồ sơ đề nghị xử lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Đối với quyết định xử lý tài sản công thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Sở Tài chính, cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị xử lý qua Sở Tài chính.
4. Đối với quyết định xử lý tài sản công thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi hồ sơ đề nghị xử lý qua phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
1. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ về tài sản in trực tiếp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Điều 11. Phối hợp trong việc sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công ở cấp nào được phép sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của cấp đó; sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 129 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Giao Sở Tài chính tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kê khai tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Đắk Nông.
2. Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có trách nhiệm triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tài chính tổng hợp) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2 Nghị quyết 41/2019/NQ-HĐND sửa đổi Điều 4 Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND
- 3 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 4 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng thông tin lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5 Quyết định 1161/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vào các mục đích theo quy định do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 6 Thông tư 67/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị quyết 07/2018/NQ-HĐND quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Đắk Nông
- 8 Thông tư 144/2017/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 1 Quyết định 1161/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vào các mục đích theo quy định do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng thông tin lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3 Quyết định 17/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 4 Nghị quyết 41/2019/NQ-HĐND sửa đổi Điều 4 Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐND
- 5 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 6 Quyết định 13/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Cà Mau
- 7 Quyết định 11/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp cung cấp thông tin để kiểm tra, đối chiếu kết quả đăng nhập dữ liệu tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công và sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng