ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2020/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 10 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
Căn cứ Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 09/TTr-SDL ngày 03/12/2019, Công văn số 07/SDL-QHKHPTDL ngày 03/01/2019 và của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 77/BCTĐ-STP ngày 27/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 22 tháng 01 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ngành: Du lịch; Giao thông vận tải; Xây dựng, Tư pháp; Công an thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 10/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Quy chế này quy định về việc quản lý hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn, bao gồm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và các hoạt động khác có ảnh hưởng đến môi trường du lịch của vùng bán đảo Đồ Sơn.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về vận chuyển, lữ hành, lưu trú, ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2. Bán hàng rong là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ không có địa điểm cố định và được thực hiện trên dụng cụ, phương tiện bán hàng di động.
3. Đeo bám, chèo kéo khách du lịch là hoạt động quấy rối khách du lịch thông qua việc giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn và gây phiền nhiễu cho khách du lịch.
1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, Quy chế này và các quy định khác có liên quan; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu chức năng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đăng ký mẫu vé hoặc chứng từ thu dịch vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nộp các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định.
3. Thông tin công khai, minh bạch số lượng, chất lượng dịch vụ; niêm yết giá (hoặc khung giá) dịch vụ (bằng đồng Việt Nam) tại các cơ sở kinh doanh và trên trang bán hàng dịch vụ trực tuyến (online) (nếu có). Trong đó, việc niêm yết giá tại các cơ sở kinh doanh cụ thể như sau:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải niêm yết giá phòng, giá dịch vụ khác tại điểm dễ thấy ở khu vực lễ tân và trong các buồng, phòng.
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành phải niêm yết giá chương trình và dịch vụ du lịch tại nơi đón tiếp khách.
c) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện niêm yết giá tại quầy giao dịch và phải có thực đơn ghi rõ giá cả theo thực đơn.
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch phải niêm yết giá tại quầy giao dịch và trên các phương tiện vận chuyển khách.
đ) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm tham quan du lịch phải niêm yết giá vé tham quan tại cổng nơi bán vé.
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác phải niêm yết giá sản phẩm, dịch vụ tại nơi dễ quan sát.
4. Có hòm thư góp ý, đặt ở vị trí dễ quan sát, đảm bảo thẩm mỹ, chất liệu thân thiện với môi trường. Các công cụ góp ý khác như: hòm thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng của Sở Du lịch, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn, Công an quận Đồ Sơn và lãnh đạo đơn vị quản lý được công bố công khai, rõ ràng trên Bảng nội quy, Bảng niêm yết giá và những nơi dễ nhận biết. Niêm yết công khai và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.
6. Có đầy đủ trang thiết bị, phương án đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan chức năng về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch để có biện pháp giải quyết kịp thời và huy động lực lượng cứu hộ tham gia.
7. Chấp hành đầy đủ các quy định về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, cụ thể:
a) Thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quy định; quản lý hộ tịch, hộ khẩu và hộ chiếu, visa (đối với khách du lịch quốc tế).
b) Tham gia phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội; các hành vi tàng trữ, buôn bán và vận chuyển trái phép hàng hóa, chất cấm.
c) Phản ánh kịp thời với chính quyền địa phương về các hành vi gây tổn hại đến an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch trên địa bàn.
8. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quy định chung về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn
1. Mọi hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn không vi phạm các điều cấm tại Luật Di sản văn hóa; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đa dạng sinh học; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Du lịch; Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
2. Việc khai thác các nguồn nước biển ven bờ cho mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước.
3. Các hoạt động kinh doanh du lịch không được xâm hại đến cảnh quan, khu vực đồi rừng, bãi triều, hệ thống cây xanh, diện tích cảnh quan công cộng tại các khu, điểm du lịch.
4. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn chịu trách nhiệm cam kết và tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường; có phương án thu gom, xử lý rác thải, thoát nước thải. Cùng với người dân địa phương có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch
1. Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 Luật Du lịch.
2. Các hành vi gây xói lở đất, cát bờ biển, trên các sườn đồi, núi, phá hoại cảnh quan thiên nhiên tại các khu, điểm du lịch.
3. Các hành vi xả chất thải, nước thải, xác động vật, dầu, nhớt xuống sông, biển, trên bờ biển và những khu vực đang hoạt động kinh doanh du lịch.
4. Sử dụng vỉa hè, lòng đường, bờ biển, bãi biển và các khu vực công cộng khác để tổ chức bán hàng và cung ứng dịch vụ khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Thả rông gia súc, gia cầm tại các khu, điểm du lịch và những nơi tập trung đông khách du lịch.
6. Bán hàng rong, bán hàng không đúng nơi quy định; ăn xin; các hành vi gây mất an ninh, trật tự và các tệ nạn xã hội tại các khu vực công cộng, vỉa hè, lòng đường, bãi biển, điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử văn hóa, tâm linh.
7. Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch ngoài trời khi có giông, bão, thời tiết bất thường hoặc tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch trong các điều kiện mà các cơ quan có thẩm quyền không cho phép.
8. Sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch (trừ các hoạt động được quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc).
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Điều 7. Quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên
1. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên được quy định tại Điều 17 Luật Du lịch; các Luật: Đất đai, Xây dựng, Tài nguyên nước, Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Quốc phòng, Bảo vệ môi trường, Bảo vệ và Phát triển rừng, Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trồng bổ sung cây xanh, thảm hoa, cây dây leo theo phương án quy hoạch được duyệt hoặc phát động của các cơ quan chức năng tại khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn.
Điều 8. Quy định về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa
1. Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khảo cổ phải được bố trí thích hợp, không làm ảnh hưởng tới yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan môi trường di tích, an ninh trật tự và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gắn với di tích. Việc tổ chức khai thác các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ kinh doanh du lịch phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đơn vị quản lý khu, điểm du lịch; các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn; cộng đồng dân cư và khách du lịch có trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình công cộng; giữ gìn phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; thực hiện nếp sống văn minh trong giao tiếp, ứng xử, góp phần xây dựng môi trường du lịch Đồ Sơn văn minh, an toàn, thân thiện.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ MUA SẮM
Điều 9. Quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có phương án, trang thiết bị an toàn phòng cháy, chữa cháy phù hợp, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng theo quy định.
2. Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3. Có hệ thống cấp nước sạch phục vụ việc chế biến, kinh doanh và hệ thống thoát, xử lý nước thải hợp vệ sinh. Thùng rác, sọt rác phải có nắp đậy kín; rác phải được thu dọn, di chuyển trong ngày.
4. Địa điểm kinh doanh đảm bảo mỹ quan, thuận tiện, cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm ít nhất 100 mét.
5. Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm sử dụng phải rõ nguồn gốc, xuất xứ và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh; thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm; có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh; dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến. Phòng ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
7. Sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh dịch vụ phải trả lại hiện trạng cảnh quan, môi trường như ban đầu.
8. Thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan và tại các Điều 4, 5, 7, 8 Quy chế này.
9. Khuyến khích đầu bếp và nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy và nghiệp vụ du lịch. Có sức khỏe phù hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Bộ Y tế; trước khi tuyển dụng phải được kiểm tra sức khỏe, sau khi làm việc định kỳ khám sức khỏe 06 tháng/lần và làm các xét nghiệm để phát hiện các bệnh truyền nhiễm. Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm phải tạm thời nghỉ việc để điều trị hoặc chuyển làm việc khác.
10. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và thực hiện các quy định tại Điều 56, 57 Luật Du lịch; Điều 9 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 10. Quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mua sắm
1. Thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan và tại các Điều 4, 5, 7, 8 Quy chế này.
2. Sản phẩm kinh doanh mua sắm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hàng hóa rõ ràng; không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng hết giá trị sử dụng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh theo quy định. Khuyến khích sản xuất, bán sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hải Phòng và Đồ Sơn.
3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh mua bán đồ hải sản thực hiện quy định tại các Khoản 1, 3, 4 Điều 9 Quy chế này.
4. Người bán hàng tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm phải thực hiện văn minh thương mại và tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại hiện hành. Khuyến khích người bán hành trang bị bổ sung kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với hàng hóa là đồ hải sản); nghiệp vụ thương mại du lịch; phòng cháy chữa cháy.
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ mua sắm đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và thực hiện các quy định tại Điều 56, 57 Luật Du lịch; Điều 8 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Điều 11. Những hành vi không được thực hiện trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và mua sắm
1. Kinh doanh sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định; hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng; không có nguồn gốc xuất xứ; sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.
2. Mua, bán sản phẩm có nguồn gốc từ các loài động, thực vật thuộc danh mục cấm khai thác, kinh doanh.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này.
Mục 3. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, SỬ DỤNG DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN KHÁC
1. Niêm yết nội quy quy định rõ về độ tuổi và những người không được phép tham gia hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản, tính mạng và mua bảo hiểm cho khách du lịch khi tham gia các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí.
2. Có tủ thuốc, túi thuốc, dụng cụ y tế và thuốc thông thường theo danh mục của Sở Y tế quy định để chữa trị, sơ cứu khi có tai nạn xảy ra; có bảng khuyến cáo về an toàn, sức khỏe đối với khách du lịch và đặt ở nơi dễ nhìn thấy.
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và vật chất cho người sử dụng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh.
4. Thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan và tại các Điều 4, 5, 7, 8 Quy chế này.
5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ liên quan khác đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và thực hiện quy định tại Điều 56, 57 Luật Du lịch; Điều 11, 12 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
6. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí dưới nước phải thực hiện:
a) Thực hiện quy định tại các Điều 6, 7 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
b) Có thiết bị thông tin liên lạc phù hợp, radio theo dõi thời tiết; trang thiết bị an toàn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, để ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng.
c) Người điều khiển phương tiện, trang thiết bị phải biết bơi; có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại phương tiện và trang thiết bị; giấy chứng nhận nghiệp vụ du lịch do cơ quan có thẩm quyền cấp; được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
1. Có trách nhiệm giám sát chặt chẽ các chương trình, hoạt động du lịch; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và các doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Bố trí bảng nội quy, bảng niêm yết với các thông tin: đối tượng khách được phép hoặc không được phép tham gia hoạt động; mô tả sơ lược về hoạt động và cách thức tham gia hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe; hướng dẫn về công tác đảm bảo an toàn cho khách du lịch; các yêu cầu về hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan, biển cảnh báo, chỉ dẫn rõ ràng tại các khu vực khách du lịch dễ nhận biết.
3. Có sổ theo dõi khách du lịch tham gia hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, gồm các nội dung: Họ và tên, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu (đối với khách quốc tế), tình trạng sức khỏe, địa chỉ và số điện thoại.
4. Bố trí các tổ cấp cứu, các trang thiết bị cần thiết cho công tác cứu hộ, cứu nạn, bố trí nhân viên tập huấn về kỹ năng cứu hộ, cứu nạn.
5. Bố trí hướng dẫn viên thông thuộc địa hình, có kinh nghiệm trong hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe.
6. Thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan và tại các Điều 4, 5, 7, 8 Quy chế này.
1. Đối với khách du lịch sử dụng sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe:
a) Khách có tiền sử mắc bệnh tim, huyết áp hoặc các bệnh liên quan khác, không đủ sức khỏe hoặc đã uống rượu, bia hoặc các chất kích thích không được tham gia hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
b) Được thông tin về lịch trình, các kỹ năng cần thiết khi gặp nguy hiểm và các kinh nghiệm, thông tin liên lạc trong các tình huống khẩn cấp.
c) Khi tham gia hoạt động du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe phải ký cam kết đảm bảo sức khỏe và tự chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn, sự cố liên quan tới việc cung cấp không đúng thông tin về sức khỏe và các điều kiện tham gia hoạt động.
2. Đối với khách du lịch sử dụng dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác:
a) Trong quá trình sử dụng các dịch vụ, khách du lịch cần tuân thủ các quy định và thực hiện đúng yêu cầu của người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ với từng môn thể thao, từng loại hình vui chơi giải trí và dịch vụ liên quan khác.
b) Chịu trách nhiệm về những hậu quả từ việc không tuân thủ nội quy, hướng dẫn của người hướng dẫn, nhân viên phục vụ, nhân viên cứu hộ.
1. Tạo ra trò chơi mang tính chất cờ bạc, có giải thưởng bằng tiền.
2. Bố trí các trò chơi giải trí cách dưới 200m đối với các địa điểm như: Trường học, cơ quan hành chính Nhà nước, bệnh viện, chốn tôn nghiêm.
3. Tổ chức các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời khi có giông bão, thời tiết bất thường; dịch vụ vui chơi, giải trí trong điều kiện mà các cơ quan có thẩm quyền không cho phép.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này.
Mục 4. QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 16. Quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, khai thác dịch vụ cảng, bến thủy nội địa
1. Thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan và tại các Điều 4, 5, 7, 8 Quy chế này.
2. Thời gian tàu vào cảng, bến:
a) Mùa hè (tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 31/10): chậm nhất đến 19h00.
b) Mùa đông (tính từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/3 năm sau): chậm nhất đến 18h30.
Điều 17. Những hành vi không được thực hiện trong kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch
Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này.
Điều 18. Trách nhiệm quản lý nhà nước
1. Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn
a) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện đúng Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Chỉ đạo các đơn vị thuộc quận và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên du lịch, bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn.
c) Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật và tại Quy chế này. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn.
d) Chủ trì cùng các cơ quan liên quan thực hiện việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Chỉ đạo, triển khai tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện các quy định chung về bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong các khu, điểm du lịch.
đ) Là cơ quan thường trực cứu hộ, cứu nạn; chủ động phối hợp với các ngành liên quan giải quyết các sự cố liên quan đến hoạt động du lịch xảy ra trên địa bàn. Bố trí phương tiện để phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ.
e) Xây dựng Phương án quản lý, khai thác trên cơ sở đánh giá tổng thể hiện trạng khu du lịch Đồ Sơn, làm rõ nhu cầu sử dụng dịch vụ, vấn đề bất cập trong quản lý để xây dựng phương án phân khu hoạt động kinh doanh phù hợp, đảm bảo cảnh quan, mỹ quan chung của khu du lịch Đồ Sơn. Trong đó, định hướng nghiên cứu hình thành Phố đi bộ, quy hoạch không gian các khu ẩm thực ngoài trời là cơ sở để đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và môi trường du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận.
2. Sở Du lịch
a) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trong phạm vi quản lý của ngành. Chủ trì thực hiện thẩm định, công bố các điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn; thẩm định, công bố các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch Đồ Sơn.
b) Chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thuyết minh và hướng dẫn viên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn.
d) Phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch.
3. Sở Xây dựng
Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn và các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo quy định. Kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn.
4. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn và các Sở, ngành liên quan quản lý dự án đầu tư các công trình du lịch có liên quan đến hệ thống giao thông; phối hợp kiểm tra tình hình trật tự tại các bến, bãi đỗ xe; không để lấn chiếm hành lang lộ giới, lòng lề đường.
b) Phối hợp với Công an thành phố thực hiện phân tuyến, chống ùn tắc giao thông trong những ngày cao điểm mùa du lịch (mùa hè, cuối tuần, dịp Lễ, Tết).
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn, Công an thành phố và các cơ quan có liên quan thực hiện kiểm qua, xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
5. Công an thành phố
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn và các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong việc chấp hành công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận; đồng thời, tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
b) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn; cấp phép các cơ sở, đơn vị kinh doanh đủ điều kiện về an ninh trật tự; thanh tra, kiểm tra các dịch vụ hoạt động kinh doanh trong các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn theo thẩm quyền.
c) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hoạt động, biện pháp nghiệp vụ, các quy định liên quan thuộc lĩnh vực quản lý và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định.
6. Các Sở, ban, ngành có liên quan
Có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về cấp phép thực hiện, phối hợp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định liên quan thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Giao Sở Du lịch là cơ quan thường trực, chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Đồ Sơn chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế./.
- 1 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2 Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5 Quyết định 3765/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động cơ sở lưu trú và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 3139/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 61/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 58/2014/QĐ-UBND
- 7 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước
- 8 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- 9 Luật Quốc phòng 2018
- 10 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 12 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13 Luật Du lịch 2017
- 14 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 16 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 17 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 18 Luật Xây dựng 2014
- 19 Luật đất đai 2013
- 20 Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 21 Luật tài nguyên nước 2012
- 22 Luật đa dạng sinh học 2008
- 23 Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia của Uỷ ban thường vụ quốc hội năm 2007
- 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 25 Luật di sản văn hóa 2001
- 26 Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994
- 1 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2 Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Quyết định 33/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5 Quyết định 3765/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động cơ sở lưu trú và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định kèm theo Quyết định 3139/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 61/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 58/2014/QĐ-UBND