THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, MỞ RỘNG DIỆN TÍCH VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3426/BNN-KL ngày 13 tháng 12 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Điều chỉnh quy hoạch, mở rộng diện tích Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam, gồm các nội dung sau:
1. Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia sau khi điều chỉnh quy hoạch mở rộng là: 37.487 ha, trong đó:
- Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 34.380 ha.
- Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là: 3.107 ha.
Diện tích Vườn được chia thành 42 tiểu khu, trong đó phần mở rộng có 17 tiểu khu, bao gồm 3 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Lâm trường Phú Lộc, 11 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Lâm trường Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Phía Bắc: bắt đầu đỉnh 897 khu vực Đông Truồi theo ranh giới khoảnh 32B và khoảnh 33 thuộc tiểu khu 222 qua các đỉnh 654, 326, 312 chia cắt sườn núi nhìn ra biển Đông đến đỉnh 494.
- Phía Đông Bắc: Từ đỉnh 494 qua đỉnh 769, dọc theo suối xuống vòng theo chân đồi Hòa Bình vào ngã ba suối Thủy Điện, qua khe Đá Dựng và theo động núi Lộc Trì đến Đầm Hương (đỉnh 801).
- Phía Đông và Đông Nam: Một phần là ranh giới của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng chạy từ Đầm Hương đến Núi Mang (đỉnh 1712), từ núi Mang nối qua đỉnh 1190, chia cắt sườn núi phía Đông Nam đến đỉnh 581 (địa bàn tỉnh Quảng Nam).
- Phía Nam: Bắt đầu từ đỉnh 581 theo dông qua các đỉnh 601, 776, 782 đến Núi Bol Dol (đỉnh 1084) và theo ranh giới tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế đến núi Abram.
2. Vị trí địa lý:
Tọa độ địa lý của Vườn sau khi mở rộng:
- Từ 15059'28" đến 16016'02" vĩ độ bắc
- Từ 107037'22" đến 107054'58" kinh độ đông.
3. Diện tích các phân khu chức năng:
a) Diện tích vùng lõi: 37.487 ha, trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.064,8 ha.
- Phân khu khu phục hồi sinh thái: 20.234,0 ha.
- Phân khu dịch vụ hành chính: 5.188,2 ha.
b) Diện tích vùng đệm:
Vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã sau khi mở rộng có diện tích là 58.676 ha, bao gồm 11 xã, thị trấn thuộc các huyện: Phú Lộc, gồm các xã: (Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc) và huyện Nam Đông gồm các xã: (Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Lộc, thị trấn Khe Tre) của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Đông Giang thuộc 4 xã là: (xã Tư, A-tinh, Sông Côn, Ta Lu) của tỉnh Quảng Nam.
4. Mục tiêu nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bạch Mã.
- Bảo vệ tài nguyên, các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật điển hình và hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam và phân bố theo đai cao từ thấp đến 1700m so với mặt biển: bảo tồn các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như: gà Lôi lam mào trắng, Trĩ Sao, Voọc ngũ sắc, Hổ, Sao La, Mang Lớn, … và các loài thực vật đặc hữu và quý hiếm như Côm Bạch Mã, Tùng Bạch Mã, Trầm hương, Trắc, Cẩm Lai, Kiền Kiền, …
- Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Truồi, sông Tả Trạch (thượng nguồn sông Hương), sông Cu Đê, sông Côn, sông Vàng, … góp phần giảm thiểu thiên tai lũ lụt, hạn hán, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trong khu vực.
- Thực hiện tốt chính sách về dịch vụ môi trường, tổ chức nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu bảo tồn và giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn kết hợp phát triển du lịch sinh thái, phát triển cộng đồng góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực.
Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ quản lý Vườn quốc gia Bạch Mã theo quy định tại Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
Chỉ đạo lập Dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng, Dự án đầu tư xây dựng vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng và Dự án phát triển du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo thực hiện các dự án theo đúng quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thừa Thiên Huế và Quảng Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 2372/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án điều chỉnh diện tích Vườn quốc gia Ba Vì tại tỉnh Hòa Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 03/2008/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan tại Vườn quốc gia Bạch Mã và Vườn quốc gia Cúc Phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6 Quyết định 149/1999/QĐ-BTC ban hành mức thu phí tham quan vườn Quốc gia Bạch Mã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 2372/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án điều chỉnh diện tích Vườn quốc gia Ba Vì tại tỉnh Hòa Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 03/2008/QĐ-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan tại Vườn quốc gia Bạch Mã và Vườn quốc gia Cúc Phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 149/1999/QĐ-BTC ban hành mức thu phí tham quan vườn Quốc gia Bạch Mã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành