ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 03 tháng 01 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG, BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Thông tư 117/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở;
Căn cứ Thông tư 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt;
Căn cứ Thông tư 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Liên Bộ Quốc phòng, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 4 về phê chuẩn Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị, độ tin cậy là chính; tổ chức biên chế gọn, chặt chẽ, đầy đủ các thành phần lực lượng theo quy định; trang bị vũ khí phù hợp; được bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, giáo dục chính trị, pháp luật - huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực, hiệu quả; khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng tin cậy bảo vệ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân. Sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra.
II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Trên cơ sở tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của tỉnh năm 2011, tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của tỉnh theo hướng ổn định đến năm 2016, bảo đảm tỷ lệ dân quân tự vệ cấp tỉnh đạt 1,62%, tỷ lệ dân quân tự vệ cấp huyện đạt 1,4 - 2,3% so với dân số; tỷ lệ tự vệ trong các cơ quan Nhà nước đạt từ 10 - 20% so với cán bộ, công nhân viên; trong các doanh nghiệp đạt tỷ lệ 1,2 - 10% so với tổng số lao động, cụ thể:
* Dân quân tự vệ phòng không: Xây dựng, củng cố dân quân tự vệ phòng không bảo đảm tỷ lệ 2,6 - 2,7% so với tổng dân quân tự vệ. Tiếp tục duy trì, củng cố đại đội pháo phòng không 37mm-1 nữ dân quân thường trực thành phố Đồng Hới; đại đội pháo phòng không 37mm-1 tự vệ Điện lực Quảng Bình; 16 trung đội, 17 khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm, trong đó Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, Lệ Thủy mỗi huyện tổ chức 3 trung đội, 02 khẩu đội; các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh mỗi huyện tổ chức 02 trung đội, 02 khẩu đội.
* Dân quân tự vệ pháo binh: Xây dựng, củng cố dân quân tự vệ pháo binh bảo đảm tỷ lệ 1,1 - 1,2% so với tổng dân quân tự vệ. Tiếp tục duy trì, củng cố 07 trung đội cối 82mm của các huyện, thành phố (mỗi huyện, thành phố 01 trung đội); 04 khẩu đội ĐKZ gồm các huyện Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới; 14 khẩu đội cối 60mm (mỗi huyện, thành phố 02 khẩu đội).
Xây dựng mới 01 đại đội pháo 85mm nòng dài dân quân tự vệ trên địa bàn huyện Quảng Trạch tạo nguồn mở rộng lực lượng khi có lệnh của cấp trên.
* Dân quân thường trực: Tiếp tục củng cố duy trì tiểu đội dân quân thường trực xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.
- Xây dựng mới tiểu đội dân quân thường trực xã Dân Hóa huyện Minh Hóa.
- Xây dựng tiểu đội dân quân luân phiên thường trực biên chế trong trung đội cơ động của các xã biên giới gồm Kim Thủy (Lệ Thủy), Thượng Trạch (Bố Trạch), Trường Sơn (Quảng Ninh), Thanh Hóa (Tuyên Hóa), mỗi xã xây dựng 01 tiểu đội.
* Dân quân tự vệ cơ động: Duy trì, củng cố 10 trung đội dân quân cơ động của huyện, thành phố, trong đó Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy mỗi huyện 02 trung đội; các huyện, thành phố còn lại 01 trung đội và 159 trung đội dân quân cơ động của xã, phường, thị trấn (mỗi cấp xã 01 trung đội).
* Dân quân tự vệ biển: Duy trì, củng cố 02 trung đội dân quân biển gồm Quảng Phúc (Quảng Trạch), Hải Trạch (Bố Trạch); 16 tiểu đội dân quân tự vệ biển gồm: Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy); Thanh Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch); Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Xuân, Quảng Thọ (Quảng Trạch); Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, tự vệ biển Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Đồng Hới); Hải Ninh (Quảng Ninh).
* Dân quân tự vệ tại chỗ: Duy trì, củng cố 70 trung đội, 429 tiểu đội và 963 tổ dân quân tự vệ của các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức.
Nghiên cứu, khảo sát thành lập các đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có tổ chức Đảng, công ty cổ phần chưa tổ chức lực lượng tự vệ.
* Dân quân tự vệ trinh sát, công binh, thông tin, y tế, phòng hóa: Duy trì, củng cố 01 tiểu đội, 158 tổ trinh sát; 02 tiểu đội, 150 tổ công binh; 02 tiểu đội, 159 tổ thông tin; 161 tổ y tế; 22 tổ phòng hóa của các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức.
III. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã
Đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực chuyên môn quân sự tương đương sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên; có trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước về quốc phòng ở cơ sở. Phấn đấu đến năm 2016 có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó có 30 - 40% đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
a) Đào tạo hoàn thiện trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở
- Đối tượng đào tạo: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đã qua đào tạo tại Trường Quân sự tỉnh.
- Nội dung đào tạo: Hoàn thiện chương trình theo Quyết định 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 và chương trình Trung cấp lý luận chính trị;
- Thời gian đào tạo: Tập trung 4 tháng tại Trường Quân sự tỉnh;
- Chỉ tiêu đào tạo: 86 học viên.
b) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở
- Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, chương trình, thời gian, cơ sở đào tạo:
Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ và Điều 21 Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng; Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 117/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009, Thông tư số 101/2010/TT-BQP ngày 29 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thông tư số 138/2010/TT-BQP ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Chỉ tiêu đào tạo:
+ Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở: 122 học viên.
+ Cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở: 117 học viên.
2. Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ
Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Dân quân tự vệ và Điều 22 Thông tư 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
3. Huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt
- Chương trình, nội dung huấn luyện cho các đối tượng dân quân tự vệ thực hiện theo Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng.
- Thời gian: 15 ngày đối với chiến sỹ năm thứ nhất; 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế, dân quân tự vệ biển; 07 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ; 60 ngày đối với dân quân thường trực.
- Tổ chức huấn luyện, luyện tập các phương án theo yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở.
- Diễn tập, hội thao, hội thi dân quân tự vệ thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và quy định của cấp trên.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Thực hiện theo các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ.
V. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
Thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật Dân quân tự vệ; quy định tại các Điều 21, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 của Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ; Điều 2 Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
VI. KINH PHÍ BẢO ĐẢM
Nguồn kinh phí gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ;
- Ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ;
- Quỹ Quốc phòng - An ninh;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Căn cứ nguồn thu của địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm để phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Hàng năm lập kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng, bảo đảm chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV; chỉ đạo, hướng dẫn Ban CHQS các huyện, thành phố, Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác DQTV chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả; hướng dẫn kiểm tra việc lập dự toán bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở lập kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ; chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh, xây dựng kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân, chuẩn bị cơ sở hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác DQTV trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ, ngành liên quan.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở cho các địa phương, đơn vị; chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc tuyển sinh theo quy định; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự theo chỉ tiêu được giao; phối hợp với cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo;
- Hàng năm phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh lập kế hoạch bảo đảm ngân sách chi cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV; hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, thanh quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác quốc phòng ở các sở, ngành và các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sở Nội vụ: Hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện xét tuyển, cử tuyển đối tượng đào tạo đúng quy định, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã trong và sau đào tạo.
- Sở Tài nguyên Môi trường: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh khảo sát, xây dựng thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, các trận địa phòng không DQTV phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác DQTV, quốc phòng ở địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách lực lượng đối với lực lượng DQTV giai đoạn 2012 - 2016 nghiêm túc, có hiệu quả.
- Chỉ đạo Ban CHQS huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng DQTV giai đoạn 2012 - 2016 trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt báo cáo Bộ CHQS tỉnh; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo chỉ tiêu được giao; phối hợp với cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.
- Hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, DQTV theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV thuộc quyền trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Hàng năm chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn lập kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân, dự toán ngân sách bảo đảm công tác quốc phòng, DQTV báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố.
- Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng dân quân theo quy định của Luật DQTV; thực hiện sơ, tổng kết theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 67/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với cơ sở Trồng hoa và các loại cây lá trang trí, cây giống hoa tại số 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thông Đá Qúy, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt và xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đông
- 3 Quyết định 5819/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án triển khai thí điểm thực hiện trao giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND phê chuẩn Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012-2016 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5 Nghị định 79/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 6 Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 101/2010/TT-BQP về Bộ chương trình chi tiết đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 9 Thông tư 85/2010/TT-BQP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ và Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 10 Thông tư 79/2010/TT-BQP ban hành quy định Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 11 Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 12 Thông tư 117/2009/TT-BQP về Quy định đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 13 Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 14 Quyết định 73/2008/QĐ-BGDĐT về Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 16 Nghị định 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
- 17 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 18 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 67/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với cơ sở Trồng hoa và các loại cây lá trang trí, cây giống hoa tại số 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thông Đá Qúy, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt và xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đông
- 3 Quyết định 5819/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án triển khai thí điểm thực hiện trao giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng