UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2006/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 19 tháng 01 năm 2006 |
BAN HÀNH BẢNG GIÁ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 138/TTr- STC ngày 22 tháng 8 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, để áp dụng tính toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các Quyết định trước đây có nội dung trái với Quyết định này đều bãi bỏ ./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN NHÂN |
BẢNG GIÁ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-UBND ngày 19/01/2006 của UBND tỉnh)
A. BẢNG GIÁ CÂY TRÔNG VÀ VẬT NUÔI
I. Cây ăn trái
Chia làm 04 loại:
- Loại A : cây đang cho trái
- Loại B : cây sắp cho trái
- Loại C : cây lão, ít cho trái
- Loại D : cây mới trồng
Đơn vị tính: đồng
TT | CÂY ĂN TRÁI | ĐVT | ĐƠN GIÁ | |||
Loại A | Loại B | Loại C | Loại D | |||
01 | Dừa | Cây | 250.000 | 120.000 | 80.000 | 10.000 |
02 | Sabô | Cây | 150.000 | 75.000 | 50.000 | 15.000 |
03 | Xoài, mít | Cây | 150.000 | 100.000 | 50.000 | 15.000 |
04 | Cam, quít, bưởi | Cây | 120.000 | 80.000 | 40.000 | 12.000 |
05 | Chanh, tắc | Cây | 100.000 | 50.000 | 25.000 | 12.000 |
06 | Vú sửa, bơ, dâu | Cây | 200.000 | 100.000 | 50.000 | 15.000 |
07 | Khế | Cây | 60.000 | 30.000 | 15.000 | 5.000 |
08 | Ca cao | Cây | 180.000 | 100.000 | 30.000 | 10.000 |
09 | Nhãn | Cây | 200.000 | 100.000 | 40.000 | 15.000 |
10 | Cóc | Cây | 120.000 | 60.000 | 30.000 | 12.000 |
11 | Mận, lý | Cây | 120.000 | 60.000 | 30.000 | 12.000 |
12 | Đào (điều) | Cây | 100.000 | 50.000 | 20.000 | 10.000 |
13 | Lêkima | Cây | 80.000 | 40.000 | 10.000 | 5.000 |
14 | Chùm ruột, ổi, ô môi | Cây | 80.000 | 40.000 | 20.000 | 5.000 |
15 | Mãng cầu | Cây | 100.000 | 50.000 | 30.000 | 5.000 |
16 | Đu đủ | Cây | 40.000 | 20.000 | 10.000 | 2.000 |
17 | Sa ri | Cây | 80.000 | 40.000 | 20.000 | 5.000 |
18 | Táo | Cây | 100.000 | 50.000 | 25.000 | 5.000 |
19 | Cau | Cây | 80.000 | 40.000 | 20.000 | 5.000 |
20 | Me | Cây | 150.000 | 100.000 | 50.000 | 5.000 |
21 | Trầu | Bụi/ nọc | 25.000 | 10.000 | 6.000 | 4.000 |
22 | Cà na | Cây | 80.000 | 40.000 | 20.000 | 5.000 |
23 | Thanh long | Bụi/ nọc | 70.000 | 35.000 | 20.000 | 5.000 |
24 | Chuối |
|
|
|
|
|
| Cây trồng phân tán | Cây | 8.000 | 4.000 |
|
|
| Vườn chuối chuyên canh | m2 | 3.000 |
|
|
|
II. Cây lấy gỗ:
Đơn vị tính : đồng
TT | Cây lấy gỗ | ĐVT | Đơn giá |
(1) | (2) | (3) | (4) |
01 | Tràm |
|
|
| Loại A (đường kính từ 11cm trở lên, chiều cao từ 8,5m trở lên) | Cây | 15.000 |
| Loại B (đường kính từ 8cm đến 10,9cm, chiều cao cây từ 8m trở lên) | Cây | 9.000 |
| Loại C (đường kính từ 5,5cm đến 7,9cm, chiều cao cây từ 7m đến 7,9m) | Cây | 4.500 |
| Loại D (đường kính từ 5cm đến 5,4cm, chiều cao cây từ 5m đến 6,9m) | Cây | 1.500 |
| Loại E (đường kính dưới 5cm, chiều cao từ 4m đến 4,9m) | Cây | 300 |
| Loại F (cây có chiều cao từ 2,5m đến dưới 4m) | Cây | 200 |
| Loại G (cây có chiều cao từ 1,5m đến dưới 2,4m) | Cây | 150 |
| Loại H (cây có chiều cao dưới 1,5m) | Cây | 100 |
02 | So đũa |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | Cây | 20.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 10.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 5.000 |
| Loại D (đường kính gốc từ 5cm đến dưới 10cm) | Cây | 2.000 |
| Loại E (đường kính gốc dưới 5cm) | Cây | 1.000 |
03 | Bạch đàn |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên, chiều cao trên 7m) | Cây | 20.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm, chiều cao trên 6m) | Cây | 15.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm, chiều cao trên 5m) | Cây | 10.000 |
| Loại D (đường kính gốc từ 5cm đến dưới 10cm, chiều cao trên 4m) | Cây | 4.000 |
| Loại E (đường kính gốc dưới 5cm, chiều cao trên 3m) |
| 2.000 |
| Loại F (cây có chiều cao từ 2,5m đến dưới 3m) | Cây | 1.000 |
| Loại G (cây có chiều cao từ 1,5m đến dưới 2,5m) | Cây | 500 |
| Loại H (cây có chiều cao từ 1m dưới 1,5m) | Cây | 200 |
| Loại L (cây có chiều cao từ 0,2m dưới 1m) | Cây | 100 |
| Loại M (cây có chiều cao dưới 0,2m) | Cây | 10 |
04 | Keo lai |
|
|
| Loại A (đường kính trên 30cm) | Cây | 30.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 20cm đến dưới 30cm) | Cây | 20.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 15.000 |
| Loại D (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 10.000 |
| Loại E (đường kính gốc từ 5cm đến dưới 10cm) | Cây | 5.000 |
| Loại F (đường kính gốc dưới 5cm) | Cây | 2.500 |
| Cây mới trồng (chiều cao dưới 0,4m) | Cây | 500 |
05 | Đước, vẹt, cóc, giá |
|
|
| Loại A (đường kính từ 11cm trở lên, chiều cao 8,5m trở lên) | Cây | 12.000 |
| Loại B (đường kính từ 8cm đến 10,9cm, chiều cao cây từ 8m trở lên) | Cây | 7.200 |
| Loại C (đường kính từ 5,5cm đến 7,9cm, chiều cao cây từ 7m đến 7,9m) | Cây | 3.600 |
| Loại D (đường kính từ 5cm đến 5,4cm, chiều cao cây từ 5m đến 6,9m) | Cây | 1.200 |
| Loại E (đường kính dưới 5cm, chiều cao từ 4m đến 4,9m) | Cây | 240 |
| Loại F (cây có chiều cao từ 2,5m đến dưới 4m) | Cây | 160 |
| Loại G (cây có chiều cao từ 1,5m đến dưới 2,4m) | Cây | 120 |
| Loại H (cây có chiều cao dưới 1,5m) | Cây | 100 |
06 | Mắm |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | Cây | 50.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 20.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 8.000 |
| Loại D (đường kính gốc dưới 10cm) | Cây | 3.000 |
07 | Mù u |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | Cây | 100.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 50.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 25.000 |
| Loại D (đường kính gốc dưới 10cm) | Cây | 10.000 |
08 | Dầu, sao, xà cừ |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | m3 | 2.000.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 100.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 50.000 |
| Loại D (đường kính gốc dưới 10cm) | Cây | 20.000 |
09 | Gòn, gừa, gáo, sộp, sung |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | Cây | 40.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 20.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 10.000 |
| Loại D (đường kính gốc từ 5cm đến dưới 10cm) | Cây | 5.000 |
| Gòn làm hàng rào | mét dài | 50.000 |
10 | Bàng, phượng, còng |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 20cm trở lên) | Cây | 80.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 15cm đến dưới 20cm) | Cây | 40.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 10cm đến dưới 15cm) | Cây | 20.000 |
| Loại D (đường kính gốc dưới 10cm) | Cây | 10.000 |
11 | Củi đốt |
|
|
| Cây rừng (tràm, đước…) | Ster | 100.000 |
| Cây tạp khác (bình bát, trứng cá…) | Ster | 40.000 |
12 | Tre tàu, tre mạnh tông và các loại tre khác |
|
|
| Loại A (đường kính gốc từ 10cm trở lên) | Cây | 15.000 |
| Loại B (đường kính gốc từ 7cm đến dưới 10cm) | Cây | 10.000 |
| Loại C (đường kính gốc từ 5cm đến dưới 7cm) | Cây | 5.000 |
| Loại D (đường kính gốc dưới 5cm) | Cây | 3.000 |
13 | Trúc, lục bình, tầm vong |
|
|
| Loại A (100 cây/bụi trở lên) | Bụi | 80.000 |
| Loại B (50 cây đến dưới 100 cây) | Bụi | 50.000 |
| Loại C (20 cây đến dưới 50 cây) | Bụi | 25.000 |
| Loại D (dưới 20 cây) | Bụi | 15.000 |
14 | Dừa nước |
|
|
| Mật độ thưa | Bụi | 10.000 |
| Mật độ dày đặc | m2 | 6.000 |
Quy định: đường kính đo các loại cây lấy gỗ được đo tại vị trí thân cây cách mặt đất là 1,3 mét.
III. Hoa màu
Chia làm 03 loại:
- Loại A : cho năng suất cao nhất.
- Loại B : cho năng suất trung bình.
- Loại C : cho năng suất kém.
Đơn vị tính : đồng/m2
TT | Tên hoa màu | ĐVT | Loại A | Loại B | Loại C |
01 | Khoai các loại, bắp | m2 | 2.000 | 1.000 | 500 |
02 | Rau các loại | m2 | 2.500 | 1.500 | 700 |
03 | Mía | m2 | 3.000 | 1.700 | 700 |
04 | Môn | m2 | 6.000 | 4.000 | 2.000 |
05 | Khóm, thơm | m2 | 2.200 | 1.100 | 500 |
06 | Bạc hà | m2 | 3.000 | 2.000 | 1.000 |
07 | Hoa màu trồng thành vườn | m2 | 10.000 | 5.000 | 3.000 |
IV. Cây lúa
Chia làm 03 loại :
- Loại A : đang trổ đồng, chưa tới thời kỳ thu hoạch.
- Loại B : sạ trên 01 tháng.
- Loại C : sạ dưới 01 tháng.
Đơn vị tính : đồng/ha
TT | Cây lúa | ĐVT | Loại A | Loại B | Loại C |
01 | Mùa | Ha | 8.000.000 | 5.000.000 | 3.000.000 |
02 | Vụ | Ha | 7.500.000 | 4.500.000 | 3.000.000 |
V. Tôm nuôi (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại)
Loại hình nuôi | Quảng canh cải tiến | Bán thâm canh | Thâm canh | |||
Thời gian nuôi | Trọng lượng | Giá bồi thường | Trọng lượng | Giá bồi thường | Trọng lượng | Giá bồi thường |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
≤ 30 ngày tuổi | 150 - 200 con/kg | 1.800.000đ/ha | 350- 450 con/kg | 1.800đ/m2 mặt nước | 400-500 con/kg | 2.200 đ/m2 mặt nước |
31-60 ngày tuổi | 80-149 con/kg | 2.800.000đ/ha | 175-349 con/kg | 3.400đ/m2 mặt nước | 200-399 con/kg | 4.600 đ/m2 mặt nước |
61-90 ngày tuổi | 50-79 con/kg | 3.000.000đ/ha | 70-174 con/kg | 5.600đ/m2 mặt nước | 80-199 con/kg | 8.900 đ/m2 mặt nước |
91-120 ngày tuổi |
|
| 40-69 con/kg | 5.800đ/m2 mặt nước | 45-79 con/kg | 9.700đ/m2 mặt nước |
I. Hướng dẫn xác định giá bồi thường đối với cây trồng
1. Đối với đối tượng cây trồng tại mục I, II, Phần A là cây trồng phân tán hoặc diện tích bị thu hồi nhỏ: có thể xác định được số lượng, khối lượng, phân loại quy cách bằng các phương pháp trực quan (cân, đong, đo, đếm…) thì giá bồi thường được xác đinh bằng số lượng cây nhân với đơn giá của loại cây tương ứng.
2. Đối với các loại cây trồng không có tên trong các mục I, II, III, IV Phần A của Bảng giá: nếu có tính chất, đặc điểm, công dụng giống với một loại cây trồng có trong danh mục thì tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng phương pháp tương đương để xác định giá.
3. Đối với đối tượng cây trồng là vườn cây chuyên canh quy mô lớn, vườn rừng, rừng trồng tập trung (gọi tắc là vườn cây): không thể áp dụng các phương pháp trực quan (cân, đông, đo, đếm…) để phân loại, xác định trữ lượng, khối lượng cho cả vườn cây. Trường hợp này được xử lý như sau:
a) Trường hợp xác định được giá trị hiện có của vườn cây (ví dụ: giá 1ha rừng tràm đến tuổi khai thác,…) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất thì tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập tờ trình gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để có căn cứ lập phương án bồi thường;
b) Trường hợp không thể xác định được giá trị hiện có của vườn cây tại thời điểm thu hồi đất, thì có thể áp dụng phương pháp kiểm kê, điều tra chọn mẫu để đánh giá, phân loại, xác định trữ lượng, khối lượng từng loại cây trồng. Sau đó, lấy số lượng các loại cây trồng đã xác định được nhân với đơn giá quy định tại các mục I, II, III, để xác định giá trị bồi thường.
Nội dung của phương pháp điều tra chọn mẫu gồm các bước sau:
Bước 1. Chọn mẫu điều tra: quy định số mẫu tối thiểu cần thiết để điều tra là 03 mẫu, diện tích mỗi mẫu điều tra tối thiểu là 100m2, mỗi mẫu là một phần nhỏ của vườn cây phải điều tra. Yêu cầu của công tác điều tra chọn mẫu:
- Cần thiết phải có sự tham gia của chuyên viên có kinh nghiệm về điều tra, xác định trữ lượng.
- Các mẫu được chọn để điều tra là không chọn nơi cây trồng quá tốt, cũng như nơi cây trồng quá xấu, mà phải chọn những nơi có tỷ lệ cây (lớn, nhỏ), mật độ cây trung bình có thể đại diện cho cả diện tích vườn cây.
Bước 2. Kiểm kê tổng số cây trồng mỗi mẫu, phân loại cây trồng theo quy cách A, B, C, D…như quy định ở Bảng I, Bảng II (ví dụ: lấy cây tràm để minh hoạ : ở số thứ tự 01, cột (1), Bảng II cây tràm có các quy cách: A,B,C,….H), xác định tỉ lệ % cây rừng theo quy cách (% cây loại A, % cây loại B, % cây loại C,…) của các mẫu điều tra theo công thức:
- Tỉ lệ % cây loại A = Số cây loại A /Tổng số cây các loại.
- Tỉ lệ cây loại B, loại C,…loại H cũng được xác định tương tự.
Bước 3. Bình quân số liệu các mẫu:
- Diện tích bình quân mẫu = Tổng diện tích các mẫu / Số mẫu điều tra.
- Số cây bình quân của 1 mẫu = Tổng số cây của tất cả các mẫu/Số mẫu.
- Tỉ lệ bình quân mẫu cây loại A = Tổng % cây loại A của các mẫu/Số mẫu.
- Tỉ lệ bình quân mẫu cây loại B, loại C,…loại H cũng được xác định tương tự.
Bước 4. Xác định tổng số lượng, từng loại cây cho cả cánh rừng như sau:
- Tổng số lượng cây cả khu rừng = Số cây bình quân của 1 mẫu x Diện tích cả khu rừng /Diện tích bình quân mẫu
- Số lượng cây loại A = Tỉ lệ bình quân mẫu cây loại A x Tổng số lượng cây cả khu rừng
- Số lượng cây loại B, loại C,…loại H cũng được xác định tương tự.
Bước 5. Xác định giá trị bồi thường: bằng cách lấy số cây đã xác định được ở bước 4 nhân với đơn giá cây theo quy cách tương ứng ở bảng II.
Lưu ý:
- Đối với số lượng cây sai quy cách không thể xếp loại theo tiêu chuẩn ở cột (2) bảng II thì phải quy đổi về m3 củi, sau đó nhân với đơn giá củi để tính giá trị bồi thường.
- Biên bản điều tra chọn mẫu là phụ lục của phương án bồi thường và phải được tổng hợp vào phương án bồi thường để trình duyệt.
4.Trường hợp đối tượng cây trồng không thể xác định giá được bằng ba phương pháp nêu trên, thì tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm khảo sát giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất báo cáo Sở Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định.
5. Quy định bổ sung một số trường hợp cá biệt có thể xảy ra trong công tác bồi thường đối với cây trồng :
- Đối với cây hoang dại, cây mọc tự nhiên không phải do con người gieo trồng, thì không thuộc đối tượng tính bồi thường.
- Đối với các loại cây cảnh không thuộc đối tượng bồi thường, nhưng được hỗ trợ chi phí di dời, mức hỗ trợ di dời tối đa là 10.000 đông/cây. Mức cụ thể do Hồi đồng bồi thường đề nghị cho từng loại cây cảnh và đưa vào phương án.
- Đối với vườn cây là cây lâu năm, mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến kỳ thu hoạch, thì giá trị bồi thường phải trừ đi giá trị thu hồi (nếu có). Giá trị thu hồi do tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái đính cư đề nghị và đưa vào phương án.
II. Hướng dẫn xác định giá bồi thường đối với vật nuôi
1. Bồi thường đối với tôm nuôi
1.1. Nguyên tắc bồi thường tôm nuôi
- Giá bồi thường tôm nuôi được xác định theo nguyên tắc bồi thường chi phí đầu tư ban đầu và chi phí phát sinh trong khoản thời gian nuôi chưa đến ngày thu hoạch bao gồm các chi phí: con giống, cải tạo đất, xử lý nước, dầu bơm nước, thức ăn, thuốc trộn thức ăn các loại, vi sinh làm sạch môi trường, nhân công chăm sóc và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Tổng hợp các khoản chi phí đầu tư được quy định thành mức giá bồi thường tại mục V, Phần A.
- Đối với tôm nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch (từ tháng thứ 5 trở đi) thì không phải bồi thường.
- Hộ bị thu hồi đất được quyền tận thu tôm nuôi của mình trước thời điểm thu hồi đất.
1.2. Căn cứ để áp dụng bảng giá bồi thường tôm nuôi.
Để áp dụng đúng bảng giá bồi thường tôm nuôi phải căn cứ vào loại hình nuôi, thời gian nuôi và trọng lượng tôm nuôi đạt được tại thời điểm điều tra. Sau đây là những nội dung cần thiết phải nắm vững để áp dụng bảng giá bồi thường tôm nuôi.
a) Về loại hình nuôi tôm: có 3 loại hình nuôi tôm phổ biến trên địa bàn tỉnh là nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và nuôi thâm canh. Dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau để xác định loại hình nuôi tôm:
- Nuôi quảng canh cải tiến: đầm nuôi chủ yếu là mương bao quanh thửa đất và mương xương cá để giữ nước tạo độ sâu cho tôm sống và phát triển được; mật độ nuôi từ 1-5 con/m2; thức ăn của tôm chủ yếu là nguồn có sẵn trong tự nhiên và có thể được cho ăn dặm từ tháng thứ 3 trở đi.
- Nuôi bán thâm canh: ao đầm được thi công, cải tạo bằng cơ giới, phần đất thịt trong ao nuôi được lấy đi, bờ ao được nén chặt để chống rò rĩ nước, đáy ao được đầm nén bằng phẳng, độ sâu bình quân đàm nuôi từ 0,8m đến 1,0m; mật độ nuôi từ 10-15 con/m2; thức ăn nuôi tôm chủ yếu là thức ăn viên tổng hợp; chế độ chăm sóc và cho ăn ở từng giai đoạn phát triển của tôm phải tuân thủ đúng quy trình nuôi; khác biệt của mô hình này đối với mô hình nuôi thâm canh là không cần lắp đặt máy móc thiết bị để tạo ô xy trong nước.
- Nuôi thâm canh: ao đầm được thi công, cảỉ tạo giống như mô hình nuôi bán thâm canh, nhưng với mức độ cao hơn về cải tạo ao đầm, chế độ thức ăn, quản lý chăm sóc và môi trường nước rất nghiêm ngặt hơn mô hình nuôi bán thâm canh; bờ bao và đáy ao phải được đảm bảo chắc chắn để luôn giữ được mực nước ao nuôi từ 1,00m đến 1,40m; thức ăn nuôi tôm hoàn toàn là thức ăn viên tổng hợp; có máy móc thiết bị như: quạt nước, hệ thống ô xy, hệ thống cấp nước xử lý nước bẩn… một cách hoàn chỉnh, quy trình nuôi hoàn toàn chủ động; mật độ thả nuôi từ 20 - 30 con/m2.
b) Thời gian nuôi và trọng lượng tôm nuôi: được xác định qua điều tra thực tế.
c) Yêu cầu của công tác điều tra, bồi thường đối với tôm nuôi: phải có tham gia của chuyên viên có kinh nghiệm về nuôi tôm.
2. Bồi thường đối với vật nuôi khác
Ngoài tôm nuôi đã được quy định cụ thể trong quy định này, đối với các vật nuôi khác tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào vật nuôi cụ thể, từng trường hợp cụ thể khảo sát giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất để xác định, xây dựng mức giá và báo cáo Sở Tài chính để Sở thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định. Xây dựng mức giá vật nuôi phải tuân theo các nguyên tắc sau:
2.1. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đã đến thời kỳ thu hoạch, thì không phải bồi thường.
2.2. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch, thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra, mức bồi thường cụ thể do sở, ngành chức năng tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho từng phương án bồi thường./.
- 1 Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 2 Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 3 Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản Quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực thi hành
- 4 Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản Quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực thi hành
- 1 Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 3 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 03/2010/QĐ-UBND ban hành bảng giá cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 2 Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 3 Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản Quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực thi hành