ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2013/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 15 tháng 01 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 68/2012/NQ-HĐND ngày 13/12/2012 của HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 6 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 20/TTr-SNN- KHTC ngày 04/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Chính sách này áp dụng đối với xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa, ngô, lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng áp dụng: Hỗ trợ cho các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” các cây: Lúa, ngô và lạc.
Điều 2. Mục tiêu đạt được và tiêu chí lựa chọn để xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
1. Mục tiêu
- Năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tăng từ 10% trở lên; được áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tăng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa trên “cánh đồng mẫu lớn” đối với các huyện đồng bằng, miền núi thấp và góp phần đảm bảo an ninh lương thực đối với các huyện miền núi cao.
- Sau khi kết thúc thời gian xây dựng mô hình, mối liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân tham gia mô hình, hình thức tổ chức sản xuất trên “cánh đồng mẫu lớn” vẫn được duy trì, mô hình được nhân rộng trên địa bàn.
2. Tiêu chí lựa chọn: Cánh đồng được chọn để xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh và địa phương.
- Đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa và cơ bản đã có hạ tầng đồng ruộng (giao thông thuận tiện, kênh mương nội đồng đảm bảo tưới, tiêu chủ động, có điều kiện thực hiện cơ giới hóa).
- Có sự liên kết giữa các hộ nông dân thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác (nơi chưa có Hợp tác xã) với doanh nghiệp để cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế hoặc với các đơn vị sự nghiệp để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
- Nông dân tự nguyện tham gia bằng việc: Cam kết thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật do cơ quan chuyên môn ban hành, đầu tư cho sản xuất đảm bảo đủ, đúng định mức quy trình sản xuất tiên tiến.
3. Quy mô diện tích tối thiểu của một mô hình (liền vùng, liền khoảnh) đối với từng loại cây trồng như sau:
TT | Loại cây trồng | Các huyện đồng bằng (ha/Mô hình) | Các huyện miền núi thấp (ha/Mô hình) | Các huyện miền núi cao (ha/Mô hình) |
1 | Cây lúa | 50 | 30 | 15 |
2 | Cây lạc | 30 | 20 | - |
3 | Cây ngô | 40 | 30 | 30 |
Điều 3. Địa điểm thực hiện và số lượng mô hình: ĐVT: Mô hình
TT | Đơn vị | Tổng số | Lúa | Ngô | Lạc |
| Tổng số: | 28 | 18 | 6 | 4 |
1 | Diễn Châu | 2 | 1 |
| 1 |
2 | Yên Thành | 2 | 2 |
|
|
3 | Quỳnh Lưu | 2 | 2 |
|
|
4 | Nghi Lộc | 2 | 1 |
| 1 |
5 | Nam Đàn | 3 | 1 | 1 | 1 |
6 | Hưng Nguyên | 1 | 1 |
|
|
7 | Đô Lương | 3 | 1 | 1 | 1 |
8 | Thanh Chương | 2 | 1 | 1 |
|
9 | Tân Kỳ | 2 | 1 | 1 |
|
10 | Nghĩa Đàn | 1 | 1 |
|
|
11 | Quỳ Hợp | 1 | 1 |
|
|
12 | Quỳ Châu | 1 | 1 |
|
|
13 | Quế Phong | 1 | 1 |
|
|
14 | Anh Sơn | 2 | 1 | 1 |
|
15 | Con Cuông | 2 | 1 | 1 |
|
16 | Tương Dương | 1 | 1 |
|
|
Trong 3 năm, từ năm 2013 - 2015. Mỗi mô hình thực hiện trong thời gian 2 năm và không quá 2 vụ sản xuất/năm, trong đó:
- Năm 2013: Triển khai 15 mô hình, gồm: 10 mô hình sản xuất lúa, 3 mô hình sản xuất ngô và 2 mô hình sản xuất lạc. Các mô hình này kết thúc vào năm 2014.
- Năm 2014: Triển khai 13 mô hình, gồm: 8 mô hình sản xuất lúa, 3 mô hình sản xuất ngô và 2 mô hình sản xuất lạc. Các mô hình này kết thúc vào năm 2015.
Điều 5. Hỗ trợ chỉnh trang đồng ruộng sau khi hoàn thành dồn điền đổi thửa
Hỗ trợ 1 lần với mức 300 triệu đồng/mô hình đối với mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa, lạc.
Điều 6. Hỗ trợ chi phí mua giống, vật tư, phân bón chủ yếu
1. Đối với cây lúa
a) Hỗ trợ giá giống lúa:
- Các huyện đồng bằng: Hỗ trợ 30% giá giống lúa đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15 % đối với các vụ sản xuất tiếp theo.
- Các huyện miền núi thấp: Hỗ trợ 50% giá giống lúa đối với vụ sản xuất đầu tiên, 30% đối với các vụ sản xuất tiếp theo.
- Các huyện miền núi cao: Hỗ trợ 100% giá giống lúa đối với vụ sản xuất đầu tiên, 70% đối với các vụ sản xuất tiếp theo. Các đối tượng đã được hưởng hỗ trợ theo mức nêu trên không được hưởng hỗ trợ giá giống lúa theo Điều 1, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh.
b) Hỗ trợ giá phân bón chủ yếu (phân N, P, K hoặc NPK, phân nén NK):
- Các huyện đồng bằng: Hỗ trợ 25% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15% đối với vụ sản xuất thứ 2.
- Các huyện miền núi thấp: Hỗ trợ 30% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 20% đối với vụ sản xuất thứ 2.
- Các huyện miền núi cao: Hỗ trợ 50% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 30% đối với vụ sản xuất thứ 2.
2. Đối với cây ngô
a) Hỗ trợ giá giống ngô:
- Các huyện đồng bằng: Hỗ trợ 30% giá giống ngô đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15% đối với các vụ sản xuất tiếp theo.
- Các huyện miền núi thấp: Hỗ trợ 50% giá giống ngô đối với vụ sản xuất đầu tiên, 30% đối với các vụ sản xuất tiếp theo.
- Các huyện miền núi cao: Hỗ trợ 100% giá giống ngô đối với vụ sản xuất đầu tiên, 70% đối với các vụ sản xuất tiếp theo. Các đối tượng đã được hưởng hỗ trợ theo mức nêu trên không được hưởng hỗ trợ giá giống ngô theo quy định tại Điều 2 và Khoản 2, Điều 3, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh.
b) Hỗ trợ giá phân bón chủ yếu (phân N, P, K hoặc NPK):
- Các huyện đồng bằng: Hỗ trợ 25% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15% đối với vụ sản xuất thứ 2.
- Các huyện miền núi thấp: Hỗ trợ 30% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 20% đối với vụ sản xuất thứ 2.
- Các huyện miền núi cao: Hỗ trợ 50% giá phân bón đối với vụ sản xuất đầu tiên, 30% đối với vụ sản xuất thứ 2.
3. Đối với cây lạc
- Hỗ trợ giá giống lạc với mức 20% đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15% đối với các vụ sản xuất tiếp theo. Riêng đối với giống lạc nguyên chủng sản xuất trong vụ Thu - Đông áp dụng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh.
- Hỗ trợ giá phân bón chủ yếu (phân N, P, K hoặc NPK) với mức 25% đối với vụ sản xuất đầu tiên, 15% đối với vụ sản xuất thứ 2.
Điều 7. Hỗ trợ kinh phí để tập huấn kỹ thuật cho nông dân:
Mỗi mô hình, mỗi vụ sản xuất tổ chức 1 cuộc tập huấn, hỗ trợ kinh phí tối đa 10 triệu đồng/cuộc.
Điều 8. Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nông dân thực hiện xây dựng mô hình:
Mức hỗ trợ 6 triệu đồng/mô hình/vụ, mỗi mô hình một người.
Điều 9. Các chính sách khác và điều khoản thay thế
2. Ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư cụ thể trên đây, xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được hưởng các chính sách tại quy định tại Quyết định số 09/2012/QĐ- UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh và chính sách khác theo quy định hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành, thị; các Sở có liên quan
UBND các huyện, thành, thị căn cứ các quy định tại Quyết định này lựa chọn địa điểm, lập kế hoạch thực hiện chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính trước ngày 15/8 hàng năm để kiểm tra, tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định. Đồng thời, căn cứ kế hoạch được giao, tổ chức thực hiện các chính sách, tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT:
a) Phối hợp với Sở Tài chính để lập kế hoạch kinh phí hàng năm theo quy định tại Quyết định này trình UBND tỉnh phê duyệt;
b) Tham gia với Sở Tài chính thẩm định giá các loại giống cây, vật tư phân bón, thiết bị… trong quá trình thực hiện chính sách;
c) Tham gia với Sở Tài chính trong việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách trước khi thu hoạch của các địa phương báo cáo để đủ thủ tục chi tiền thực hiện chính sách;
đ) Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo UBND tỉnh vào cuối tháng 11.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” theo kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
b) Căn cứ dự toán ngân sách đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cấp ứng kinh phí kịp thời cho các địa phương theo đúng quy định;
c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo giá các loại giống cây, vật tư phân bón, thiết bị… làm căn cứ cho việc thanh quyết toán các chính sách hỗ trợ;
d) Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn liên ngành thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc, các Sở, Ban Ngành, UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị có liên quan báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
- 1 Quyết định 09/2012/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2 Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 3 Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1 Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2015 quy định tiêu chí quy mô cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Quyết định 1007/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng lớn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4 Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2013 về dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2016
- 5 Nghị quyết 68/2012/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015
- 6 Quyết định 35/2009/QĐ-UBND qui định một số chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (ngoài phạm vi Khu kinh tế Dung Quất, các Khu Công nghiệp, các Cụm công nghiệp)
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 35/2009/QĐ-UBND qui định một số chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (ngoài phạm vi Khu kinh tế Dung Quất, các Khu Công nghiệp, các Cụm công nghiệp)
- 2 Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2013 về dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2016
- 3 Quyết định 1007/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng lớn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4 Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2015 quy định tiêu chí quy mô cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần