Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2016/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 24 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 3194/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình từ đến 30/6/2016;

Xét đề nghị của: Sở Tư pháp tại Báo cáo số 136/BC-STP ngày 10/11/2015; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Tờ trình số 368/TTr-SNNPTNT ngày 17/11/2015 và số 73/TTr-SNNPTNT-TL ngày 15/3/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Nguyễn Hồng Diên

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số nội dung quản lý hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến đê điều và chỉ giới hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Tuân thủ quy định của Luật Đê điều ngày 29/11/2006, Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ.

2. Trong quy định này, các từ ngữ liên quan đến đê cấp IV, cấp V được hiểu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Luật Đê điều.

3. Đê được đề cập trong quy định này là các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy định hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V

Hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra mét về phía sông và phía đồng, đối với những khu vực khác hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra mét về phía sông và phía đồng.

Điều 5. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V

. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép:

a) Cắt, xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;

b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;

c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;

d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi , kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;

đ) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;

e) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều;

g) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;

h) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông.

2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép liên quan đến đê điều và hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xin cấp phép do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn;

b) Chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ về các vấn đề: quy mô, mục đích, phạm vi sử dụng xin cấp phép…; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;

c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; được phép khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V đến cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Sử dụng hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V

1. Đất trong hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V được kết hợp làm đường giao thông hoặc trồng cây chắn sóng, lúa và cây ngắn ngày.

2. Việc khai thác cây chắn sóng trong hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V phải có sự cho phép bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về đê điều ở địa phương.

Điều 7. Xử lý đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V thuộc địa bàn quản lý sau khi đã thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Căn cứ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê được cắm trên thực địa, việc xử lý đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Luật Đê điều.

Điều 8. Quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp đối với đê cấp IV, cấp V

1. Việc quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp đối với đê cấp IV, cấp V thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo từng giai đoạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình quyết định.

2. Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp đối với đê cấp IV, cấp V phải tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật về đê điều và phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm tra, thẩm định theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định về đầu tư công.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn theo đúng quy định.

b) Ban hành các văn bản hướng dẫn về việc cấp phép hoạt động liên quan đến đê cấp IV, cấp V; trình cấp có thẩm quyền quy định về tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân.

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

đ) Tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình nâng cấp các tuyến đê cấp IV, cấp V đảm bảo yêu cầu chống lũ, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, giao thông nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V.

3. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện theo quyết định này.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ đối với đê cấp IV, cấp V thuộc địa phương theo quy định tại Khoản 2, Điều 43 Luật Đê điều.

2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép hoạt động liên quan đến đê cấp IV, cấp V; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo giấy phép.

3. Tổ chức cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê trên thực địa, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự án di dân tái định cư, kế hoạch di dời và thực hiện việc di dời những công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê cấp IV, cấp V.

4. Rà soát, thống kê hiện trạng tình hình vi phạm và xây dựng kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm trong phạm vi bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V.

5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; kịp thời xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều thuộc phạm vi địa phương quản lý.

6. Chỉ đạo chính quyền cấp xã, các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến nội dung của quy định này để nhân dân biết, thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với xã không có lực lượng quản lý đê nhân dân) hoặc lực lượng quản lý đê nhân dân (đối với xã có lực lượng quản lý đê nhân dân) trực tiếp đảm nhiệm quản lý đê cấp IV, cấp V đồng thời chịu sự hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Hạt Quản lý đê và của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) cấp huyện.

2. Tổ chức, quản lý hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn theo quy định (đối với xã có lực lượng quản lý đê nhân dân).

3. Phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương các văn bản, quy định của pháp luật về đê điều, quy định về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Các Giám đốc sở; Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. .