- 1 Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Kết luận 56-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 796/QĐ-TTg năm 2023 thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 385/QĐ-BXD năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bện tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9 Quyết định 1177/QĐ-BXD năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam”, do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Quyết định 2756/QĐ-BCT năm 2022 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/QĐ-BCĐTKNQ24 | Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2023 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 796/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, các ban Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thành viên Ban Chỉ đạo và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2013 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-BCĐTKNQ24 ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường)
1.1. Mục đích
Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng và tiến độ, trình Bộ Chính trị trước ngày 01/10/2023.
1.2. Yêu cầu
- Bám sát tinh thần của Nghị quyết số 24-NQ/TW, Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2013-2023.
- Đánh giá toàn diện, nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan, rút ra được những mặt đạt được, bài học kinh nghiệm; những mặt chưa đạt được và nguyên nhân.
- Đề xuất những quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp khả thi cho từng giai đoạn phù hợp với xu thế của thế giới, thực tiễn của đất nước trong thời kỳ mới.
- Đảm bảo quá trình xây dựng Đề án được toàn diện, sâu sắc, tránh hình thức, đúng kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
- Sản phẩm Đề án hoàn thành đúng tiến độ, báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 01/10/2023.
2.1. Nội dung 1: Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
2.1.1. Chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa XI, XII, XIII về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của các cấp ủy; việc tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết số 24-NQ/TW.
2.1.3. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW. Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể theo số liệu cập nhật nhất có thể (yêu cầu có số liệu so sánh năm 2013 và kết quả ước thực hiện đến năm 2023). Nêu rõ các mặt được và những hạn chế, tồn tại.
2.1.4. Đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW.
2.1.5. Làm rõ nguyên nhân các mặt còn hạn chế, tồn tại.
2.1.6. Rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện; những cách làm hay, sáng tạo trong học tập, quán triệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết.
2.1.7. Đối tượng và hình thức, mốc thời gian tổng kết.
a) Đối tượng:
Đối tượng tham gia tổng kết Nghị quyết gồm: Đảng đoàn, Ban cán sự đảng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy.
b) Hình thức tổng kết:
- Đối với Đảng đoàn Quốc hội; các Ban đảng; Ban cán sự đảng Chính phủ và của các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương: Tiến hành tổng kết, xây dựng báo cáo tổng kết; xây dựng Báo cáo chuyên đề. Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề được Đảng đoàn, Ban cán sự đảng thông qua và gửi về Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW (qua Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Đối với các Tỉnh ủy, Thành ủy: Chỉ đạo, tổ chức tổng kết, xây dựng báo cáo tổng kết trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoàn thiện báo cáo tổng kết được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy thông qua và gửi về Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW (qua Bộ Tài nguyên và Môi trường).
c) Mốc thời gian:
- Tổng kết kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW từ khi ban hành Nghị quyết đến năm 2023.
- Xây dựng Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW hoặc ban hành Nghị quyết mới.
2.2.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, bối cảnh để làm rõ những yêu cầu, nội hàm về: các quan điểm mới, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ cơ bản, giải pháp chủ yếu về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
2.2.2. Xây dựng Kết luận/Nghị quyết mới với các nội dung: đánh giá khái quát kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW thời gian qua, những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ cụ thể, kèm theo các điều kiện để đảm bảo tổ chức thực hiện hiệu quả Kết luận/Nghị quyết mới phù hợp với mục tiêu chung phát triển đất nước được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, trình Bộ Chính trị xem xét.
2.2.3. Kiến nghị về tổ chức thực hiện trong giai đoạn mới.
3.1. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức tổng kết và xây dựng Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW (Cụ thể phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo tại Phụ lục 1 kèm theo).
3.2. Đảng đoàn, Ban cán sự đảng các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tổng kết, đi sâu vào đánh giá kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý; Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết ở địa phương (Danh sách Ban Đảng Trung Ương; Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và Thường trực các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương cụ thể tại Phụ lục 2 kèm theo).
3.3. Ban Chỉ đạo giao cho các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện báo cáo chuyên đề tại Phụ lục 3 và tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW tại Phụ lục 4 theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3.4. Ban Chỉ đạo phân công các thành viên phối hợp chỉ đạo và kiểm tra việc tổng kết ở một số địa phương, đơn vị.
3.5. Ban Chỉ đạo thành lập Tổ Biên tập để theo dõi, tổng hợp, tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các địa phương, các nhà khoa học, quản lý và xây dựng hồ sơ Đề án trình Bộ Chính trị.
3.6. Tiến độ thực hiện: Tại Bảng kèm theo.
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 24-NQ/TW
TT | Nội dung thực hiện | Thời gian | Sản phẩm dự kiến | Cơ quan thực hiện |
I | Công tác chuẩn bị cho tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | |||
1 | Xây dựng Kế hoạch thực hiện tổng kết | Đã hoàn thành | - Kế hoạch | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Xây dựng Đề cương Báo cáo Đề án tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | Đã hoàn thành | - Đề cương Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3 | Xây dựng Đề cương Báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW đối với các Đảng bộ Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các Tỉnh ủy, Thành ủy | Đã hoàn thành | - Đề cương Báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
4 | Thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | Đã hoàn thành | - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo | Thủ tướng Chính phủ |
5 | Thành lập Tổ Biên tập tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | Đã hoàn thành | - Quyết định thành lập Tổ biên tập | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
II | Tổ chức tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW ở các Bộ, ngành, tổ chức Trung ương, các địa phương | |||
1 | Gửi công văn và Đề cương báo cáo đến các ban Đảng Trung ương; Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các Tỉnh ủy, Thành ủy tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW | Đã hoàn thành | - Công văn (kèm theo Đề cương báo cáo) gửi các Đảng bộ các Bộ, ngành, tổ chức, các Tỉnh ủy, Thành ủy. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Tổ chức tổng kết, xây dựng báo cáo tổng kết và gửi về Ban Chỉ đạo | Cơ bản đã hoàn thành | - Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của các Ban Đảng Trung ương; Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy. | - Ban Đảng Trung ương; Đảng đoàn, Ban cán sự đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương. - Tỉnh ủy, Thành ủy |
III | Xây dựng Dự thảo Báo cáo Đề án |
|
|
|
1 | Xây dựng Dự thảo số 0 Báo cáo Đề án | Đã hoàn thành | Dự thảo số 0 - Báo cáo Đề án tổng kết Nghị quyết số 24/NQ-TW. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập lần thứ 1, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch tổng kết và Đề cương Báo cáo Đề án | Đã hoàn thành | Ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về Báo cáo Đề án. | Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng Chính phủ |
3 | Xây dựng Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án | Trước ngày 5/8/2023 | Dự thảo số 1 - Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. | Thường trực Tổ biên tập |
4 | Tổ chức một số hội thảo chuyên đề về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường | Trước ngày 10/8/2023 | - Các nội dung đưa vào Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
5 | Dự kiến làm việc với Thành ủy TP. Hà Nội về tình hình tổng kết Nghị quyết và tổ chức Hội thảo tham vấn các tỉnh phía Bắc, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia/nhà khoa học về Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Trước ngày 9/8/2023 | - Báo cáo kết quả làm việc tại địa phương. - Các ý kiến góp ý Cho Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy Hà Nội |
6 | Dự kiến làm việc với Thành ủy Đà Nẵng về tình hình tổng kết Nghị quyết và tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực miền Trung về Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Trước ngày 11/8/2023 | - Báo cáo kết quả làm việc tại địa phương. - Các ý kiến góp ý cho Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương; Thành ủy Đà Nẵng |
7 | Dự kiến làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về tình hình tổng kết Nghị quyết và tổ chức Hội thảo tham vấn khu vực phía Nam Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Trước ngày 14/8/2023 | - Báo cáo kết quả làm việc tại địa phương. - Các ý kiến góp ý cho Dự thảo số 1 Báo cáo Đề án. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Kinh tế Trung ương; Thành ủy TP. Hồ Chí Minh |
8 | Gửi xin ý kiến chính thức của các Bộ, ngành, địa phương | Từ ngày 20-31/8/2023 | - Văn bản góp ý của các Bộ, ngành, địa phương đối với Dự thảo Báo cáo Đề án. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
9 | Xây dựng Dự thảo số 2 Báo cáo Đề án | Trước ngày 05/9/2023 | Dự thảo số 2 - Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. - Dự thảo Kết luận/Nghị quyết mới. - Dự thảo Tờ trình | Thường trực Tổ biên tập |
10 | Tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập lần thứ 2 để xin ý kiến về Dự thảo số 2 Báo cáo Đề án | Trước ngày 05/9/2023 | - Ý kiến chỉ đạo của Đan Chỉ đạo về Báo cáo Đề án | Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng Chính phủ |
11 | Báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và gửi xin ý kiến thành viên Ban cán sự Đảng Chính phủ về Dự thảo số 2 Báo cáo Đề án | Trước ngày 10/9/2023 | Dự thảo cuối - Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. - Dự thảo Kết luận/Nghị quyết mới. - Dự thảo Tờ trình. | Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng Chính phủ |
12 | Báo cáo Thường trực Chính phủ | Trước ngày 15/9/2023 | - Báo cáo Đề án Tổng kết. - Dự thảo Kết luận/Nghị quyết mới. - Dự thảo Tờ trình. | Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Văn phòng Chính phủ |
13 | Hoàn thiện hồ sơ và tài liệu có liên quan gửi Văn phòng Trung ương Đảng | Trước ngày 25/9/2023 | - Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW - Dự thảo Kết luận/Nghị quyết mới. - Dự thảo Tờ trình. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
14 | Họp Bộ Chính trị | 20/10/2023 | - Báo cáo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW. - Dự thảo Kết luận/Nghị quyết mới. - Dự thảo Tờ trình. | Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Các Bộ, ban, ngành, địa phương bố trí kinh phí đảm bảo cho tổng kết Nghị quyết và tạo kiện thuận lợi cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập hoàn thành nhiệm vụ được phân công của Ban Chỉ đạo.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
A. Nhiệm vụ chung
1. Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện các nội dung được giao trong Nghị quyết số 24-NQ/TW theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước và sự phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.
2. Tham dự và đóng góp ý kiến tại các kỳ họp của Ban Chỉ đạo; chủ động kiểm tra, đôn đốc việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết ở các địa phương, đơn vị được phân công.
3. Tham dự hoặc chủ trì các hội nghị, hội thảo, tọa đàm theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.
4. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban Chỉ đạo.
B. Nhiệm vụ cụ thể
1. Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo
a) Thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng; chủ trì, tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo theo ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo;
b) Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của Ban Chỉ đạo trong quá trình thực hiện tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW;
c) Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện nhưng nội dung được giao trong Nghị quyết số 24-NQ/TW của Trung ương đối với Ban cán sự đảng Chính phủ, cụ thể: Báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế;
d) Chỉ đạo Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW;
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện tổng kết Nghị quyết tại một số Đảng đoàn, Ban cán sự, tỉnh ủy, thành ủy.
2. Đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo
a) Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW;
b) Tham gia đồng chủ trì các hội nghị, hội thảo, toạ đàm của do Ban Chỉ đạo tổ chức; Hội nghị lấy ý kiến các bộ, ngành địa phương về dự thảo Báo cáo tổng kết trình Bộ Chính trị;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Đồng chí Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của Tổ Biên tập giúp việc Ban Chỉ đạo.
b) Chỉ đạo hoàn thành Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo phân công.
c) Chủ trì tổ chức Hội thảo và triển khai báo cáo 05 chuyên đề (kinh phí do Bộ Tài nguyên và Môi trường tự chủ động):
- Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường cac-bon hướng tới giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
- Chủ trương, giải pháp về quản lý, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong tình hình mới.
- Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nhựa hướng tới phát triển bền vững.
- Chủ trương, giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong bối cảnh phát triển mới.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
4. Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
a) Tổng kết công tác quán triệt, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết, đánh giá kết quả đạt được.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
5. Đồng chí Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
6. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
7. Đồng chí Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Tài chính.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
8. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW (bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
9. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW (bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chủ trì tổ chức Hội thảo và triển khai báo cáo 02 chuyên đề (kinh phí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tự chủ động):
- Chủ trương, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới;
- Nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực để thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
10. Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Chủ trì tổ chức Hội thảo và viết chuyên đề (kinh phí do Bộ Khoa học và Công nghệ tự chủ động): Ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
11. Đồng chí Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW(bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/7W và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Xây dựng theo đề cương được phê duyệt.
b) Chủ trì tổ chức Hội thảo và viết chuyên đề (kinh phí do Bộ Xây dựng tự chủ động): Phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu.
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
12. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Giao thông vận tải.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
13. Đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
14. Đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Công thương.
b) Chủ trì tổ chức Hội thảo và triển khai báo cáo chuyên đề (kinh phí do Bộ Công Thương tự chủ động): Thực trạng và giải pháp phát triển năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
15. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (bao gồm nội dung rà soát, đánh giá các mục tiêu cụ thể thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 06/NQ-CP, trong đó cần nêu rõ mục tiêu đạt được, không đạt được hoặc không đánh giá được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân) của Bộ Quốc phòng.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
16. Đồng chí Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Công an.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
17. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Tư pháp.
b) Thực hiện những nội dung khác được phân công, phân nhiệm của Trưởng ban.
18. Đồng chí Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
a) Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Ngoại giao.
b) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
A. DANH SÁCH BAN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG; ĐẢNG ĐOÀN, BAN CÁN SỰ ĐẢNG, ĐẢNG ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. Ban Kinh tế Trung ương
2. Ban Tuyên giáo Trung ương
3. Quân ủy Trung ương
4. Đảng ủy Công an Trung ương;
5. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6. Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
7. Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam
8. Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh Việt Nam
9. Đảng ủy Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
10. Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
11. Đảng ủy Đài truyền hình Việt Nam
12. Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam
13. Đảng ủy Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
14. Đảng ủy Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
15. BCSĐ Bộ Ngoại giao;
16. BCSĐ Bộ Nội vụ;
17. BCSĐ Bộ Tư pháp;
18. BCSĐ Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
19. BCSĐ Bộ Tài chính;
20. BCSĐ Bộ Công Thương;
21. BCSĐ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
22. BCSĐ Bộ Giao thông vận tải;
23. BCSĐ Bộ Xây dựng;
24. BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông;
25. BCSĐ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
26. BCSĐ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
27. BCSĐ Bộ Khoa học và Công nghệ;
28. BCSĐ Bộ Giáo dục và Đào tạo;
29. BCSĐ Bộ Y tế
30. BCSĐ Ngân hàng nhà nước Việt Nam
31. BCSĐ Ủy ban Dân tộc
B. DANH SÁCH THƯỜNG TRỰC CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
1. An Giang | 33. Kon Tum |
2. Bà Rịa - Vũng Tàu | 34. Lai Châu |
3. Bắc Giang | 35. Lâm Đồng |
4. Bắc Kạn | 36. Lạng Sơn |
5. Bạc Liêu | 37. Lào Cai |
6. Bắc Ninh | 38. Long An |
7. Bến Tre | 39. Nam Định |
8. Bình Định | 40. Nghệ An |
9. Bình Dương | 41. Ninh Bình |
10. Bình Phước | 42. Ninh Thuận |
11. Bình Thuận | 43. Phú Thọ |
12. Cà Mau | 44. Phú Yên |
13. Cần Thơ | 45. Quảng Bình |
14. Cao Bằng | 46. Quảng Nam |
15. Đà Nẵng | 47. Quảng Ngãi |
16. Đắk Lắk | 48. Quảng Ninh |
17. Đắk Nông | 49. Quảng Trị |
18. Điện Biên | 50. Sóc Trăng |
19. Đồng Nai | 51. Sơn La |
20. Đồng Tháp | 52. Tây Ninh |
21. Gia Lai | 53. Thái Bình |
22. Hà Giang | 54. Thái Nguyên |
23. Hà Nam | 55. Thanh Hóa |
24. Hà Nội | 56. Thừa Thiên Huế |
25. Hà Tĩnh | 57. Tiền Giang |
26. Hải Dương | 58. Hồ Chí Minh |
27. Hải Phòng | 59. Trà Vinh |
28. Hậu Giang | 60. Tuyên Quang |
29. Hòa Bình | 61. Vĩnh Long |
30. Hưng Yên | 62. Vĩnh Phúc |
31. Khánh Hòa | 63. Yên Bái |
32. Kiên Giang |
|
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐỀ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN PHỤC VỤ TỔNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW
Chuyên đề 1: Ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Chuyên đề 2: Thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Chuyên đề 3: Chủ trương, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Chuyên đề 4: Thực trạng và giải pháp phát triển năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương).
Chuyên đề 5: Phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng).
Chuyên đề 6: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường cac-bon hướng tới giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chuyên đề 7: Chủ trương, giải pháp về quản lý, khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong thời gian tới (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chuyên đề 8: Nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực để thích ứng với biến đổi khí hậu (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chuyên đề 9: Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nhựa hướng tới phát triển bền vững (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chuyên đề 10: Chủ trương, giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong bối cảnh phát triển mới (Ủy viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
PHÂN CÔNG TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW
1. Phân công tổng hợp, đánh giá mục tiêu cụ thể đến 2020 thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
TT | Mục tiêu cụ thể đến 2020 | Cơ quan chịu trách nhiệm |
I. | Ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
1 | Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. | - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. - Trong chủ động phòng, tránh thiên tai - Trong chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3 | Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
5 | Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8-10% so với năm 2010 | - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
II. | Quản lý tài nguyên |
|
|
| |
6 | Đánh giá được tiềm năng, giá trị tài nguyên đất liền | - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên đất, nước, khoáng sản. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tài nguyên rừng. |
7 | Đạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
8 | Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia | - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, biển. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tài nguyên đất, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản - Bộ Công Thương: Năng lượng |
9 | Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt và tài nguyên rừng | - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tài nguyên nước. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tài nguyên rừng |
10 | Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP | - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiệu quả sử dụng nước trong lĩnh vực nông nghiệp. - Bộ Xây dựng: Tỉ lệ thất thoát nước sạch ở đô thị |
11 | Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất chuyên trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
12 | Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khai thác hiệu quả và bền vững rừng; nguồn lợi thủy sản - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Khai thác hiệu quả và bền vững cảnh quan trong lĩnh vực du lịch |
13 | Hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô | Bộ Công thương |
14 | Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp | Bộ Công thương |
15 | Giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP | Bộ Công thương |
III. | Bảo vệ môi trường |
|
16 | Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
17 | 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
18 | Tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
19 | Tiêu hủy, xử lý 100% chất thải y tế | Bộ Y tế |
20 | Tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
21 | Phấn đấu 95% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh | Bộ Xây dựng |
22 | 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
23 | Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh | Bộ Quốc phòng |
24 | Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
25 | Cải thiện môi trường làng nghề | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
26 | Cải thiện rõ rệt môi trường khu vực nông thôn | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
27 | Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
28 | Nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
29 | Nâng độ che phủ của rừng lên trên 45% | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2. Phân công tổng hợp, đánh giá các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 (theo Nghị quyết số 06/NQ-CP)
TT | Mục tiêu đến năm 2025 | Cơ quan chịu trách nhiệm |
I. | Ứng phó với biến đổi khí hậu |
|
1 | Bảo đảm 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, nhất là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3 | Chủ động phòng, chống triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các thành phố ven biển khác | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU); đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng |
|
Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU); đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng | Bộ Tài nguyên và Môi trường | |
Đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng | Bộ Công Thương | |
II. | Quản lý tài nguyên |
|
5 | Hoàn thiện công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
6 | 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
7 | 80% diện tích vùng biển và hải đảo được bay đo từ trọng lực tỷ lệ 1:250.000 | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
8 | 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
9 | Bảo đảm 80% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để duy trì dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông; 70% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
III. | Bảo vệ môi trường |
|
10 | Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
11 | Từng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
12 | 90% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
13 | Phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
14 | 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
15 | Bảo đảm 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
16 | 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường | Bộ Xây dựng |
17 | Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, đi-ô-xin |
|
| - Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
| - Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do đi-ô-xin | Bộ Quốc phòng |
18 | 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch | Bộ Xây dựng |
19 | 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
20 | Bảo đảm độ che phủ rừng được duy trì ở mức 42% | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
21 | 13 khu đất ngập nước Ramsar, 12 khu dự trữ sinh quyển được thành lập và công nhận | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
22 | Tăng diện tích các khu đất ngập nước quan trọng được bảo vệ; | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
23 | Có ít nhất 10 loài nguy cấp được đưa vào chương trình bảo vệ | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
- 1 Quyết định 385/QĐ-BXD năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bện tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Quyết định 1177/QĐ-BXD năm 2022 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua xây dựng hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam”, do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Quyết định 2756/QĐ-BCT năm 2022 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành