ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2012/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ DUYỆT QUY TRÌNH TẠM THỜI QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG HẦM SÔNG SÀI GÒN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quy trình điều độ hệ thống điện ban hành theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương);
Căn cứ Quyết định số 13/2007/QĐ-BCN ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý và bảo trì đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân Thành phố về đặt tên “Đường hầm sông Sài Gòn”;
Căn cứ Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 48/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành và bảo trì đường hầm sông Sài Gòn với các nội dung chính như sau:
1. Tên quy trình tạm thời: Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành và bảo trì đường hầm sông Sài Gòn.
2. Cơ quan lập: Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố và Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.
3. Mục tiêu:
Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành và bảo trì đường hầm sông Sài Gòn là cơ sở để cho Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn thực hiện công tác quản lý vận hành và bảo trì hệ thống đường hầm ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường; hạn chế phát sinh các hư hỏng có thể xảy ra.
4. Nội dung chính của Quy trình:
Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành và bảo trì đường hầm sông Sài Gòn bao gồm 02 tập:
- Tập 1 là Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành;
- Tập 2 là Quy trình tạm thời về Quản lý bảo trì.
Bố cục và nội dung chủ yếu của bộ Quy trình như sau:
♦ Tập I: Quy trình tạm thời về Quản lý vận hành gồm có 02 phần:
- Phần I: Giới thiệu chung:
+ Chương I: Công trình đường hầm sông Sài Gòn.
+ Chương II: Kết cấu công trình và các hệ thống thiết bị.
+ Chương III: Chế độ vận hành.
+ Chương IV: An toàn lao động, điện, phòng chống cháy, tai nạn lao động, cấp cứu và vệ sinh lao động.
+ Chương V: Tổ chức thực hiện.
- Phần II: Công tác quản lý vận hành:
+ Chương I: Trưởng ca điều hành.
+ Chương II: Vận hành hệ thống điện.
+ Chương III: Vận hành hệ thống thông gió.
+ Chương IV: Vận hành hệ thống thoát nước.
+ Chương V: Vận hành hệ thống chữa cháy.
+ Chương VI: Vận hành hệ thống truyền hình mạch kín (CCTV).
+ Chương VII: Vận hành hệ thống mạch dò giao thông.
+ ChươngVIII: Vận hành hệ thống bảng thông tin.
+ Chương IX: Vận hành hệ thống điện thoại vô tuyến.
+ Chương X: Vận hành hệ thống điện thoại khẩn cấp.
+ Chương XI: Vận hành hệ thống phát thanh và Radio phát lại.
+ Chương XII: Bảo vệ - Cứu hộ, cứu nạn - Phòng cháy chữa cháy.
♦ Tập II: Quy trình tạm thời về Quản lý bảo trì đường hầm sông Sài Gòn gồm có 05 phần:
- Phần I: Kết cấu công trình:
+ Chương I: Hạ tầng giao thông.
+ Chương II: Hệ thống thoát nước.
+ Chương III: Hệ thống Phòng cháy chữa cháy.
- Phần II: Hệ thống điện:
+ Chương I: Hệ thống cung cấp điện.
+ Chương II: Hệ thống chiếu sáng.
- Phần III: Các hệ thống điều khiển và giám sát giao thông:
+ Chương I: Hệ thống mạch cuộn phát hiện giao thông.
+ Chương II: Hệ thống bảng thông tin điện tử.
+ Chương III: Hệ thống camera truyền hình mạch kín.
- Phần IV: Các hệ thống an toàn:
+ Chương I: Hệ thống điện thoại khẩn cấp.
+ Chương II: Hệ thống phát thanh và radio phát lại.
+ Chương III: Hệ thống điện thoại vô tuyến.
- Phần V: Hệ thống thiết bị cơ khí:
+ Chương I: Hệ thống thiết bị thông gió.
+ Chương II: Hệ thống thiết bị thoát nước hầm.
+ Chương III: Hệ thống chữa cháy.
Điều 2. Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố và Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông số, tính năng kỹ thuật, các bước quy trình thực hiện vận hành và bảo trì nêu trong Quy trình tạm thời đã đệ trình.
Điều 3. Những vấn đề lưu ý:
- Quy trình tạm thời về quản lý vận hành và bảo trì đường hầm sông Sài Gòn là cơ sở để Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn thực hiện công tác quản lý vận hành, khai thác và bảo trì đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn trong khi chờ lập trình duyệt Quy trình chính thức.
- Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố và Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn chịu trách nhiệm yêu cầu các nhà thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị và các đơn vị khác có liên quan khẩn trương hoàn thiện Quy trình quản lý vận hành và bảo trì đường hầm (quy trình chính thức), trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt trong thời gian sớm nhất.
- Trong thời gian bảo hành công trình và chờ ban hành Quy trình chính thức, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố có trách nhiệm yêu cầu Nhà thầu thi công (Công ty Obayashi) tiếp tục quan trắc các kết cấu của đường hầm làm cơ sở đánh giá chất lượng và độ ổn định của công trình; đồng thời yêu cầu các Nhà thầu thiết kế, Nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị cho đường hầm phối hợp với Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn tiếp tục theo dõi, kiểm tra hệ thống thiết bị trong quá trình vận hành thực tế, xử lý điều chỉnh các tình huống kỹ thuật phát sinh (nếu có), đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả về lâu dài.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Định mức dự toán công tác quản lý, vận hành và bảo trì kết cấu và thiết bị đường hầm sông Sài Gòn do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND về đặt tên công trình hầm Thủ Thiêm mang tên Đường hầm sông Sài Gòn do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 3 Quyết định 62/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 5 Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7 Thông tư 27/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Quyết định 12/2008/QĐ-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9 Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 10 Quyết định 13/2007/QĐ-BCN ban hành Quy trình Xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 11 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 12 Luật Điện Lực 2004
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Luật xây dựng 2003
- 15 Quyết định 56/2001/QĐ-BCN ban hành quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 16 Quyết định 3479/2001/QĐ-BGTVT ban hành Định mức bảo dưỡng thường xuyên Đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 17 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 18 Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2000 phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành