ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2013/QĐ-UBND | Củ Chi, ngày 27 tháng 08 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN HUYỆN CỦ CHI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện;
Căn cứ Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện;
Căn cứ Thông tư số 08/BYT-TT ngày 04 tháng 7 năm 1997 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện thực hiện Chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện;
Căn cứ Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Bệnh viện huyện Củ Chi trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi;
Xét đề nghị của Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi tại Tờ trình số 104/TTr-BV ngày 21 tháng 5 năm 2013, ý kiến thẩm định của Trưởng Phòng Tư pháp huyện tại Công văn số 363/TP ngày 22 tháng 8 năm 2013 và đề nghị của Trưởng Phòng Nội vụ huyện tại Tờ trình số 764/TTr-PNV ngày 22/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện huyện Củ Chi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện huyện Củ Chi.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Giám đốc Bệnh viện huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN HUYỆN CỦ CHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi)
1. Bệnh viện huyện Củ Chi là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Bệnh viện huyện Củ Chi chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi; sự hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh và của các trung tâm chuyên ngành.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, trình tự giải quyết công việc của Bệnh viện huyện.
2. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức của Bệnh viện huyện Củ Chi chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
1. Bệnh viện huyện Củ Chi làm việc theo chế độ thủ trưởng, tất cả hoạt động của bệnh viện đều phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, quy chế làm việc của Sở Y tế thành phố.
2. Bảo đảm dân chủ, minh bạch và hiệu quả trong tất cả hoạt động, thường xuyên nghiên cứu cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Bệnh viện huyện Củ Chi có chức năng khám chữa bệnh, hướng dẫn hoạt động thuộc lĩnh vực được giao theo đúng chính sách pháp luật, các quy định của Nhà nước.
Bệnh viện huyện Củ Chi có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh
a) Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú;
b) Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước;
c) Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa;
d) Tổ chức giám định sức khỏe khi có nhu cầu;
đ) Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.
2. Đào tạo cán bộ y tế
a) Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế;
b) Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3. Nghiên cứu khoa học về y học
a) Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu;
b) Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tế học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
Lập kế hoạch và chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị.
5. Phòng bệnh
a) Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch;
b) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
6. Hợp tác quốc tế
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế y tế
a) Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí;
b) Tạo thêm nguồn thu nhập từ các dịch vụ y tế;
c) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện.
1. Bệnh viện huyện Củ Chi có 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi bổ nhiệm theo quy định pháp luật hiện hành.
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ công tác của Bệnh viện huyện Củ Chi, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ do Sở Y tế và các trung tâm chuyên ngành thành phố.
Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi có quyền quyết định bổ nhiệm các chức vụ Trưởng, Phó các Khoa, các Phòng chức năng nghiệp vụ.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số công việc cụ thể của đơn vị, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và được quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi Giám đốc đi vắng.
2. Các Phòng chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị;
- Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư - thiết bị y tế;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Điều dưỡng.
3. Các Khoa
- Liên Khoa Khám bệnh - Cấp cứu;
- Liên Khoa Nội - Nhi;
- Liên Khoa Ngoại - Phụ sản;
- Khoa Y học cổ truyền (Đông y);
- Liên Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm;
- Khoa Dược.
Tùy theo nhu cầu khám, chữa bệnh và yêu cầu phát triển, bệnh viện từng bước lập kế hoạch, đề án trình các cấp có thẩm quyền thành lập một số khoa mới trong cơ cấu tổ chức của bệnh viện đa khoa hạng III.
Căn cứ vào Quy chế này, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế) và Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế bệnh viện, Giám đốc Bệnh viện huyện chỉ đạo việc xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện huyện.
4. Tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác trong Bệnh viện
5. Hội đồng khoa học kỹ thuật
a) Chức năng
Hội đồng khoa học kỹ thuật là tổ chức tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về các vấn đề sau:
- Xây dựng định hướng về công tác nghiên cứu khoa học;
- Kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật của bệnh viện;
- Kế hoạch đào tạo cán bộ;
- Kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị y tế, thuốc và các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của bệnh viện;
- Giám định kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định các đề tài nghiên cứu;
- Các vấn đề khác mà giám đốc cần tham khảo.
b) Tổ chức
- Các ủy viên hội đồng bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm quản lý thuộc các lĩnh vực chuyên khoa do Giám đốc lựa chọn và quyết định;
- Chủ tịch Hội đồng là người có trình độ kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tốt do Giám đốc cử;
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký là Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp và Vật tư - thiết bị y tế;
- Hội đồng khoa học kỹ thuật hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, họp định kỳ hàng quý, họp bất thường do Giám đốc bệnh viện yêu cầu. Kinh phí hoạt động được chi từ nguồn tài chính được cấp cho hoạt động khoa học, công nghệ và kỹ thuật.
6. Hội đồng thuốc và điều trị
a) Tổ chức
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện tổ chức và hoạt động theo Chỉ thị 03/1997/BYT-CT ngày 25/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện và Thông tư số 08/BYT-TT ngày 04/7/1997 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện.
b) Nhiệm vụ
- Xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện;
- Xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho bệnh viện;
- Xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc, theo dõi dùng thuốc, kiểm tra việc thực hiện khi quy trình trên được phê duyệt;
- Giúp Giám đốc một số hoạt động khác.
Căn cứ khối lượng công việc và tình hình cán bộ cụ thể để xác định chức danh cán bộ, viên chức và số lượng biên chế cho phù hợp. Biên chế của Bệnh viện do Ủy ban nhân dân huyện quyết định trong chỉ tiêu biên chế sự nghiệp y tế được Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng năm.
Kinh phí hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước.
Bệnh viện huyện Củ Chi quản lý tài chính theo quy chế bệnh viện (phần quy chế quản lý tài chính trong bệnh viện) và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cùng các quy định tài chính hiện hành.
Điều 10. Chế độ làm việc, hội họp, báo cáo
1. Chế độ làm việc
Bệnh viện huyện thực hiện thời gian làm việc theo quy định của Nhà nước và theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện.
Giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của Bệnh viện huyện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về hiệu quả công tác của Bệnh viện. Giám đốc phân công công việc cho Phó Giám đốc và các viên chức.
Viên chức của Bệnh viện được phân công nhiệm vụ cụ thể, mặc trang phục theo quy định, có bảng tên đặt tại bàn làm việc đồng thời phải đeo thẻ viên chức khi thi hành nhiệm vụ.
Từng viên chức phải có tác phong làm việc tận tụy, thái độ lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo, của đồng nghiệp, của tổ chức trong quan hệ công tác, cũng như của bệnh nhân theo 12 điều y đức của Bộ Y tế.
2. Chế độ hội họp, báo cáo
Giám đốc hàng tuần tổ chức họp giao ban giữa Ban Giám đốc Bệnh viện với Trưởng các đơn vị chuyên môn kỹ thuật và Trưởng các phòng chức năng thuộc Bệnh viện để kiểm tra, đánh giá, nhận xét thực hiện công việc tuần qua và triển khai nhiệm vụ tuần tới. Hàng tháng họp toàn thể cán bộ, công chức viên chức để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tháng qua và đề ra công tác cho tháng tiếp theo, đồng thời phổ biến các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chế độ mới và nhiệm vụ mới phát sinh ở địa phương, tình hình thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước và Ủy ban nhân dân huyện giao.
Khi cần, Giám đốc có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai các công việc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện hoặc Sở Y tế thành phố.
Hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và cuối năm, Bệnh viện báo cáo sơ - tổng kết công tác và thống kê tình hình thực hiện theo quy định.
3. Hội nghị cán bộ công chức và các cuộc họp quan trọng khác
Hội nghị cán bộ công chức được tiến hành vào tháng 12 hàng năm theo quy định, do Giám đốc bệnh viện phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn bệnh viện tổ chức.
Mỗi năm, Giám đốc bệnh viện phải triển khai các quy định của quy chế dân chủ, quy chế giao tiếp, quy tắc ứng xử và 12 điều y đức cho viên chức, nhân viên bệnh viện.
Bệnh viện cần tổ chức đánh giá sự hài lòng của người bệnh và cán bộ nhân viên ít nhất 2 lần trong năm thông qua phiếu khảo sát. Qua đó có phương án thay đổi phong cách phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn.
4. Đi công tác
Giám đốc bệnh viện chỉ cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi công tác, hội nghị theo đúng thành phần liên quan đến nội dung chuyến công tác, hội nghị.
Cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong nước về phải báo cáo với Giám đốc bệnh viện nội dung được lĩnh hội và kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung đã được lĩnh hội.
Cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, hội nghị ở nước ngoài phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của Đảng và của Nhà nước và chỉ được tiến hành các thủ tục theo chuyến đi công tác, hội nghị sau khi được Giám đốc bệnh viện đồng ý.
Điều 11. Đối với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
1. Bệnh viện huyện Củ Chi chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế và các mặt hoạt động khác theo quy định.
2. Bệnh viện có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của bệnh viện với Sở Y tế theo quy định và báo cáo đột xuất khi có công việc khẩn cấp.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc hội, họp, hội nghị do Sở Y tế thành phố triệu tập.
Điều 12. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
Bệnh viện huyện Củ Chi chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi. Giám đốc trực tiếp nhận chỉ đạo từ Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân huyện và phải thường xuyên báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện những mặt công tác đã được phân công.
Điều 13. Quan hệ công tác với Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế Dự phòng huyện
1. Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng huyện trong việc hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật đối với các Trạm Y tế xã, thị trấn và trong kế hoạch phát triển y tế tại địa phương;
2. Phối hợp với Phòng Y tế huyện trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và các lĩnh vực khác do Ủy ban nhân dân huyện phân công.
Điều 14. Quan hệ công tác với các cơ quan khác trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện
Là quan hệ phối hợp và hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định.
1. Thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện về phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan để đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về công tác vệ sinh phòng bệnh để tự chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
2. Khi các tổ chức trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng của Bệnh viện, Giám đốc có trách nghiệm giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các yêu cầu đó theo quy định;
3. Tổ chức phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương.
Điều 16. Quy định về khen thưởng và kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
2. Cán bộ, công chức, viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ;
3. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA BỆNH VIỆN
Điều 17. Tài sản của bệnh viện gồm: cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, xe cứu thương và các vật dụng khác. Tài sản của bệnh viện được phân công quản lý như sau:
a) Thuốc, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất, thuốc sát khuẩn, phim X quang: do Khoa Dược quản lý.
b) Máy móc và trang thiết bị y tế: do Phòng Kế hoạch tổng hợp và thiết bị y tế quản lý.
c) Cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, các loại biểu mẫu hồ sơ y tế: do Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị quản lý.
Điều 18. Việc quản lý, cấp phát và sử dụng thuốc, vật tư, thiết bị y tế và tài sản của bệnh viện thực hiện theo quy chế bệnh viện và các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 19. Khi cần điều chuyển khoa khác, cho mượn, thanh lý hay vận chuyển ra khỏi cơ quan các tài sản của bệnh viện, các Trưởng khoa có liên quan phải báo cho cán bộ phụ trách. Cán bộ phụ trách xin ý kiến Giám đốc bệnh viện. Khi có sự đồng ý của Giám đốc mới thực hiện quy định nhà nước. Khi thực hiện phải lập sổ theo dõi.
Điều 20. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của bệnh viện có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, không để thất thoát, hư hỏng, không sử dụng tài sản chung vào công việc cá nhân. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên bệnh viện cần tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ quy trình vận hành máy móc cũng như các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
Điều 21. Công tác kiểm kê tài sản
1. Việc kiểm kê tài sản được tiến hành hàng năm theo luật định.
2. Đối với thuốc, hóa chất được kiểm kê theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.
3. Đối với trang thiết bị y tế kiểm kê theo quy chế bệnh viện.
4. Đối với tài sản khác cũng được tiến hành theo quy định có sự phối hợp với Phòng Tổ chức - Hành chính quản trị và Phòng Tài chính - Kế toán.
Điều 22. Bảo vệ bệnh viện trong khi làm nhiệm vụ được kiểm tra giấy tờ, người, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải báo cho lãnh đạo hoặc Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính quản trị.
Điều 23. Việc thu xếp xe bệnh viện đi công tác do Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính quản trị quản lý. Việc điều xe bệnh viện phục vụ cho vận chuyển bệnh nhân do bác sĩ trực lãnh đạo điều động.
Điều 24. Giám đốc và tất cả các thành viên của Bệnh viện huyện Củ Chi có trách nhiệm thực hiện theo nội dung quy định tại quy chế này kể từ ngày ban hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa phù hợp hoặc phát sinh khó khăn, vướng mắc, Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi phối hợp Phòng Nội vụ huyện trình Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi bổ sung hoặc sửa đổi quy chế cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện quận Bình Tân kèm theo Quyết định 01/2012/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện do Bộ Y tế ban hành
- 4 Luật viên chức 2010
- 5 Luật cán bộ, công chức 2008
- 6 Quyết định 07/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 7 Quyết định 31/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 2 Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8 Quyết định 79/2007/QĐ-UBND thành lập Bệnh viện huyện Củ Chi trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9 Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện quận Bình Thạnh do Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh ban hành
- 10 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 13 Thông tư 08/BYT-TT năm 1997 hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện thực hiện Chỉ thị 03/BYT-CT về chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện do Bộ Y tế ban hành
- 1 Quyết định 07/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2 Quyết định 10/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện quận Bình Thạnh do Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh ban hành
- 3 Quyết định 31/2007/QĐ-UBND bãi bỏ Điều 2 Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4 Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện quận Bình Tân kèm theo Quyết định 01/2012/QĐ-UBND