ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG DANH HIỆU “CÔNG DÂN THỦ ĐÔ ƯU TÚ”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội tại Tờ trình số 3233/TTr-SNV, ngày 20 tháng 12 năm 2017 về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú".
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/01/2018 và thay thế Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
XÉT TẶNG DANH HIỆU “CÔNG DÂN THỦ ĐÔ ƯU TÚ”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” là hình thức biểu dương, khen thưởng cao quý của Ủy ban nhân dân Thành phố tặng cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, nêu tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo. Các thành tích phải có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô.
2. Quy chế này quy định về đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình xét và hình thức biểu dương danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
Điều 2. Đối tượng xét tặng
Công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập, công tác trên địa bàn thành phố Hà Nội (không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc) đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 3. Nguyên tắc xét, khen thưởng
1. Việc xét, chọn đảm bảo công khai, công bằng, chính xác và kịp thời; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
2. Cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương nào trực tiếp quản lý thì cơ quan, đơn vị, địa phương đó giới thiệu với sở, ngành có liên quan thuộc lĩnh vực xét tặng và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xét, biểu dương khen thưởng.
3. Mỗi cá nhân chỉ được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú một lần. Không áp dụng hình thức truy tặng.
Điều 4. Số lượng khen thưởng
Danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” được xét tặng cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu nhất trên các lĩnh vực với số lượng không quá 10 cá nhân trong một năm.
Chương II
TIÊU CHUẨN XÉT, TẶNG DANH HIỆU “CÔNG DÂN THỦ ĐÔ ƯU TÚ”
Điều 5. Tiêu chuẩn
Cá nhân được xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” phải đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu dẫn đầu trên từng lĩnh vực: lao động sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước, công tác đảng, đoàn thể, an ninh - quốc phòng, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, công tác xã hội từ thiện..., nêu tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo. Các thành tích phải có đóng góp đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô.
2. Tận tụy, trung thực, tiêu biểu cho tinh thần: Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư.
3. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; gương mẫu trong xây dựng văn hóa tại đơn vị, gia đình và nơi cư trú.
Chương III
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HỒ SƠ XÉT CHỌN, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 6. Quy trình xét tặng
1. Các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố có trách nhiệm xem xét các cá nhân xuất sắc tiêu biểu nhất trong các lĩnh vực giới thiệu với các sở, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành có liên quan để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, khen thưởng.
2. Các sở, ban, ngành đề nghị các cơ quan, đơn vị phát hiện, đề xuất và tổng hợp các đề xuất từ các cơ quan, đơn vị; tổ chức xét, lựa chọn từ 01 đến 02 cá nhân xuất sắc tiêu biểu nhất trong lĩnh vực phụ trách, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, khen thưởng.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ:
a) Rà soát, thẩm định hồ sơ, xin ý kiến các đơn vị có liên quan, tổng hợp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố xem xét.
b) Tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo xin ý kiến Thường trực Thành ủy về danh sách các cá nhân dự kiến tặng thưởng.
c) Thực hiện công khai danh sách các cá nhân dự kiến tặng thưởng trên các báo, đài Thành phố và Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố để xin ý kiến nhân dân (thời gian xin ý kiến là 15 ngày).
d) Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét, tặng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu (mỗi loại 01 bộ), gồm:
a) Tờ trình kèm biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
b) Báo cáo (theo mẫu số 01 kèm theo) và trích ngang (theo mẫu số 02 kèm theo) thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng có xác nhận của cấp trình khen. Riêng báo cáo thành tích phải có xác nhận của tổ dân phố, khu dân cư, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi cá nhân cư trú về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bản sao các văn bằng, chứng nhận có liên quan.
2. Thời gian nộp hồ sơ:
a) Các quận, huyện, thị xã nộp hồ sơ về sở, ngành liên quan trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
b) Các sở, ngành nộp hồ sơ về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
Điều 8. Quyền lợi cá nhân được khen thưởng
1. Cá nhân đạt danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” được tặng Bằng công nhận, Huy hiệu và tiền thưởng bằng 12,5 lần mức lương tối thiểu; được ghi tên vào Sổ vàng truyền thống của Thành phố.
2. Thành phố tổ chức biểu dương, khen thưởng các cá nhân đạt danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” vào dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) hằng năm.
Điều 9. Kinh phí
Kinh phí hoạt động tổ chức xét tặng và biểu dương danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”, tiền thưởng cho các cá nhân được trích từ Quỹ thi đua, khen thưởng thành phố Hà Nội.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Xử lý vi phạm
1. Thủ trưởng đơn vị và cá nhân được đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc kê khai, báo cáo thành tích đề nghị các cấp xét, khen thưởng.
2. Cá nhân đã được công nhận đạt danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” nhưng phát hiện thấy báo cáo không đúng sự thật, vi phạm tiêu chuẩn tại Điều 5 của Quy chế này thì sẽ bị thu hồi Bằng công nhận, Huy hiệu kèm theo tiền thưởng, xóa tên trong sổ vàng truyền thống; các đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc xác nhận thành tích, đề xuất, trình khen tùy theo mức độ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Trong thời hạn 15 ngày sau khi phát hiện vi phạm, Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thu hồi Bằng công nhận, Huy hiệu kèm theo tiền thưởng và xóa tên trong sổ vàng truyền thống.
Điều 11. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền tố cáo, khiếu nại về kết quả và những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức xét tặng danh hiệu và biểu dương khen thưởng cho các cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng danh hiệu và biểu dương khen thưởng cho các cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Các báo, đài của Hà Nội: có trách nhiệm phát hiện giới thiệu với các ngành liên quan để xem xét, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng những trường hợp xuất sắc tiêu biểu. Kịp thời thông tin, tuyên truyền về các cá nhân được tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.
3. Hàng năm Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành, các đơn vị tổ chức thực hiện Quy chế này.
Quá trình thực hiện các cấp, các ngành, các đơn vị phát hiện thấy có những vấn đề chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Ban Thi đua Khen thưởng, Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi kịp thời./.
Mẫu số 01
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20….. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG DANH HIỆU "CÔNG DÂN THỦ ĐÔ ƯU TÚ" NĂM 20 …….
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt):
- Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính:
- Điện thoại liên hệ:
- Quê quán:
- Trú quán:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
2. Thành tích đạt được của cá nhân (trong quá trình công tác và nêu bật thành tích đóng góp cho Thủ đô Hà Nội và đất nước).
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
1. Danh hiệu thi đua:
Năm | Danh hiệu thi đua | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hình thức khen thưởng:
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ DÂN PHỐ, KHU DÂN CƯ NƠI CÁ NHÂN CƯ TRÚ | NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH |
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN |
|
XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN |
Mẫu số 02
TRÍCH NGANG THÀNH TÍCH CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU "CÔNG DÂN THỦ ĐÔ ƯU TÚ" NĂM 20………
STT | Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác (hoặc địa chỉ) | Tóm tắt thành tích | Lĩnh vực | Ghi chú |
1. |
| Trích ngang thành tích nêu rõ: - Thành tích đạt được (theo quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận). - Thành tích đạt được của cá nhân (trong quá trình công tác và nêu bật thành tích đóng góp cho Thủ đô Hà Nội và đất nước). - Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được. |
| Ghi rõ quê quán, nơi thường trú. Số điện thoại di động, số điện thoại nhà riêng. |
2. |
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
- 1 Quyết định 74/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 2 Quyết định 10/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 3 Quyết định 37/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Gương mặt tiêu biểu thành phố Hải Phòng
- 4 Quyết định 19/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về xét, công nhận sáng kiến cơ sở và xét, tặng Bằng Sáng kiến Thủ đô do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2018 về quy định trình tự, thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành chính Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và thủ tục Đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương độc lập áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 8 Kế hoạch 170/KH-UBND tổ chức Hội nghị biểu dương Người tốt, việc tốt tiêu biểu và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 11 Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu công dân danh dự Thủ đô Hà Nội
- 12 Quyết định 341/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu thành phố Hải Phòng"
- 13 Luật Thủ đô 2012
- 14 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 15 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 23/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu công dân danh dự Thủ đô Hà Nội
- 3 Kế hoạch 170/KH-UBND tổ chức Hội nghị biểu dương Người tốt, việc tốt tiêu biểu và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 02/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2018 về quy định trình tự, thủ tục thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục hành chính Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và thủ tục Đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương độc lập áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 19/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về xét, công nhận sáng kiến cơ sở và xét, tặng Bằng Sáng kiến Thủ đô do thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Quyết định 37/2018/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu Gương mặt tiêu biểu thành phố Hải Phòng
- 8 Quyết định 341/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu thành phố Hải Phòng"
- 9 Quyết định 10/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 10 Quyết định 74/2019/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế”
- 11 Quyết định 61/2021/QĐ-UBND quy định về tổ chức xét tặng, tôn vinh danh hiệu “Công dân Bắc Giang ưu tú” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 12 Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND quy định về tặng thưởng danh hiệu “Công dân ưu tú tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”
- 13 Quyết định 35/2024/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” do Thành phố Hà Nội ban hành