ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2020/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 17/20ĩ8/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3163/TTr-SNNPTNT ngày 20 tháng 11 năm 2019, ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 166/BC-STP ngày 23 tháng 10 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp cơ quan thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2020 và thay thế Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Cơ sở đã được kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành, Bản cam kết được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, được sử dụng đến khi hết thời hạn được cấp và ký kết.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Y tế; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP CƠ QUAN THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành hèm theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Phân cấp cơ quan thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản để thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT); quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT) và các cơ sở nêu tại điểm k Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Chi cục quản lý chuyên ngành trực thuộc; các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn trực thuộc, được phân cấp thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ sở do cơ quan Trung ương quản lý), trong các lĩnh vực sau:
a) Sản xuất thực phẩm ban đầu nông, lâm, thủy sản (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm, làm nghề muối); sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế; chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; tàu cá; cảng cá; chợ đầu mối; chợ đấu giá thực phẩm nông, lâm, thủy sản; sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản,...
b) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
1. Phân cấp các cơ quan thẩm định, quản lý đảm bảo rõ ràng, đồng bộ, tránh bỏ sót nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự thẩm định, quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan nào thực hiện thẩm định thì cơ quan đó cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó ký Bản cam kết và kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết.
2. Trường hợp 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 02 sản phẩm trở lên, trong đó có 01 sản phẩm thuộc quản lý của cơ quan cấp tỉnh thì giao cho cơ quan cấp tỉnh thẩm định, quản lý.
3. Trường hợp 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 02 sản phẩm trở lên (không có sản phẩm thuộc quản lý của cơ quan cấp tỉnh), trong đó có 01 sản phẩm thuộc quản lý của cơ quan cấp huyện thì giao cho cơ quan cấp huyện thẩm định, quản lý.
4. Trường hợp 01 cơ sở sản xuất, kinh doanh có từ 02 sản phẩm thuộc phạm vi của các Thông tư, văn bản khác nhau (02 phương thức khác nhau) thì phương thức quản lý từng sản phẩm theo văn bản quy định tương ứng.
5. Cơ sở nêu tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Quy định này, được quản lý theo các quy định có liên quan về an toàn thực phẩm hiện hành.
PHÂN CẤP CƠ QUAN THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ
Điều 4. Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chi cục Quản lý chất, lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản: Thẩm định và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Phụ lục số 01 Quy định này.
Điều 5. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng/Kinh tế và Hạ tầng nông thôn (trong trường hợp không có Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Thẩm định và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Phụ lục số 02 Quy định này.
Điều 6. Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản, theo Phụ lục số 03 Quy định này.
Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Quy định này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, bao gồm nội dung của các văn bản: Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, nội dung Quy định này và các văn bản có liên quan.
3. Chỉ đạo các Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thẩm định, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã được phân cấp tại Điều 4 Quy định này.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thu thập thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh mà pháp luật quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, để xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác thẩm định, quản lý chuyên ngành.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo quy định.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan thẩm định, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã.
7. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn và cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục và Cục quản lý chuyên ngành tổ chức; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của cơ quan thẩm định, quản lý cấp tỉnh, huyện, xã.
8. Cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, xác định nhu cầu kinh phí đối với nhiệm vụ chi (do ngân sách tỉnh đảm bảo) cho các hoạt động liên quan đến công tác thẩm định, quản lý thực phẩm nông, lâm, thủy sản như: công tác thống kê, thẩm định, kiểm tra, thanh tra, giám sát, lấy mẫu; nhu cầu trang thiết bị, năng lực kiểm nghiệm; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền,... gửi Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách địa phương.
9. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung Quy định này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác thẩm định, quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để theo dõi, chỉ đạo.
Cung cấp thông tin việc đăng ký doanh nghiệp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản cho các cơ quan thẩm định cấp tỉnh và phối hợp trong việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Trên cơ sở nhu cầu dự toán kinh phí do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập đối với nhiệm vụ chi do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định kinh phí liên quan đến công tác thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản và tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh.
Chỉ đạo các phòng chức năng thuộc Công an tỉnh và Công an huyện, thành phố chủ động nắm tình hình, thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ; phối hợp với các ngành có liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
3. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện thẩm định, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã được phân cấp tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.
4. Hằng năm, phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí cho các hoạt động liên quan đến công tác thẩm định, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản như: tuyên truyền, tập huấn, thống kê, kiểm tra, ký Bản cam kết, phân tích mẫu, test nhanh,... trên cơ sở đề xuất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng/Kinh tế và Hạ tầng nông thôn (trong trường hợp không có Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
5. Chủ động tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đã được phân cấp theo Quy định này.
6. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ sở không chấp hành nội dung cam kết do cấp huyện và xã được phân cấp thẩm định, quản lý.
7. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được phân cấp tại Điều 5, Điều 6 Quy định này.
8. Phối hợp với cơ quan thẩm định cấp tỉnh, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện công tác thẩm định, quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện, thành phố (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản), để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 12. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Phân công cán bộ trực tiếp theo dõi và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ do các cơ quan chức năng tổ chức.
3. Thực hiện quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã được phân cấp tại Điều 6 Quy định này.
4. Hằng năm, lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện công tác quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được phân cấp trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Quy định này.
5. Định kỳ giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội dung ký Bản cam kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản và xử lý vi phạm theo thẩm quyền về chất lượng an toàn thực phẩm đã được phân cấp theo quy định.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về kết quả thực hiện việc quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Các Sở: Y tế, Công Thương; Công an tỉnh và các sở, ngành khác có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định này; tham gia đoàn công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành khi cơ quan cấp tỉnh có yêu cầu; thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm.
Điều 14. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật trong các tầng lớp Nhân dân về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn.
Điều 15. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức quán triệt Quy định này nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
PHÂN CẤP CHI CỤC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Cơ quan được phân cấp | Cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản | Thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT: |
- Sơ chế, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản (được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/hoạt động/đầu tư). | |
- Chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối (trừ các sản phẩm do Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh). | |
- Chợ đầu mối; Chợ đấu giá thực phẩm nông, lâm, thủy sản: Chủ trì, phối hợp với các Chi cục liên quan. | |
- Cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng do hai (02) Chi cục quản lý trở lên: Chủ trì, phối hợp với các Chi cục liên quan. | |
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật | Sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/hoạt động/đầu tư). |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y | Sản xuất ban đầu, sơ chế, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/hoạt động/đầu tư). |
Chi cục Thủy sản | - Sản xuất ban đầu thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản; Cảng cá (được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh tiếp nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập/ hoạt động/đầu tư). |
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên. | |
Đối với cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực: Các Chi cục quản lý theo chức năng nhiệm vụ tại từng công đoạn: Trồng trọt, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản; đối với chuỗi sơ chế, chế biến do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thực hiện quản lý. |
PHÂN CẤP CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Cơ quan được phân cấp | Cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng/Kinh tế và Hạ tầng nông thôn (trong trường hợp không có Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố | Thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT: |
- Sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản thực phẩm nông, lâm, thủy sản. | |
- Chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối: do Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh | |
Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT: | |
- Sơ chế, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh). | |
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn. | |
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định (bao gồm Tàu cá có chiều dài từ 6 mét đến dưới 15 mét). |
PHÂN CẤP ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Cơ quan được phân cấp | Cơ sở sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản |
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn | Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT: |
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, nuôi trồng thủy sản, làm nghề muối,... (bao gồm cả các cơ sở được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh). | |
- Tàu cá có chiều dài dưới 6 mét. |
- 1 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 37/2019/QĐ-UBND về phân công cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Quyết định 44/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp cơ quan thẩm định, cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 5 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp và phân công nhiệm vụ quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 1 Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định về phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 30/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp và phân công nhiệm vụ quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3 Quyết định 37/2019/QĐ-UBND về phân công cơ quan thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 4 Quyết định 44/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp cơ quan thẩm định, cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 5 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận chợ kinh doanh thực phẩm đối với chợ tạm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7 Quyết định 33/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp cơ quan quản lý, cơ quan thẩm định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8 Quyết định 2792/QĐ-UBND năm 2021 bãi bỏ Quyết định 113/QĐ-UBND về phân cấp cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La