- 1 Luật Đê điều 2006
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Luật Thủy lợi 2017
- 5 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 9 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10 Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều, kè bảo vệ bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12 Quyết định 48/2020/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 13 Quyết định 13/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác và quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 14 Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2020/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 13 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 3930/TTr-SNN.TL ngày 20 tháng 11 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phạm vi vùng phụ cận và các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2021.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc các Công ty Thủy lợi, các tổ chức, cá nhân và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHÁC, HÀNH LANG BẢO VỆ ĐÊ CẤP IV, CẤP V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Quy định này quy định về một số nội dung bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm:
1. Phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi không thuộc các công trình thủy lợi quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 40 Luật Thủy lợi năm 2017 (sau đây gọi là công trình thủy lợi khác).
2. Hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V.
3. Các trường hợp cắm mốc chỉ giới các công trình thủy lợi khác (ngoài quy định tại Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi).
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V.
2. Các tổ chức cá nhân có các hoạt động liên quan trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập dâng là vật kiến trúc chắn ngang dòng chảy để nâng cao mực nước thượng lưu và cho phép dòng chảy tràn qua đập.
2. Công trình trên kênh là những công trình cống, đập, xi phông, cầu máng, tuynel... được xây dựng trong lòng kênh, hai bên bờ kênh có nhiệm vụ dẫn nước, điều tiết nước.
3. Công trình kè sông, kè biển là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ bờ sông, bờ biển.
4. Lưu lượng kênh là lưu lượng lớn nhất theo thiết kế mà công trình phải chuyển tải.
5. Vùng phụ cận là vùng không gian theo phương ngang và phương thẳng đứng tiếp giáp công trình thủy lợi, được quy định áp dụng đối với từng loại công trình nhằm bảo vệ an toàn công trình.
Điều 4. Phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác
1. Đối với đập dâng: Tùy theo cấp đập được xác định theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04-05:2012/BNNPTNT và Quy định tại Phụ lục II phân cấp công trình Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài phần xây đúc cuối cùng về phía thượng, hạ lưu và phía vai đập trở ra được quy định như sau:
a) Đập cấp II tối thiểu là 100m về phía thượng, hạ lưu và 50m về phía vai đập; Riêng đối với đập Đô Lương (nằm chắn ngang sông Lam) tối thiểu 300m về thượng, hạ lưu và 100m về phía vai đập.
b) Đập cấp III tối thiểu là 50m về phía thượng, hạ lưu và 30m về phía vai đập;
c) Đập cấp IV tối thiểu là 20m về phía thượng, hạ lưu và 10m về phía vai đập.
2. Đối với tràn xả lũ (bao gồm cả tràn tự do và tràn có cửa van điều tiết), phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài cùng của tràn trở ra mỗi bên tối thiểu là 20m.
3. Đối với Trạm bơm phạm vi vùng phụ cận của trạm bơm được tính từ điểm xây đúc ngoài cùng của hàng rào bảo vệ (đối với trạm bơm đã có hàng rào bảo vệ) hoặc tính từ ranh giới phạm vi được giao đất khi xây dựng (đối với trạm bơm chưa có hàng rào bảo vệ).
4. Đối với kênh có chân mái ngoài bờ kênh:
a) Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 02m3/s phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài trở ra là 01m đối với kênh đất và kênh kiên cố có đất đắp phía ngoài.
b) Kênh kiên cố có lưu lượng nhỏ hơn 02m3/s không có đắp đất phía ngoài, phạm vi vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc ngoài cùng của kênh trở ra là 02m.
5. Đối với kênh không có chân mái ngoài bờ kênh:
a) Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 02m3/s, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong với mặt đất tự nhiên trở ra là 02m.
b) Kênh có lưu lượng từ 02m3/s đến 10m3/s, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong với mặt đất tự nhiên trở ra đối với khu đô thị là từ 02m đến 03m, ngoài khu đô thị là 05m.
c) Kênh có lưu lượng từ 10m3/s đến 20m3/s, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong với mặt đất tự nhiên trở ra đối với khu đô thị là từ 03m đến 05m, ngoài khu đô thị có dân cư là 10m, ngoài khu đô thị không có dân cư là 20m.
d) Kênh có lưu lượng lớn hơn 20m3/s, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giao tuyến giữa mái trong với mặt đất tự nhiên trở ra đối với khu đô thị là 05m, ngoài khu đô thị có dân cư là 15m, ngoài khu đô thị không có dân cư là 30m.
6. Đối với kênh là đường ống dẫn nước, phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép biên ngoài cùng của đường ống ra mỗi bên và áp dụng dọc theo chiều dài tuyến ống, cụ thể như sau:
a) 02m đối với đường ống dẫn lưu lượng dưới 03 m³/s hoặc có đường kính trong đến dưới 1.500mm.
b) 03m đối với đường ống dẫn lưu lượng từ 03m³/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1.500mm trở lên.
7. Đối với những đoạn kênh, tuyến kênh có bờ bao thủy lợi kết hợp làm đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận được thực hiện theo quy định chung về hành lang bảo vệ công trình giao thông nhưng không được nhỏ hơn vùng phụ cận của công trình theo quy mô kênh tương ứng.
8. Đối với tuyến kênh đi dưới đường dây tải điện hoặc đi song song với đường dây tải điện, phạm vi vùng phụ cận ngoài việc đảm bảo theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này, hành lang bảo vệ an toàn tuân theo tiêu chuẩn đường dây tải điện theo quy định hiện hành.
9. Đối với các công trình trên kênh
a) Cống tiêu và cống tưới phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài phần xây đúc cuối cùng trở ra các bên tối thiểu từ 0,5m đến 01m;
b) Xi phông, cầu máng, tuy nel phạm vi vùng phụ cận được tính từ điểm xây dựng hoặc gia cố bảo vệ ngoài cùng của công trình trở ra mỗi bên: 03m đối với lưu lượng dưới 05m³/s hoặc có chiều rộng đáy đến dưới 05m; 05m đối với lưu lượng từ 05m³/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy từ 05m trở lên; và áp dụng dọc theo chiều dài tuyến công trình.
10. Đối với kè bảo vệ bờ sông, bờ biển đoạn không có đê, phạm vi vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía 15 m. Riêng đoạn kè bảo vệ bờ sông, bờ biển trong khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và dịch vụ, thương mại được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía 05 m.
11. Đối với công trình thủy lợi khác đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì phạm vi vùng phụ cận được phép điều chỉnh theo thẩm quyền cho phù hợp với thực tế nhưng phải đảm bảo an toàn công trình thủy lợi và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các công trình vi phạm nằm trong điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác được thực hiện theo Điều 48 Luật Thủy lợi năm 2017.
Điều 5. Hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V
Hành lang bảo vệ đê được tính từ chân đê trở ra:
1. Đối với khu đô thị là 05m về phía đồng và phía sông.
2. Đối với ngoài khu đô thị là 10m về phía đồng và phía sông.
Điều 6. Cắm mốc chỉ giới, khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác
1. Đối với đập dâng cắm mốc chỉ giới phía vai đập có chiều cao đập từ 10m trở lên. Khoảng cách cắm mốc được xác định như sau:
a) Trường hợp gần khu đô thị, dân cư tập trung cách giữa hai mốc liền nhau là 20m;
b) Trường hợp khác ngoài quy định tại điểm a khoản này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 50m.
2. Đối với hệ thống dẫn, chuyển nước (xi phông, cầu máng, tuynel) có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy từ 5m trở lên, tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc. Khoảng cách cắm mốc được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đi qua khu vực khu đô thị, dân cư tập trung, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 20m đến 30m;
b) Trường hợp khác ngoài quy định tại điểm a khoản này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 30m đến 50m.
3. Đối với đường ống dẫn nước có lưu lượng từ 03m3/s trở lên hoặc có đường kính từ 1.500mm trở lên, tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc. Khoảng cách cắm mốc được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đi qua khu vực khu đô thị, dân cư tập trung, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 30m đến 50m.
b) Trường hợp khác ngoài quy định tại điểm a khoản này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 50m đến 100m.
4. Kè bảo vệ bờ sông, bờ biển (trừ các công trình kè tạm) phải cắm mốc chỉ giới. Khoảng cách cắm mốc được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đi qua khu vực khu đô thị, dân cư tập trung, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 50m đến 100m.
b) Trường hợp khác ngoài quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là từ 100m đến 200m.
5. Đối với trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600m3/h trở lên hoặc có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150KW trở lên, tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc. Khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 20m.
6. Đối với tràn xả lũ được cắm mốc cùng với đập của hồ chứa nước được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi năm 2017. Khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 20m.
Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong việc tuyên truyền phổ biến các quy định của quyết định này và pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê điều; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê điều;
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn theo đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết quả thực hiện;
c) Tổ chức công tác thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra kiểm tra theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ các công trình thuỷ lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V do UBND tỉnh cấp theo quy định.
2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác; hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V.
b) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch quản lý và sử dụng đất theo quy định.
3. Trách nhiệm của Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT khi có yêu cầu trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng trong phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V.
4. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trong việc xác định phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V có kết hợp giao thông, chỉ đạo cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông theo quy định.
5. Trách nhiệm của Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán đã được thẩm định phê duyệt; căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để hỗ trợ trong công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác; công tác hỗ trợ, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành.
6. Trách nhiệm của các Sở, ngành khác có liên quan: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan tổ chức, cá nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V thực hiện Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, thị xã
1. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân thực hiện tốt các quy định, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V.
2. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V trên địa bàn.
3. Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ vào Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc xử lý đối với các công trình xây dựng không phép, trái phép trong phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn quản lý. Trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh xử lý.
5. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) về tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V trên địa bàn.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn
1. Tham gia và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V.
3. Ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý; thực hiện các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ chặt chẽ các mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, hành lang bảo vệ đê cấp IV, cấp V không để xảy ra tái vi phạm trên địa bàn.
4. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khác, đê cấp IV, cấp V trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Lập, trình thẩm định phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác do đơn vị được giao quản lý theo quy định tại Điều 6 Quy định này và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.
2. Tổ chức cắm mốc, trực tiếp quản lý các mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác theo quy định hiện hành.
3. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, UBND các xã, phường, thị trấn nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
4. Bàn giao mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác cho UBND các xã, phường, thị trấn để phối hợp quản lý.
5. Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo vệ, quản lý phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác, mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thủy lợi khác do đơn vị được giao quản lý; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi khác do đơn vị quản lý; phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra vi phạm trong việc xử lý và áp dụng các biện pháp cần thiết khôi phục hiện trạng ban đầu, bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi khác theo thiết kế.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, xử lý kịp thời./.
- 1 Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều, kè bảo vệ bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 48/2020/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4 Quyết định 13/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, khai thác và quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5 Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6 Quyết định 368/QĐ-UBND về Kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7 Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2022 thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình