VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VP | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 1991 |
VỀ VIỆC LẬP HỒ SƠ LƯU ÁN HÌNH SỰ TRONG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KSND CÁC CẤP.
Hồ sơ lưu các vụ án hình sự là tài liệu để sử dụng khi cần thiết và để đúc kết kinh nghiệm về công tác điều tra.
Để đạt được mục đích đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc lập hồ sơ lưu án hình sự như sau:
1- Các cơ quan điều tra của Viện kiểm sát khi điều tra án hình sự phải lập hồ sơ lưu.
2- Nội dung hồ sơ lưu án hình sự.
Hồ sơ lưu vụ án hình sự là bản lưu hoặc bản sao (chép tay, in, chụp ảnh, chụp phôtocopy, sang băng (ghi âm, ghi hình v.v...) toàn bộ hồ sơ vụ án (đối với những vụ án phức tạp về chứng cứ, về tính chất của vụ án) hoặc những tài liệu chủ yếu quy định ở điểm e (đối với những vụ cũ rõ ràng) và những tài liệu khác phát sinh trong quá trình điều tra vụ án, bao gồm:
a) Nguồn tin báo, tố giác tội phạm; các tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án; tài liệu, căn cứ mà Viện trưởng Viện kiểm sát rút hồ sơ vụ án để giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra.
b) Các lệnh, quyết định của cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đối với vụ án và các biên bản (nếu có) lập trong khi thực hiện các lệnh, quyết định đó.
c) Các loại biên bản phải lập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự đối với vụ án (khám nghiệm hiện trường, tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể v.v...).
d) Các kết luận giám định; bản dịch, băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ hiện trường v.v....).
e) Lời khai đầu tiên, lời khai nhận tội, chối tội, lời khai chi tiết về thực hiện hành vi phạm tội của bị can; lời khai nhân chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác có ý nghĩa về chứng cứ buộc tội, chứng minh bị can vô tội hoặc chứa đựng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; các biên bản nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra v.v...
g) Kết luận điều tra; quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án; cáo trạng; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; bản án sơ thẩm, phúc thẩm; kết luận của kiểm sát xét xử phúc thẩm; bản lưu mục lục tài liệu có trong hồ sơ; biên bản bàn giao hồ sơ.
h) Các tài liệu khác không có trong hồ sơ chính của vụ án:
- Bản kế hoạch điều tra vụ án; kế hoạch chi tiết của từng nội dung điều tra; báo cáo đề xuất của điều tra viên; ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát, của thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
- Biên bản các cuộc họp bàn việc giải quyết vụ án.
- Công văn hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên đối với vụ án.
Điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án phải lập các tài liệu cho hồ sơ lưu ngay trong quá trình điều tra và sao chép các tài liệu cần thiết khác cả sau khi vụ án đã kết thúc điều tra.
Khi kết thúc điều tra, điều tra viên lập bản thống kê mục lục tài liệu, lập biên bản bàn giao hồ sơ lưu cho văn thư lưu trữ theo quy định.
Từng thời gian, thủ trưởng cơ quan điều tra phải kiểm tra việc lập hồ sơ sơ lưu và việc lưu trữ hồ sơ lưu của đơn vị mình.
* *
*
Quy định này cần được phổ biến và thi hành nghiêm chỉnh trong các cơ quan điều tra của các Viện kiểm sát nhân dân. Quá trình thực hiện thấy có điều gì cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục điều tra) để giải quyết./.
| K/T VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Công văn 1658/VKSTC-VP năm 2014 chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Bộ luật tố tụng hình sự 1988
- 1 Công văn 1658/VKSTC-VP năm 2014 chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành