Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2002/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 04/2002/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 08 THÁNG 03 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG"

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg ngày 01/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học;
Căn cứ Quyết định số 4331/QĐ/BGD&ĐT-TCCB ngày 27/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa trung học phổ thông;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, ông Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông" làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và xác định các điều kiện cần thiết cho việc đổi mới chương trình giáo dục Trung học phổ thông.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị hữu quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Văn Vọng

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤCCỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐTngày 08 /03/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I- MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

"Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" (Điều 23, mục 2, chương II của Luật Giáo dục).

2. Mục tiêu cụ thể:

Học xong trung học phổ thông, học sinh cần đạt được yêu cầu chủ yếu sau:

- Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học và thích hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Đó là tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc; có chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; có lòng nhân ái, ứng xử hợp đạo lý, có văn hoá trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội; sống lành mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu.

- Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, gồm những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết về kỹ thuật và hướng nghiệp, đảm bảo hoàn thành nội dung học vấn phổ thông về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương.

- Được tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập chung và kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống; được củng cố thói quen và phương pháp tự học, năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động; có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và khả năng ứng dụng một số thành tựu của công nghệ thông tin ở trình độ phổ thông trong giải quyết công việc; có hiểu biết và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để có thể vận dụng trong cuộc sống lao động, trong việc lựa chọn hướng phát triển phù hợp với năng lực của bản thân.

- Hiểu biết và có thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêu chuẩn rèn luyện theo lứa tuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường; sử dụng thời gian hợp lý, biết cách làm việc và nghỉ ngơi khoa học.

- Hiểu biết và có khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật, có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hoà hợp với thiên nhiên và xã hội.

3. Mục tiêu đặc thù của từng ban:

- Đồng thời với mục tiêu chung mà học sinh học xong Trung học phổ thông phải đạt được, mục tiêu của Ban Khoa học tự nhiên, Ban Khoa học xã hội và nhân văn còn mang tính đặc thù, biểu hiện ở mức độ và định hướng về kiến thức và kỹ năng.

- Ban Khoa học tự nhiên: trên nền học vấn phổ thông, yêu cầu học sinh có kiến thức và kỹ năng cao hơn ở các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học (các môn được phân hoá), chuẩn bị cơ sở cho học tập ở bậc học tiếp theo thuộc các ngành liên quan đến Toán, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Kinh tế... hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Ban Khoa học xã hội và nhân văn: trên nền học vấn phổ thông, yêu cầu học sinh có kiến thức và kỹ năng cao hơn ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (các môn được phân hoá), chuẩn bị cơ sở cho học tập ở bậc học tiếp theo thuộc các ngành Khoa học xã hội và nhân văn hoặc đi vào cuộc sống lao động.

II- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG:

Kế hoạch giáo dục quy định thành phần các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, trình tự và thời lượng cho từng môn học, từng hoạt động trong mỗi tuần lễ và cả năm học. Kế hoạch giáo dục xác định vị trí, tính chất của mỗi môn học, hoạt động trong cấp học đó và phản ánh các nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu toàn cấp học.

Kế hoạch giáo dục của trường trung học phổ thông được xây dựng theo phương hướng sau:

- Giữ các môn học, hoạt động giáo dục của kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông hiện hành, bổ sung môn Tin học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động hướng nghiệp.

- Giảm thời lượng của một số môn học truyền thống để dành thời gian cho một số nội dung mới và cho giáo trình tự chọn của trường trung học phổ thông.

- Trước mắt sự phân hoá được thực hiện bằng cách tổ chức hai ban: Khoa học tự nhiên (ký hiệu là A), Khoa học xã hội và nhân văn (ký hiệu là C). Các môn học được bố trí thành hai lĩnh vực: các môn không phân hoá được thực hiện như nhau ở hai ban và các môn có phân hoá được thực hiện khác biệt giữa hai ban.

- Chuẩn chương trình được thể hiện qua chương trình các môn không phân hoá, các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của ban A, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật của ban C.

- Tiếp tục đưa vào các tiết học tự chọn, một phần được dành cho việc bám sát, nâng cao kiến thức, kỹ năng của các môn phân hoá, phần khác dành cho việc cung cấp một số nội dung mới theo nhu cầu của người học và yêu cầu của cộng đồng.

- Thời gian cho mỗi tiết học là 45 phút.

- Tổng số tiết học văn hoá trong tuần không vượt quá 30 tiết.

- Số tuần học trong một năm là 35 tuần.

Bảng phân phối giờ cụ thể của trường Trung học phổ thông (tiết/tuần)

Lĩnh vực

Số thứ tự

Môn học

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

 

 

 

A

C

A

C

A

C

Các môn học không phân hoá

1

2

3

4

5

Ngoại ngữ

Giáo dục công dân

Thể dục

Tin học

Công nghệ

3

1

2

1

2

3

1

2

1

2

3

1

2

1

1

Các môn học phân hoá

1

2

3

4

5

6

7

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

Toán

Vật lý

Hoá học

Sinh vật

3

1,5

1,5

4

2,5

2

1,5

4,5

1,5

2

3

2

1,5

1,5

3,5

1

1

4

2,5

2,5

1,5

4

2

1,5

3,5

2

1,5

1,5

3

1,5

1,5

4

3

2

2

4,5

2

2

3,5

2

2

1

Tiết học tự chọn

2

3

3

Giáo dục tập thể

Sinh hoạt trường

Sinh hoạt lớp

1

1

1

1

1

1

Số tiết mỗi lớp/tuần

29

30

30

Số tiết cả 3 khối lớp/tuần

Ban A:89

Chuẩn: 82,5

Ban C: 89

Giáo dục nghề phổ thông

Không học

3 tiết/tuần

Không học

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

3 tiết/tuần

Giáo dục hướng nghiệp

(3 tiết/tháng)

Giáo dục quốc phòng

(2 tuần/năm)

Số tuần của năm học

35 tuần