ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/QĐ-UBND | Cần Giờ, ngày 09 tháng 5 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
Căn cứ Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Căn cứ Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin;
Căn cứ Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 160/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiện toàn tổ chức bộ máy và ban hành quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận - huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Đội trưởng Đội quản lý trật tự đô thị huyện và Trưởng Phòng Nội vụ huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn.
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn không có con dấu riêng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 21/2004/QĐ-UB ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường, Trưởng Phòng Kinh tế, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị, Trưởng Phòng Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HUYỆN, TỔ QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 09/5/2007 của Ủy ban nhân dân huyện)
Điều 1. Mục đích và phạm vi áp dụng
1. Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện, Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xây dựng và trật tự đô thị, bảo đảm cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các lĩnh vực nêu trên theo đúng quy định pháp luật.
2. Quy chế này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực quản lý xây dựng, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và thi hành các quyết định cưỡng chế tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính nhưng không tự giác chấp hành quyết định.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA ĐỘI QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HUYỆN
Điều 2. Chức năng của Đội Quản lý trật tự đô thị
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực quy định tại khoản 2, Điều 1 của Quy chế này đúng với chính sách, luật pháp, các quy định của Nhà nước.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Quản lý trật tự đô thị
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như sau:
1. Giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản yêu cầu tổ chức và cá nhân đình chỉ ngay các hành vi vi phạm hoặc đề xuất xử phạt hành chính trên các lĩnh vực:
a) Về quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
b) Về vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.
c) Về trật tự lòng lề đường, vỉa hè, nơi công cộng trên địa bàn huyện.
d) Trật tự giao thông đường thủy nội địa; khai thác khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
2. Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc phối hợp các ngành liên quan xử lý đối với người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn huyện theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Tham mưu, đề xuất về các hình thức xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét quyết định; theo dõi việc thực hiện các quyết định đã ban hành, đôn đốc thực hiện các quyết định đã có hiệu lực thi hành; đề xuất biện pháp cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đối với tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện không tự giác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Phạm vi thi hành các quyết định hành chính gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ở tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền như: đất đai, xây dựng, vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, văn hóa thông tin, điện, giao thông đường thủy nội địa, bảo vệ rừng... (trừ trường hợp có quyết định tạm đình chỉ thi hành); quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các cơ quan hành chính ở Trung ương có hiệu lực thi hành tại địa bàn huyện.
5. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về hoạt động của Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn và hỗ trợ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu.
6. Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, Đội Quản lý trật tự đô thị huyện còn thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể bằng văn bản.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, SỐ LƯỢNG CỦA ĐỘI QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HUYỆN
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Đội Quản lý trật tự đô thị
1. Đội Quản lý trật tự đô thị huyện có Đội trưởng, từ 01 đến 02 Đội phó và các thành viên:
a) Đội trưởng, Đội phó do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm;
b) Đội trưởng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân huyện về toàn bộ công tác của Đội, đồng thời chịu sự hướng dẫn của các sở - ngành về các hoạt động liên quan;
c) Đội phó là người giúp việc cho Đội trưởng, được Đội trưởng phân công phụ trách một số công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về những phần việc được phân công phụ trách. Khi Đội trưởng đi vắng phải phân công một Đội phó thay mặt điều hành hoạt động của Đội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội trưởng:
a) Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực được giao; quyết định cưỡng chế thi hành quyết định.
b) Tổ chức thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
c) Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính đã có hiệu lực thi hành.
d) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đội đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đội, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện những vấn đề phức tạp, phát sinh khi thi hành quyết định.
đ) Ký các văn bản liên quan chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội theo quy định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội phó:
Đội phó có nhiệm vụ giúp Đội trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Đội trưởng.
4. Nhiệm vụ của các thành viên:
Chấp hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội.
Kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản đình chỉ, xử lý theo quy định và tham gia triển khai thực hiện quyết định xử phạt hành chính, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
Điều 5. Số lượng thành viên của Đội Quản lý trật tự đô thị
a) Số lượng thành viên của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương đảm bảo nguyên tắc bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ưu tiên bố trí, tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
b) Trong các đợt công tác cao điểm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể huy động thêm lực lượng (kể cả Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn) để thực hiện nhiệm vụ.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ĐỘI QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HUYỆN
Điều 6. Chế độ làm việc, hội họp, báo cáo
1. Chế độ làm việc:
a) Đội Quản lý trật tự đô thị huyện thực hiện thời gian làm việc theo quy định của Nhà nước và theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện.
b) Đội trưởng điều hành toàn bộ hoạt động của Đội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về hiệu quả công tác của Đội. Đội trưởng phân công công việc cho Đội phó và các thành viên.
c) Thành viên của Đội được phân công nhiệm vụ cụ thể, mặc trang phục theo quy định, có bảng tên đặt tại bàn làm việc đồng thời phải đeo thẻ thành viên Đội khi thi hành nhiệm vụ.
d) Từng thành viên phải có tác phong làm việc tận tụy, thái độ lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo Đội, của đồng nghiệp, của tổ chức và nhân dân trong quan hệ công tác.
2. Chế độ hội họp, báo cáo:
a) Đội trưởng Đội Quản lý trật tự đô thị huyện hàng tuần tổ chức họp Đội để kiểm tra, đánh giá, nhận xét thực hiện công việc tuần qua và triển khai nhiệm vụ tuần tới. Hàng tháng tổ chức giao ban với các Tổ trưởng Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn để trao đổi tình hình thực hiện nhiệm vụ, kinh nghiệm công tác và phổ biến các chủ trương, kế hoạch, biện pháp mới của Nhà nước và Ủy ban nhân dân huyện nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Khi cần, Đội trưởng có thể tổ chức họp Đội đột xuất hoặc họp với các Tổ trưởng Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn để triển khai các công việc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện.
b) Hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và cuối năm, Đội báo cáo sơ - tổng kết công tác và thống kê tình hình thực hiện các quyết định hành chính đối với Ủy ban nhân dân huyện.
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện có các mối quan hệ công tác như sau:
1. Đối với các sở - ngành thành phố liên quan:
Đội chịu sự thanh tra, kiểm tra của các sở - ngành về chuyên môn nghiệp vụ theo quyết định của Giám đốc Sở; được hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và chính sách, quy định mới của sở - ngành có liên quan; phối hợp với tổ chức thanh tra xây dựng thành phố trong công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm xây dựng theo quy định.
2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện:
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện. Đội trưởng trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân huyện và phải thường xuyên báo cáo với Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
3. Đối với phòng, ban thuộc huyện:
a) Các phòng, ban chức năng có trách nhiệm hướng dẫn và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu về vệ sinh môi trường, quản lý bảo vệ rừng, quản lý trật tự xây dựng, đất đai, về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, lộ giới, chỉ giới các loại hành lang an toàn, quy hoạch dịch vụ văn hóa, kế hoạch sử dụng điện trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện giúp Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm hướng dẫn về kinh phí và các chế độ liên quan (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trích thưởng...) bảo đảm cho Đội hoạt động có hiệu quả.
5. Đối với Công an huyện:
Đội Quản lý trật tự đô thị phối hợp với Đội Cảnh sát bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, nhà tạm giữ Công an huyện thực hiện chương trình, kế hoạch công tác liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
Được Công an huyện hỗ trợ, bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự trong khi thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
6. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội huyện:
a) Đội Quản lý trật tự đô thị thường xuyên phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội huyện trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự đô thị.
b) Khi các tổ chức trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng của Đội, Đội trưởng có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các yêu cầu đó theo quy định.
7. Đối với các ngành liên quan khác của huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện có mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định.
Trong phối hợp giải quyết công việc, nếu có ý kiến khác nhau mà sau khi trao đổi, bàn bạc chưa thống nhất được những vấn đề quan trọng, Đội trưởng phải báo cáo kịp thời để Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, quyết định.
8. Đối với Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn:
Đội Quản lý trật tự đô thị huyện hướng dẫn, tập huấn, trao đổi về nghiệp vụ liên quan đối với Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn; phối hợp tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền trên địa bàn xã, thị trấn.
TỔ QUẢN LÝ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ XÃ, THỊ TRẤN
Điều 8. Tổ chức của Tổ Quản lý trật tự đô thị
1. Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức, chỉ đạo và quản lý trực tiếp. Tổ có Tổ trưởng, 01 Tổ phó và một số thành viên.
2. Số lượng thành viên Tổ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đề xuất Ủy ban nhân dân huyện quyết định trên cơ sở đảm bảo trật tự đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trong các đợt công tác cao điểm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có thể huy động thêm lực lượng theo quyết định của Ủy ban nhân dân huyện.
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn có nhiệm vụ:
1. Giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản, yêu cầu tổ chức và cá nhân chấm dứt ngay các hành vi vi phạm trên lĩnh vực liên quan, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo dõi việc thực hiện các quyết định xử phạt. Trong trường hợp tổ chức và cá nhân không tự giác chấp hành, Tổ trưởng phải đề xuất tổ chức cưỡng chế thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết đối với người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn xã, thị trấn theo Quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lập hồ sơ ban đầu về vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự đô thị, đất đai, vệ sinh môi trường, trật tự lòng lề đường, vỉa hè, nơi công cộng và chuyển hồ sơ về Đội Quản lý trật tự đô thị huyện đối với các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
4. Thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp về:
a) Phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực liên quan theo đúng quy định.
b) Trong việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung của quyết định xử lý vi phạm hành chính: Tạm giữ phương tiện, công cụ, vật tư được dùng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính của tổ chức hoặc công dân; buộc tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần công trình xây dựng vi phạm, công trình xây dựng không giấy phép.
c) Phối hợp thi hành các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
5. Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn hoạt động độc lập nhưng có sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng:
a) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Tổ, đảm bảo hoạt động của Tổ theo đúng quy định của pháp luật và quy chế về tổ chức và hoạt động; kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn những vấn đề phức tạp, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
b) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể xã, thị trấn, Trưởng Khu phố (ấp), Tổ trưởng Tổ nhân dân vận động người vi phạm tự giác thực hiện, trong trường hợp người vi phạm không chấp hành phải đề xuất thủ tục tiếp theo để cưỡng chế thi hành quyết định.
c) Hàng tháng dự họp giao ban với Đội Quản lý trật tự đô thị huyện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và tiếp nhận kế hoạch, phương hướng công tác tháng tới làm cơ sở xây dựng kế hoạch công tác của Tổ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ phó:
Tổ phó có nhiệm vụ giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quy chế này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng.
3. Nhiệm vụ của các thành viên:
Chấp hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ;
Kiểm tra, kịp thời phát hiện, lập biên bản và tham gia triển khai thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Thành viên Tổ được cử đi tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật do thành phố, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức.
Điều 11. Chế độ làm việc, hội họp, báo cáo
1. Chế độ làm việc:
a) Thời gian làm việc của Tổ thực hiện theo quy định của Nhà nước và quy định của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
b) Thành viên của Tổ được phân công nhiệm vụ cụ thể, đồng thời phải mặc trang phục, đội mũ và đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ.
c) Từng thành viên phải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo Tổ, của đồng nghiệp, của tổ chức và nhân dân đến liên hệ công tác.
2. Chế độ hội họp:
Tổ trưởng Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn hàng tuần tổ chức họp Tổ để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác tuần qua, đề ra và phân công công tác tuần tới cho các thành viên, đồng thời phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan, các biện pháp thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Đội Quản lý trật tự đô thị huyện cho phù hợp tình hình mới phát sinh tại địa phương.
Tổ có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai các công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
3. Chế độ báo cáo:
Hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và cuối năm, Tổ báo cáo công tác và thống kê tình hình tổ chức thực hiện các quyết định hành chính cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và Đội Quản lý trật tự đô thị huyện.
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn có các mối quan hệ công tác như sau:
1. Đối với Đội Quản lý trật tự đô thị huyện:
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện mối quan hệ phối hợp với Đội Quản lý trật tự đô thị huyện trong việc cưỡng chế thi hành quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân huyện trên địa bàn xã, thị trấn.
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn được sự hướng dẫn nghiệp vụ và tập huấn của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện.
2. Đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Tổ trưởng trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và phải thường xuyên báo cáo với Ủy ban nhân dân về kết quả thực hiện những mặt công tác đã được phân công.
3. Đối với Công an xã, thị trấn:
Tổ phối hợp với Công an xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự đô thị gắn với an toàn giao thông trên địa bàn xã, thị trấn theo quy định và theo chương trình, kế hoạch công tác khác của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, ngành khác thuộc xã, thị trấn:
Tổ có mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ công tác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định.
Khi các tổ chức nói trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổ, Tổ trưởng có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết.
5. Đối với cán bộ công chức phụ trách địa chính xã, thị trấn:
Có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu quy định về xây dựng, quy hoạch, lộ giới, chỉ giới các loại hành lang an toàn trên địa bàn nhằm tạo điều kiện giúp Tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 13. Kinh phí hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện, Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn: Chế độ phụ cấp cho các thành viên (theo hình thức hợp đồng khoán việc); trang bị phương tiện, trang phục; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khen thưởng, Ủy ban nhân dân huyện căn cứ nguồn thu phạt về lĩnh vực quản lý trật tự đô thị tại huyện, xã - thị trấn và khả năng cân đối ngân sách của huyện để quyết định theo khung quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của Sở Tài chính.
Điều 14. Đội Quản lý trật tự đô thị huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Tổ Quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức thuộc huyện, cán bộ, công chức có liên quan ở xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện Quy chế này;
Trong quá trình thực hiện, giao Đội trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn báo cáo sơ kết việc thực hiện Quy chế, rút kinh nghiệm những mặt làm được, chưa làm được, đề xuất những vấn đề mới phát sinh theo yêu cầu nhiệm vụ; giao Phòng Nội vụ theo dõi, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND thành lập thanh tra xây dựng huyện Cần Giờ và thanh tra xây dựng xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2 Quyết định 21/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 3 Quyết định 21/2011/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 1 Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận trực thuộc Phòng Quản lý đô thị quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Nhà Bè
- 3 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Công văn 2345/UBND-VX thành lập Đội quản lý trật tự đô thị tại các quận - huyện do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn thuộc huyện Nhà Bè
- 6 Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện Nhà Bè
- 7 Quyết định 160/2006/QĐ-UBND về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận - huyện và Tổ Quản lý trật tự đô thị phường - xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8 Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin
- 9 Nghị định 128/2005/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
- 10 Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
- 11 Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 12 Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 13 Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 14 Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 15 Nghị định 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 17 Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 18 Quyết định 104/2003/QĐ-UB về quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 19 Nghị định 74/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
- 20 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 1 Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận trực thuộc Phòng Quản lý đô thị quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Nhà Bè
- 3 Quyết định 03/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phòng Quản lý đô thị huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Công văn 2345/UBND-VX thành lập Đội quản lý trật tự đô thị tại các quận - huyện do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Quyết định 13/2007/QĐ-UBND quy chế tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị huyện Nhà Bè
- 6 Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn thuộc huyện Nhà Bè