ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2013/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 02 tháng 4 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2012/QĐ-UBND NGÀY 15/02/2012 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI, SỬ DỤNG, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG, BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG CÔNG TRÌNH TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC, THẨM ĐỊNH VÀ THẨM TRA AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định về phạm vi, sử dụng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường địa phương, bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác, thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại văn bản số 413/SGTVT-GT ngày 11/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quy định về phạm vi, sử dụng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường địa phương, bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác, thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh như sau:
1. Điểm đ khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“Điều 10. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của hệ thống đường địa phương đang khai thác
1. Sau khi có văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, chủ đầu tư công trình thiết yếu phải:
đ. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là cơ quan chấp thuận xây dựng được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy định này.”
2. Điểm c khoản 1, điểm a, b khoản 3 và khoản 6 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Đấu nối đường nhánh vào tỉnh lộ
1. Đường nhánh đấu nối vào tỉnh lộ bao gồm:
c. Đường chuyên dùng: đường lâm nghiệp; đường khai thác mỏ; đường phục vụ thi công; đường khu, cụm công nghiệp; đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ (trừ nhà ở riêng lẻ);
3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào tỉnh lộ:
a. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào tỉnh lộ của đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, đường gom và đường nối từ đường gom được quy định như sau:
- Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt, nhưng không nhỏ hơn 500 m (năm trăm mét).
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị:
+ Đối với tuyến đường xây dựng mới khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến tỉnh lộ; cụ thể là: đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 m (một nghìn năm trăm mét), đối với đường cấp IV không nhỏ hơn 1.200 m (một nghìn hai trăm mét), đối với đường cấp V trở xuống không nhỏ hơn 1.000 m (một nghìn mét).
+ Đối với đường hiện hữu, đường cải tạo nâng cấp là đường cấp III không nhỏ hơn 1.200 m (một nghìn hai trăm mét), đối với đường cấp IV không nhỏ hơn 1.000 m
(một nghìn mét), đường cấp V trở xuống không nhỏ hơn 700 m (bảy trăm mét).
+ Trường hợp khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời được, khoảng cách giữa hai điểm đấu nối phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận nhưng không nhỏ hơn 500 m (năm trăm mét);
b. Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra, vào với tỉnh lộ, vừa phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại điểm a khoản này, đồng thời vừa phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu như sau:
- Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 1.500 m (một nghìn năm trăm mét).
- Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị: Khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo một bên của đoạn tỉnh lộ không nhỏ hơn 8.000 m (tám nghìn mét) và liền kề khác bên không nhỏ hơn 4.000 m (bốn nghìn mét).
6. Đấu nối đường nhánh vào huyện lộ
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường huyện sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở GTVT. Quy định khoảng cách như quy định đấu nối đường nhánh vào tỉnh lộ tại điều này đối với đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng (TCVN 4054-05) trở lên; các cấp đường còn lại do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định.”
3. Khoản 1, khoản 3 và khoản 5 Điều 16 được sửa đổi như sau:
“Điều 16. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào hệ thống đường địa phương.
1. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào hệ thống đường địa phương được quy định như tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy định này.
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao.
a. Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao; trong đó, cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (bản chính), theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Quy định này;
- Quy hoạch các điểm đấu nối vào hệ thống đường địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường địa phương đối với các trường hợp đường địa phương chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối được phê duyệt (bản sao chụp);
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao.
- Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
b. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
5. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Giao thông Vận tải phê duyệt thiết kế kỹ thuật có đấu nối vào đường tỉnh hoặc các dự án đường bộ xây dựng mới đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật có đấu nối vào đường huyện, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông nút giao.”
4. Khoản 1 và khoản 3 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“Điều 17. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào hệ thống đường địa phương.
1. Sau khi có văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao phải thực hiện các thủ tục dưới đây để đảm bảo công trình nút giao được phê duyệt thiết kế và triển khai thi công:
a. Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông theo ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
b. Thẩm định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế công trình theo quy định;
c. Phê duyệt dự án, công trình nút giao theo quy định hiện hành.
d. Gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền được quy định như tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy định này đề nghị cấp phép thi công công trình.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào hệ thống đường địa phương.
a. Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao chụp có xác nhận của Chủ đầu tư);
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
b. Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.
5. Khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 18 được sửa đổi như sau:
“Điều 18. Đấu nối tạm có thời hạn vào hệ thống đường địa phương đang khai thác
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu.
Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong Quy hoạch các điểm đấu nối đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Trình tự thực hiện, hồ sơ và thời hạn chấp thuận xây dựng đấu nối tạm thời thực hiện như sau:
b. Cơ quan có thẩm quyền được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Quy định này xem xét, chấp thuận đấu nối tạm thời trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản.”
Các nội dung khác vẫn giữ nguyên theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định phạm vi, sử dụng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường địa phương, bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác, thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Quyết định 60/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 60/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1 Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và xử lý vật tư thu hồi từ công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và công viên cây xanh do thành phố Hồ Chí Minh quản lý
- 2 Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương tỉnh Ninh Bình quản lý
- 5 Quyết định 30/2013/QĐ-UBND điều chỉnh phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuyến Đường tỉnh 871 và Đường tỉnh 873B của Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 21/2012/QĐ-UBND
- 6 Công văn 299/UBND-VP4 năm 2013 phối hợp xử lý hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7 Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về Quy định việc cấp phép thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ và đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8 Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp do tỉnh Long An ban hành
- 9 Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10 Quyết định 1477/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt phương án bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen nằm trên địa phận huyện Tân Thành và huyện Châu Đức do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12 Luật giao thông đường bộ 2008
- 13 Quyết định 1846/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2592/2003/QĐ-UB quy định áp dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14 Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý, khai thác và bảo vệ đường giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang
- 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 16 Quyết định 301/2004/QĐ-UB về hành lang bảo vệ đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã) do thành phố Cần Thơ ban hành
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 18 Chỉ thị 14/2003/CT-UB bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1 Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và xử lý vật tư thu hồi từ công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và công viên cây xanh do thành phố Hồ Chí Minh quản lý
- 2 Quyết định 10/2014/QĐ-UBND về sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương tỉnh Ninh Bình quản lý
- 5 Quyết định 30/2013/QĐ-UBND điều chỉnh phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuyến Đường tỉnh 871 và Đường tỉnh 873B của Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 21/2012/QĐ-UBND
- 6 Công văn 299/UBND-VP4 năm 2013 phối hợp xử lý hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7 Quyết định 40/2012/QĐ-UBND về Quy định việc cấp phép thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ và đấu nối đường nhánh vào hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8 Nghị quyết 23/2011/NQ-HĐND về huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp do tỉnh Long An ban hành
- 9 Quyết định 1477/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt phương án bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen nằm trên địa phận huyện Tân Thành và huyện Châu Đức do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 10 Quyết định 1846/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2592/2003/QĐ-UB quy định áp dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 11 Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý, khai thác và bảo vệ đường giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang
- 12 Quyết định 301/2004/QĐ-UB về hành lang bảo vệ đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã) do thành phố Cần Thơ ban hành
- 13 Chỉ thị 14/2003/CT-UB bảo vệ công trình giao thông đường bộ do tỉnh Đắk Lắk ban hành