ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2019/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 21 tháng 01 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 130/2017/QĐ-UBND NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 03/TTr-VPUB ngày 21 tháng 01 năm 2019 và Báo cáo thẩm định số 34/BC-STP ngày 04 tháng 01 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 130/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Quy chế) như sau:
1. Điểm a khoản 1 Điều 6 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh ít nhất 01 ngày trong 01 tháng.
Lịch tiếp công dân định kỳ vào ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định thì tổ chức vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp khi đã có lịch tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng do yêu cầu công việc đột xuất không tổ chức tiếp công dân được theo lịch thì thông báo thay đổi lịch tiếp dân cho công dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự định tiếp và các cơ quan mời dự, đồng thời công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và niêm yết tại Trụ sở Ban tiếp công dân tỉnh ít nhất trước 02 ngày làm việc so với lịch tiếp công dân. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xếp lịch và tham mưu nội dung để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp dân định kỳ vào ngày khác trong tháng, bảo đảm số lần tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đúng quy định.
Thành phần tham gia tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm đại diện Lãnh đạo: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Ban tiếp công dân - Nội chính tỉnh tham gia đầy đủ các buổi tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đại diện các cơ quan: Văn phòng tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, Ban Nội chính tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tham gia tiếp công dân cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với các đơn vị khác khi được yêu cầu, Ban Tiếp công dân - Nội chính tỉnh thông báo trực liếp với Thủ trưởng đơn vị để tham gia tiếp công dân cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.”
2. Điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tiếp công dân đột xuất. Thành phần tham gia tiếp công dân đột xuất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, Ban Tiếp công dân - Nội chính tỉnh có trách nhiệm thông báo trực tiếp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị để tham gia tiếp công dân đột xuất cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;”
3. Điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân định kỳ ít nhất 02 ngày trong 01 tháng tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện (ngày cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định).
Thành phần tham gia tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện gồm Lãnh đạo: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Văn phòng cấp ủy, chính quyền cấp huyện, Thanh tra cấp huyện, Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ban Tiếp công dân cấp huyện. Ngoài ra, tùy theo tính chất vụ việc có thể mời đại diện các cơ quan: Văn phòng Huyện, Thành ủy (đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng cấp ủy, chính quyền); Ủy ban Kiểm tra Huyện, Thành ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ứng cử tại địa phương cùng tham gia. Đối với các đơn vị khác khi được yêu cầu, Ban Tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo trực tiếp với Thủ trưởng đơn vị để tham gia tiếp công dân cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
4. Điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì tiếp công dân đột xuất. Thành phần tham gia tiếp công dân đột xuất do người chủ trì quyết định; Ban Tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo trực tiếp với Thủ trưởng đơn vị để tham gia tiếp công dân cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;”
5. Khoản 1 Điều 9 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần (ngày cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp xã quy định).
Thành phần tham gia: Đại diện Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; công chức Văn phòng - thống kê; công chức Tư pháp - hộ tịch; công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường phường, thị trấn hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã. Thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Tiếp công dân.”
6. Khoản 4 Điều 17 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Việc cử đại diện phối hợp với Ban Tiếp công dân cấp huyện tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện phối hợp với Văn phòng huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra huyện ủy thống nhất thời gian tổ chức thực hiện hoặc do Văn phòng cấp ủy và chính quyền các huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban Kiểm tra huyện, thành ủy thống nhất thời gian tổ chức thực hiện.
7. Điều 19 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 19. Xử lý trách nhiệm không giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền
Đối với những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Ban Tiếp công dân - Nội chính tỉnh, Ban Tiếp công dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu Thủ trưởng cơ quan đó để quá thời hạn quy định mà không giải quyết, thì người phụ trách tiếp công dân đã chuyển vụ việc có quyền kiến nghị Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có biện pháp xử lý nếu Thủ trưởng cơ quan đó cố tình trì hoãn không giải quyết mà không có lý do chính đáng.”
8. Khoản 2, khoản 3 Điều 20 Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện hoặc Văn phòng cấp ủy và chính quyền các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Thanh tra cùng cấp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện hoặc Văn phòng cấp ủy và chính quyền các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân cấp mình; chỉ đạo Ban Tiếp công dân cùng cấp tổng hợp tình hình công tác tiếp công dân, thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và phối hợp, gửi báo cáo kết quả tiếp công dân cho Thanh tra cùng cấp theo nội dung, hình thức, thời gian quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng."
Điều 2. Thay đổi từ ngữ tại một số điều khoản trong Quy chế
1. Thay đổi cụm từ “Ban Tiếp công dân tỉnh” tại Điều 6, khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 17, khoản 1 Điều 22; cụm từ “Ban Tiếp công dân cấp tỉnh” tại khoản 1 Điều 11 và cụm từ “Ban Tiếp công dân” tại khoản 3 Điều 13 của Quy chế thành “Ban Tiếp công dân - Nội chính tỉnh”.
2. Thay đổi cụm từ “Ban tiếp công dân,...” tại khoản 3 Điều 18 của Quy chế thành “Ban Tiếp công dân - Nội chính tỉnh,...”
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2019.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 33/2018/NQ-HĐND quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND quy định về người hưởng chế độ bồi dưỡng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quy định về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 8 Luật tiếp công dân 2013
- 9 Thông tư 03/2013/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND quy định về người hưởng chế độ bồi dưỡng làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành quy định về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- 3 Nghị quyết 33/2018/NQ-HĐND quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị