- 1 Luật giao thông đường bộ 2008
- 2 Thông tư 65/2014/TT-BGTVT về định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Quyết định 13/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 8 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 9 Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 10 Quyết định 255/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11 Quyết định 70/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12 Quyết định 1185/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh Điểm c, Điểm d Mục 3 Phần II; Điểm a Mục 3 Phần III, Điểm b Mục 4 Phần III của Kế hoạch Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2019-2021 kèm theo Quyết định 2439/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2021/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 01 tháng 4 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải: số 65/2014/TT-BGTVT ngày 10/11/2014 ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 994/TTr-SGTVT ngày 10/3/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quy định tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh; kèm theo báo cáo thẩm định số 132/BCTĐ-STP ngày 10/3/2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
“Điều 3. Quản lý và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Sở Giao thông vận tải ký hợp đồng ủy thác với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng CTGT số 2 Thanh Hóa thực hiện quản lý và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo các nội dung sau:
1. Giám sát hoạt động xe buýt theo hợp đồng cung ứng dịch vụ giữa Sở Giao thông vận tải với đơn vị trúng thầu hoặc đơn vị được Sở Giao thông vận tải đặt hàng khai thác tuyến, cụ thể:
a) Tần suất, số chuyến, lượt.
b) Giờ mở bến, đóng bến.
c) Phương tiện: Chất lượng, vệ sinh phương tiện, thông tin bắt buộc phải niêm yết trên phương tiện theo quy định; hoạt động của điều hòa khi xe chạy.
d) Giá vé: Việc kê khai, niêm yết giá vé; việc thực hiện theo giá niêm yết.
đ) Thái độ phục vụ của lái xe, nhân viên bán vé trên xe.
e) Giám sát lộ trình, tốc độ của phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình.
g) Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của điểm đầu, điểm cuối tuyến; điểm dừng đón trả khách, nhà chờ, biển báo, vạch dừng xe buýt.
2. Giải quyết các phản ánh, thông tin của người dân qua số điện thoại đường dây nóng, cụ thể:
a) Tiếp nhận thông tin phản ánh.
b) Kiểm tra, xác minh giải quyết, báo cáo kịp thời.
c) Đề xuất cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền”.
“Điều 5. Thẩm quyền thay đổi tuyến, tần suất hoạt động của từng tuyến
Sở Giao thông vận tải quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe trên các tuyến xe buýt; mở, ngừng hoạt động, điều chỉnh biểu đồ, hành trình, tần suất chạy xe đối với các tuyến xe buýt trên địa bàn.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Quy định về đầu tư, cải tạo, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác hoặc xã hội hóa.
2. Sở Giao thông vận tải:
- Có trách nhiệm quản lý, sửa chữa, cải tạo, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý hoạt động quảng cáo trên các điểm dừng, nhà chờ; quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí từ nguồn thu quảng cáo theo các quy định hiện hành.
- Được đầu tư, trang bị các trang thiết bị cần thiết, phần mềm quản lý; lắp đặt camera tại các bến đầu, cuối, các điểm dừng đỗ xe buýt phục vụ công tác quản lý, điều hành, giám sát hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
3. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng CTGT số 2 Thanh Hóa:
Được thực hiện các dự án bảo trì kết cấu hạ tầng xe buýt, hoạt động vận tải hành khách công cộng khi được Sở Giao thông vận tải ký hợp đồng.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí quỹ đất, nguồn vốn của địa phương để đầu tư xây dựng các điểm đầu, điểm cuối đối với những tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn; sau khi đầu tư xây dựng xong các điểm đầu, điểm cuối bàn giao lại cho Sở Giao thông vận tải để khai thác và bảo trì theo quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Sở Giao thông vận tải
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phù hợp với tình hình thực tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, chấp thuận việc mở mới, ngừng hoạt động đối với các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực việc việc lựa chọn các đơn vị kinh doanh vận tải khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo đúng quy định của pháp luật; ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng.
4. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan thẩm định mức giá cước xe buýt của các đơn vị phù hợp với các yếu tố hình thành giá cước vận tải.
5. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh khi chấp thuận mở mới các tuyến xe buýt đảm bảo kết nối các điểm, tuyến không trùng lắp đối với tuyến đang hoạt động cũng như tuyến mở mới nhằm tạo thuận tiện cho việc đi lại của người dân và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
6. Ban hành Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt; tham mưu đưa vào hồ sơ đấu thầu đối với tuyến mở mới, tuyến khôi phục lại nội dung về quản lý chất lượng dịch vụ, giảm kinh phí hỗ trợ trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện đầy đủ về chất lượng dịch vụ xe buýt.
7. Xây dựng kế hoạch hàng năm về phát triển hoạt động xe buýt, bao gồm sản lượng, luồng tuyến, điều chỉnh giá vé, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt và các dịch vụ liên quan đến hoạt động xe buýt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
8. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt gửi Sở Tài chính thẩm định hàng năm.
9. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan để xác định vị trí, thực hiện đầu tư xây dựng các điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành”.
5. Sửa đổi Khoản 3, Điều 17 như sau:
“3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải quản lý hạ tầng xe buýt; giám sát hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn theo các quy định hiện hành và các nội dung tại Quy định này”.
“Điều 18. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng CTGT số 2 Thanh Hóa
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công việc theo hợp đồng ủy thác quản lý và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã ký với Sở Giao thông vận tải.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2021.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng CTGT số 2 Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2 Quyết định 255/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 70/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4 Quyết định 1185/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh Điểm c, Điểm d Mục 3 Phần II; Điểm a Mục 3 Phần III, Điểm b Mục 4 Phần III của Kế hoạch Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2019-2021 kèm theo Quyết định 2439/QĐ-UBND