HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 04-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1971 |
QUYẾT ĐỊNH
BỔ SUNG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Công tác xây dựng cơ bản có vị trí quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta.
Công tác của công nhân, viên chức thuộc ngành xây dựng cơ bản thường phải lưu động, công việc nặng nhọc, làm ngoài trời. Việc cung cấp lương thực, thực phẩm, phân phối hàng tiêu dùng cho các công trường có nhiều khó khăn và thiếu sót, nhất là đối với những công trường lưu động hoặc ở vùng rừng núi. Chế độ tiền lương ban hành từ năm 1960 có chú ý nâng mức lương của ngành xây dựng cơ bản; đã thi hành chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, áp dụng chế độ phụ cấp công trường cho cán sự, nhân viên, v.v… Nhưng việc xác định khung bậc lương để sắp xếp công nhân cùng loại ngành nghề và việc xác định cấp bậc công việc không thống nhất giữa các nghề, một số quy định về cấp bậc công việc còn thấp, các chế độ tiền thưởng và hình thức trả lương theo sản phẩm, lương khoán chưa được áp dụng kịp thời, các chế độ phụ cấp ngoài lương còn có chỗ chưa hợp lý.
Để khuyến khích công nhân, viên chức ngành xây dựng cơ bản tích cực sản xuất và công tác, góp phần nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, Hội đồng Chính phủ, trong Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm 1970, đã quyết định giải quyết một số vấn đề về tiền lương và đời sống của công nhân, viên chức ngành xây dựng cơ bản như sau :
1. Các ngành phải bổ sung và xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và xác định lại khung bậc lương của công nhân, cấp bậc của công việc đối với công nhân ngành xây dựng cơ bản để có kế hoạch bồi dưỡng nghề nghiệp và thực hiện chế độ nâng bậc thường xuyên cho công nhân theo yêu cầu sản xuất. Nơi nào có thừa công nhân bậc cao không sử dụng đúng cấp bậc kỹ thuật thì phải điều chỉnh cho nơi thiếu để việc sử dụng lao động và trả lương được hợp lý.
Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước cùng với Bộ Lao động quy định lại cấp bậc công việc trong tập định mức 726 bảo đảm cấp bậc công việc trung bình của ngành xây dựng cơ bản được hợp lý hơn, trước mắt cần sửa đổi ngay cấp bậc công việc làm đất.
2. Đặt chế độ phụ cấp lưu động cho công nhân, viên chức ngành xây dựng cơ bản (kể cả công nhân, viên chức làm công tác sửa chữa lớn phải thường xuyên lưu động) thấp nhất là 5%, cao nhất là 10% trên cơ sở lương cấp bậc hay lương chức vụ. Tuỳ theo tính chất công tác lưu động nhiều hay ít, và điều kiện sinh hoạt vật chất, văn hoá khó khăn khác nhau, Bộ Lao động sẽ hướng dẫn tiêu chuẩn và mức cụ thể để tính phụ cấp lưu động, áp dụng cho từng loại công trường.
Phụ cấp ngày tính theo số ngày làm việc ở công trường. Những ngày nghỉ phép năm, ốm đau phải đi điều trị, điều dưỡng, nghỉ việc để đi học, nghỉ việc riêng thì không được hưởng phụ cấp lưu động.
Đối với những người làm việc ở các đoàn, đội khảo sát, đo đạc địa hình, địa chất, cầu đường… phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản, trước đây đã hưởng phụ cấp lưu động, nếu mức phụ cấp cũ cao hơn mức phụ cấp quy định trên đây thì được giữ nguyên mức phụ cấp cũ.
Những công trường không lưu động không thuộc phạm vi áp dụng chế độ phụ cấp lưu động nói trên mà vẫn áp dụng chế độ phụ cấp hiện hành 4% cho cán sự, nhân viên ở công trường.
3. Áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đặc biệt hiện hành cho những công nhân, viên chức sau đây:
- Công nhân, viên chức làm công tác khảo sát, đo đạc địa hình, địa chất, phải thường xuyên lưu động;
- Công nhân, viên chức các đội chuyên nghiệp của các tầu cuốc, tàu hút nạo vét lòng lạch sông, biển.
Những công nhân, viên chức làm công tác khảo sát thuỷ văn ở các trạm của các địa phương, khảo sát đo đạc công trình ở các đơn vị thi công, phân tích mẫu để thí nghiệm ở cơ quan nghiên cứu, ở công ty và công trường không thường xuyên lưu động thì không áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đặc biệt.
Đối với một số thợ lành nghề hiếm có làm công tác xây dựng cơ bản cần được áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đặc biệt thì các Bộ chủ quản bàn bạc với Bộ Lao động quy định sau.
4. Các ngành, các địa phương phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể hướng dẫn các công trường thực hiện tốt chế độ tiền lương trả theo sản phẩm và áp dụng các chế độ tiền thưởng thích hợp nhằm khuyến khích sản xuất ; nghiên cứu bố trí làm việc hai ca hoặc ba ca ở công trường, làm tốt công tác chuẩn bị thi công, chuẩn bị công tác dự phòng để bảo đảm cho công nhân có việc làm liên tục với năng suất cao, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng việc, nghỉ việc ở công trường.
5. Căn cứ vào quyết định này, kết hợp chặt chẽ với việc đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất, các ngành, các địa phương cần vạch kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các cơ sở thi hành, động viên mọi người hăng hái thi đua bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch xây dựng công trình với năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1971.
Bộ Lao động có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thi hành quyết định này.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1 Thông tư 17-LĐ/TT-1982 hướng dẫn thi hành Quyết định 134-HĐBT về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 2 Quyết định 134-HĐBT năm 1982 về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Thông tư liên bộ 08/TTLB năm 1976 quy định một số bệnh nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức Nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế - Bộ Thương binh,lao động và xã hội - Tổng công đoàn Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư 11-LĐ/TT-1973 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công trường do Bộ Lao động ban hành
- 5 Thông tư 50-TTg năm 1962 quy định tạm thời quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 17-LĐ/TT-1982 hướng dẫn thi hành Quyết định 134-HĐBT về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- 2 Quyết định 134-HĐBT năm 1982 về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Thông tư liên bộ 08/TTLB năm 1976 quy định một số bệnh nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức Nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế - Bộ Thương binh,lao động và xã hội - Tổng công đoàn Việt Nam ban hành
- 4 Thông tư 11-LĐ/TT-1973 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công trường do Bộ Lao động ban hành
- 5 Thông tư 50-TTg năm 1962 quy định tạm thời quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực do Thủ tướng Chính phủ ban hành