ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 1986 |
| - KÉO CẮT VẢI, ký hiệu 53 TCV 80-86 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1982 ;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ;
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT/TT ngày 05 tháng 6 năm 1966 của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh ;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này ba tiêu chuẩn địa phương về KÉO CẮT VẢI, ký hiệu 53 TCV 80-86 – KÌM BẤM, ký hiệu 53 TCV 81-86 – DAO CON THÔNG DỤNG, ký hiệu 53 TCV 82-86.
Điều 2: Ba tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.
Điều 3: Ba tiêu chuẩn này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986 và được lưu hành trong toàn thành phố.
Điều 4: Các đồng chí Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố, Liên hiệp xã thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhan dân các quận, huyện và các cơ sở liên quan đến sản xuất và kinh doanh KÉO CẮT VẢI, KÌM BẤM, DAO CON THÔNG DỤNG trong thành phố, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Cơ quan biên soạn:
HỘI HỢP TÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VINATEST
Cơ quan đề nghị ban hành:
CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan trình duyệt:
ỦY BAN KHOA HỌC KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Quyết định ban hành số: 04/QĐ-UB ngày 07-01-1986
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG Nhóm C
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | KÌM BẤM | 53 TCV 81-86 |
ỦY BAN NHÂN DÂN | Có hiệu lực từ |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kìm bấm mỏ bằng, kìm bấm mỏ cong và kìm bấm mỏ cong có lưỡi cắt.
Kích thước cơ bản và ký hiệu của kìm bấm phải phù hợp với chỉ dẫn trên Hình 1 và Bảng 1.
Bảng 1
Loại kìm bấm | Chiều dài khi 2 miệng kìm khép lại | Chiều dài khi kìm mở kẹp tối đa | Kích thước kẹp được tối đa | Ký hiệu |
Mỏ bằng | 150 | 180 | 20 | KBB-180 |
220 | 255 | 21 | KBB-255 | |
Mỏ cong | 150 | 180 | 28 | KBC-180 |
220 | 255 | 32 | KBC-255 | |
Mỏ cong có lưỡi cắt | 150 | 180 | 28 | KBCL-180 |
220 | 255 | 32 | KBCL-255 |
Chú thích: Hình vẽ không quy định cụ thể kết cấu của kìm bấm.
2.1. Kìm bấm phải được chết tạo từ vật liệu sau:
- Miệng kìm bằng thép CD 70, CD 80
- Thân bằng thép C 20, C 30
- Thanh chống, khóa mở, vít điều chỉnh bằng thép C 45, C 50
- Lò xo bằng thép 65 Mn
- Ri vê bằng thép CT 38
Cho phép dùng các vật liệu có cơ tính tương đương.
2.2. Trên các bề mặt của kìm bấm không được có gờ sắc, các bề mặt cong phải được làm tròn đều, rìa sắc phải được làm cùn, không được có các vết nứt, vết lõm, vết xước hay các khuyết tật khác. Độ nhám bề mặt các chi tiết hay tiếp xúc không được nhỏ hơn R2 = 5 – 2,5/µm (C 5) theo TCVN 2511-78.
2.3. Các chi tiết của kìm bấm phải nằm đối xứng qua mặt phẳng đi qua thân kìm. Sai lệch độ đối xứng không được quá 1mm.
2.4. Các lưỡi cắt phải thẳng, nằm trong một mặt phẳng và không được lõm hoặc mẻ.
2.5. Khe hở giữa các lưỡi cắt khi bóp chặt cho miệng kìm khép lại không được vượt quá 0,1 mm.
2.6. Khe hở giữa hai mặt làm việc của miệng kìm khi bóp chặt cho miệng kìm khép lại không được vượt quá 0,3 mm.
2.7. Các mối ghép giữa các chi tiết của kìm tại khớp quay phải khít, không xộc xệch và phải đảm bảo cho kìm họat động nhẹ nhàng và tự do khi làm việc.
2.8. Ren trên các chi tiết có ren phải đạt cấp chính xác 6G, 6H theo TCVN 1917-76.
2.9. Bề mặt của kìm phủ lớp mạ hay thấm oxýt bảo vệ tùy theo sự thỏa thuận của nơi sản xuất và khách hàng.
2.10.Độ cứng của các chi tiết kìm như sau:
Bảng 2
Chi tiết | Độ cứng HRC |
Miệng kìm, lưỡi cắt Vít điều chỉnh (phần tiếp xúc với thanh chống) Thanh chống Khóa (phần tiếp xúc với thanh chống) | 40 – 50 40 – 50 40 -50 35 – 45 |
Chiều sâu lớp thấm tôi đạt độ cứng trên từ 0,8 mm đến 0,1 mm.
3.1. Mẫu và phương pháp lấy mẫu phải phù hợp với các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật tương ứng.
3.2. Kiểm tra kích thước bằng dụng cụ đo vặn năng thông dụng, kiểm tra độ nhám bằng cách so sánh với mẫu chuẩn.
3.3. Kiểm tra sai lệch đối xứng bằng mắt hay các đồ gá chuyên dùng.
3.4. Kiểm tra độ cứng theo TCVN 257-85.
3.5. Thử khả năng làm việc của kìm.
3.5.1. Dùng tay bóp chặt thân trên và thân dưới của kìm sao cho hai miệng kìm tiếp xúc với nhau, vít được điều chỉnh để cho sau khi bóp, kìm ở trạng thái khóa chặt. Tháo kìm ra bằng cách ấn vào khóa. Lập lại thao tác trên 100lần. Sau khi thử, các chi tiết của kìm không được biến dạng hay hư hỏng gì.
3.5.2. Dùng kìm để kẹp một khối tròn (với kìm mỏ cong) hay khối chữ nhật (với kìm mỏ thẳng) bằng thép mềm có kích thước là kích thước kẹp tối đa của từng loại kìm. Khi kẹp dùng tay bóp chắt hai thân kìm và điều chỉnh vít sao cho sau khi bóp, kìm ở trạng thái khóa chặt.
Kìm và khóa thép này được gắn vào dụng cụ thử ngẫu lực và vặn cho kìm chịu ngẫu lực như sau:
Bảng 3
Loại kìm | Ngẫu lực N – m |
KBB-180 KBB-255 KBC-180, KBCL-180 KBC-180, KBCL-180 | 135 270 400 610 |
Thời gian giữ ngẫu lực là 5 phút, sau khi thử các chi tiết của kìm không được biến dạng hay hư hỏng gì.
3.5.3. Tác dụng một lực 300N lên kìm như hình 2.
Chi tiết ở miệng kìm là một khối thép được tôi đạt độ cứng 25 – 35 HRC có dạng chữ nhật, có chiều dày bằng nửa kích thước kẹp tối đa của kìm, chiều rộng X, chiều sâu là 30 x 20 mm. Thời gian giữ lực là 5 phút, sau khi thử các chi tiết của kìm không được biến dạng hay hư hỏng gì.
3.6. Thử khả năng cắt thép của lưỡi cắt. Dùng tay cắt một dây thép mềm có sức bền đứt đến 500N/mm2.
- Dây có đường kích 4,5mm đối với kìm số 255.
- Dây có đường kính 3mm đối với kìm số 180.
Sau khi cắt, dây thép phải đứt hoàn toàn.
3.7. Thử lò xo:
3.7.1. Lấy lò xo ra khỏi kìm. Một đầu lò xo được giữ cố định, đầu còn lại được tác dụng một lực kéo 60N, độ gia tăng chiều dài lò xo không được nhỏ hơn 10 mm.
3.7.2. Lò xo được tác dụng một lực kéo 60N trong thời gian 12 giờ. Sau khi không tác dụng lực, sai lệch chiều dài ban đầu của lò xo trước và sau khi thử không được quá 2 mm.
4.1. Trên mỗi kìm bấm phải ghi nhãn
a) Ký hiệu của kìm.
b) Tên nơi sản xuất
4.2. Trước ghi bao gói, kìm bấm phải làm sạch và phủ lớp chống rỉ.
4.3. Kìm bấm phải được bọc riêng từng cái trong bao giấy, bao bì hay chất dẻo, sau đó gói 50 cái vào thùng hay hộp được buộc chặt bằng dây bền. Bao gói phải được bảo vệ chống ẩm, chịu va đập hay bị rơi vãi.
4.4. Trên mỗi thùng hay hộp phải có phiếu bao gói, nội dung ghi:
a) Tên nơi sản xuất và địa chỉ.
b) Ký hiệu và số lượng kim bấm
c) Ký hiệu của tiêu chuẩn này
d) Số đăng ký nhãn hiệu và chất lượng.
Cơ quan biên soạn:
HỘI HỢP TÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VINATEST
Cơ quan đề nghị ban hành:
CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan trình duyệt:
ỦY BAN KHOA HỌC KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Quyết định ban hành số: 04/QĐ-UB ngày 07-01-1986
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG Nhóm C
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | KÉO CẮT VẢI | 53 TCV 80-86 |
ỦY BAN NHÂN DÂN | Có hiệu lực từ |
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kéo cắt vải thông dụng làm bằng gang.
Kích thước cơ bản của kéo phải phù hợp với chỉ dẫn trên hình vẽ và bảng sau
Chú thích: Hình vẽ không quy định kết cấu cụ thể của kéo cắt vải.
Bảng 1
Cỡ danh nghĩa | A | B | C | D | E | F | G | H x J | K x L | Kết nối giữa 2 nữa kéo |
180 | 180 ± 3 | 75 | 19 | 16 | 19 | 4,8 | 9,5 | (40 ± 2) x (27 ± 1,5) | (60 ± 2) x (27 ± 1,5) | Bulông M4 |
205 | 205 ± 3 | 100 | 21 | 16 | 25 | 4,8 | 9,5 | (40 ± 2) x (27 ± 1,5) | (60 ± 2) x (27 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M5 |
230 | 230 ± 3 | 120 | 22 | 17 | 29 | 5,6 | 11,1 | (40 ± 2) x (27 ± 1,5) | (60 ± 2) x (27 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M5 |
255 | 255 ± 3 | 135 | 24 | 19 | 32 | 6,4 | 12,7 | (43 ± 2) x (32 ± 1,5) | (70 ± 2) x (29 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M6 |
280 | 280 ± 3 | 150 | 19 | 32 | 6,4 | 12,7 | 12,7 | (43 ± 2) x (32 ± 1,5) | (70 ± 2) x (29 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M6 |
305 | 305 ± 3 | 170 | 27 | 21 | 38 | 7,9 | 15,9 | (43 ± 2) x (32 ± 1,5) | (70 ± 2) x (29 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M8 |
355 | 355 ± 3 | 200 | 29 | 22 | 44 | 8,7 | 17,5 | (43 ± 2) x (32 ± 1,5) | (70 ± 2) x (29 ± 1,5) | Bulông – đai ốc M8 |
Ví dụ: Ký hiệu quy ước kéo cắt vải có chiều dài 205 – Kéo cắt vải 205, 53 TCV …
2.1. Kéo phải được chế tạo bằng gang xám GX 18 – 36. Cho phép dùng các vật liệu có cơ tính tương đương. Phần lưỡi cắt của kéo phải được biến trắng, chiều sâu lớp biến trắng không được dưới 2 mm.
2.2. Độ cứng ở phần lưỡi cắt không được nhỏ hơn 76HRA (tương đương 50 HRC).
2.3. Trên lưỡi cắt và bề mặt của kéo không được có vết nứt, vết lõm, vết xước hay các khuyết tật khác làm ảnh hưởng đến tính năng sử dụng và thẩm mỹ của kéo. Các bề mặt cong phải được làm tròn đều, rìa sắt phải được làm cùn. Tay cầm không được có gờ sắc, vẩy.
2.4. Lưỡi cắt phải có độ nhám bề mặt không thấp hơn R2 = 2,5 – 1,25/µm (6) theo TCVN 2511-78.
2.5. Các bề mặt của kéo, trừ phía mặt trong và mặt vát của lưỡi cắt phải được mạ niken hoặc crôm, lớp mạ này phải phù hợp với tiêu chuẩn 53 TCV 30 -77 hạng C. Cho phép dùng phương pháp sơn ở phần tay cầm.
2.6. Kéo phải cắt được ở bất cứ chỗ nào của lưỡi cắt, khi cắt phải nhẹ và không bị kẹt. Kéo khi xuất xưởng phải được điều chỉnh để sẳn sàng sử dụng.
3.1. Mẫu và phương pháp lấy mẫu phải phù hợp với các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật tương ứng.
3.2. Kiểm tra kích thước bằng dụng cụ đo vạn năng thông dụng, kiểm tra độ nhám bằng các so sánh với mẫu chuẩn hoặc bằng máy chuyên dụng.
3.3. Để kiểm tra độ cứng và tổ chức phần lưỡi cắt, trên một nữa kéo, lấy 02 mẫu có chiều cao khoảng 1cm ở phần bên trong (gần lỗ) và bên ngoài (mũi kéo). Mẫu được chuẩn bị để quan sát dưới kính hiển vi kim tương bằng cách ép mẫu với chất dẻo hay kẹp bằng gá, sao cho có thể khảo sát mẫu, ở bề mặt cắt thẳng góc với chiều dài thân kéo. Đem mài và đánh bóng mẫu. Quan sát với độ phóng đại 100x, dùng thị kính có vạch chia để xác định chiều sâu lớp biến trắng. Sau đó mẫu đựơc đem đi đo độ cứng theo thang HRA hoặc HR 30N TCVN 257-85.
3.4. Kiểm tra lớp mạ theo 53 TCV 30-77 và 53 TCV 32-77
3.5. Thử độ dai va đập của kéo bằng cách cho kéo ở vị trí xếp lại, đặt nằm ngang ở độ cao 0,8m va cho rơi tự do xuống mặt nền bằng bêtông hoặc đá hoa. Số lần thử là 3. Sau khi thử, kéo không được gãy, hay hư hỏng một chi tiết nào cả.
3.6. Thử khả năng làm việc của kéo bằng cách cắt một tấm vải phin hay tơ (khối lượng không nhỏ hơn 60g/m2 có chiều dài lớn hơn chiều dài lưỡi cắt của kéo. Khi thử, dùng một tay mở hai nửa, kéo tối đa, đặt tấm vải vào rồi cắt tức thì. Tấm vải đã cắt phải có mép bằng phẳng, không bị co rúm hay thun giãn, phần cắt cuối cùng phải dứt khoát.
4.1. Trên mỗi kéo phải ghi nhãn
a) Ký hiệu của kéo.
b) Tên nơi sản xuất
4.2. Trước ghi bao gói, kéo phải làm sạch và phủ lớp chống rỉ.
4.3. Kéo phải được bọc riêng từng cái trong bao giấy, bao bì hay chất dẻo, sau đó gói 10 cái một rồi đóng gói vào hộp và buộc chặt bằng dây bền. Bao gói phải được bảo vệ chống ẩm, chịu va đập hay bị rơi vãi.
4.4. Trên mỗi hộp phải dán nhãn hoặc đóng dấu chỉ dẫn:
a) Tên nơi sản xuất.
b) Ký hiệu của kéo
c) Số lượng kéo trong hộp.
4.5. Hộp được xếp khít và có chèn lót trong hòm gỗ, khối lượng cả bì của hòm không lớn hơn 50kg.
4.6. Trong mỗi hòm phải có phiếu bao gói, nội dung ghi.
a) Tên nơi sản xuất và địa chỉ.
b) Ký hiệu và số lượng kéo.
c) Ký hiệu của tiêu chuẩn này.
d) Số đăng ký nhãn hiệu và chất lượng
Cơ quan biên soạn:
HỘI HỢP TÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VINATEST
Cơ quan đề nghị ban hành:
CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan trình duyệt:
ỦY BAN KHOA HỌC KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Quyết định ban hành số: 04/QĐ-UB ngày 07-01-1986
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG Nhóm C
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | DAO CON THÔNG DỤNG | 53 TCV 82-86 |
ỦY BAN NHÂN DÂN | Có hiệu lực từ |
Kích thước cơ bản của dao con thông dụng phải phù hợp với chỉ dẫn trên hình vẽ.
Hình 1: Dao con thông dụng – thép cácbon – 53 TCV 82-86.
2.1. Lưỡi dao phải được chế tạo bằng thép cácbon chất lượng C50, C60 hay bằng thép không rỉ 30Cr13. Cho phép dùng vật liệu có cơ hóa tính tương đương.
2.2. Cán dao phải được chế tạo bằng gỗ hay bằng chất dẻo không mùi và không dễ gãy.
2.3. Ri vê phải được chế tạo bằng đồng, đồng thau hay nhóm.
2.4. Độ cứng của lưỡi cắt của dao nằm trong khoảng 450 – 550HV (tương đương 45 – 52HRC).
2.5. Trên bề mặt luỡi cắt không được có vết nứt, vết lõm, vết sước, vết cháy hay các khuyết tật khác. Các bề mặt cong phải được làm tròn đều, rìa sắc phải làm cùn. Tay cầm phải trơn láng.
2.6. Lưỡi cắt phải có độ nhám bề mặt không thấp hơn R = 2,5 – 1,25/µm C6 theo TCVN 2511-78, dao được làm cùn. Tay cầm phải trơn láng.
2.7. Lưỡi cắt làm bằng thép cácbon phải được mạ niken lớp mạ này phải phù hợp với tiêu chuẩn 53TCV 30-77 hạng D, tay cầm bằng gỗ phải được phủ một lớp vécni dày.
2.8. Cán dao và lưỡi dao phải được gắn chặt vào nhau, không bị rơ, xộc xệch, cán và lưỡi phải nằm trên cùng một đường thẳng.
3.1. Mẫu và phương pháp lấy mẫu phải phù hợp với các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật tương ứng.
3.2. Kiểm tra kích thước bằng dụng cụ đo vạn năng, kiểm tra độ nhám bằng cách so sánh mẫu chuẩn hoặc bằng máy chuyên dùng.
3.3. Kiểm tra độ cứng theo TCVN 258-85; cho phép đo bằng độ cứng HRA hoặc HRC theo TCVN 257-85, vị trí đo độ cứng cách phần cắt của lưỡi không được quá 2mm.
3.4. Kiểm tra lớp mạ theo 53 TCV 30-77 và 53 TCV 32-77, trong trường hợp dao làm bằng thép không rỉ, dao được kiểm tra bằng cách nhúng vào dung dịch gồm 5g axít axêtíc bằng (99%) trong 100ml nước cất, với thời gian là 16 giờ, sau khi đem ra lau sạch bằng vải mềm, dao không được có một vết rỉ nào.
3.5. Thử sức chịu.
Dùng tay cầm cán dao, chém lưỡi dao vào một khối nhôm (tinh khiết trên 99%) hay một khối gỗ tếch (độ ẩm không quá 12%), từ độ cao 250mm trong 12 lần. Sau khi thử lưỡi dao không được biến dạng hay hư hỏng gì).
3.6. Thử độ dẻo.
Dao được giắt lên một dụng cụ gồm một khối gỗ cứng bán kính 100mm (xem hình 2). Áp sát lưỡi dao nằm trên khối tròn trong thời gian 01 phút rồi thả ra. Lưỡi dao phải trở vì vị trí cũ mà không được có hư hỏng gì cả.
3.7. Thử cán dao bằng chất dẻo.
3.7.1. Dao được đem nhúng vào nước xà phòng 5% đun sôi trong thời gian 01 giờ, lấy ra làm nguội trong nước cho đến 15˚C – 30˚C và đem sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 60˚C trong thời gian 01 giờ.
Lập lại quá trình trên trong 4 lần. Sau khi thử, cán dao không được có dấu hiệu vết nứt, vết nhão, mất màu sắc của chất dẻo hay bất kỳ một khuyết tật nào khác.
Hình 2. Dụng cụ thử độ dẻo
3.7.2. Thử sức chịu va đập sau khi mẫu đã được thử ở điều 3.7.1.
Thử rơi tự do dao từ độ cao 1,2m xuống mặt sàn bêtông hay sàn đá, trong 5 lần. Sau khi thử toàn bộ dao không được có một dấu hiệu hư hỏng gì cả.
3.7.3. Cắt 3 miếng chất dẻo của cán dao, nhúng chìm mỗi miếng vào mỗi dung dịch như sau ở nhiệt độ phòng.
a) Clorua-natri 10% (khối lượng/thể tích)
b) Axít axêtíc 5% (thể tích/thể tích)
c) Cácbônát-natri 2% (khối lượng/thể tích)
Sau thời gian 24 giờ, lấy miếng chất dẻo ra, lau khô dung dịch và quan sát, sau đó lập lại thí nghiệm nhúng chìm trong dung dịch. Số lần lập lại là 7. Khi quan sát sau mỗi ngày và sau 7 ngày, cán dao không được có một dấu hiệu thay đổi gì cả.
4.1. Trên mỗi dao phải ghi nhãn.
a) Ký hiệu của dao.
b) Tên nơi sản xuất.
4.2. Trước khi bao gói, dao phải làm sạch và phủ lớp chống rỉ.
4.3. Dao phải được bọc riêng từng cái trong bao chất dẻo hay giấy bao bì, sau đó gói thành 10 chiếc một rồi đóng vào hộp và buộc chặt bằng dây bền.
4.4. Trong mỗi hộp phải dán nhãn hoặc đóng dấu chỉ dẫn.
a) Tên nơi sản xuất.
b) Ký hiệu của dao
c) Số lượng dao trong gói.
4.5. Hộp được xếp khít và có chèn lót trong hòm gỗ, khối lượng cả bì của hòm không lớn hơn 50kg.
4.6. Trong mỗi hòm phải có phiếu bao gói, nội dung ghi.
a) Tên nơi sản xuất và địa chỉ.
b) Ký hiệu và số lượng kéo.
c) Ký hiệu của tiêu chuẩn này.
d) Số đăng ký nhãn hiệu chất lượng
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983
- 2 Nghị định 141-HĐBT năm 1982 về Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Thông tư 488-KHKT/TT-1966 về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp do Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành