Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2006/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ VIỆC VẬN TẢI HÀNG HÓA TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA”

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Quyết định số 720/QĐ-VT ngày 25 tháng 4 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện ban hành Thể lệ chuyên chở hàng hóa bằng Đường sắt Việt Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ UBND tỉnh T.Phó trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Lưu VT, V. tải

BỘ TRƯỞNG




Đào Đình Bình

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC VẬN TẢI HÀNG HÓA TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Văn bản này quy định về vận tải hàng hóa; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) và của người thuê vận tải, người nhận hàng trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối vào đường sắt quốc gia.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Quy định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với Doanh nghiệp, người thuê vận tải, người nhận hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Trong trường hợp Doanh nghiệp và người thuê vận tải có thỏa thuận khác với Quy định này nhưng không trái với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

3. Đối với những tuyến đường đang xây dựng, chưa chính thức khai thác, việc vận tải hàng hóa được tiến hành theo những quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa là tài sản của tổ chức, cá nhân thuê Doanh nghiệp vận chuyển bằng đường sắt.

2. Hàng hóa vận chuyển theo hình thức hàng lẻ là hàng hóa không đòi hỏi dùng cả toa xe riêng để chuyên chở, gọi tắt là hàng lẻ.

3. Hàng hóa vận chuyển theo hình thức toa  là hàng chuyên chở được xếp trên một toa xe, có cùng một người gửi hàng, một người nhận hàng, một ga đi, một ga đến; gọi tắt là hàng nguyên toa.

4. Hàng nguy hiểm là hàng hóa khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng con người và vệ sinh, môi trường, có tên trong danh mục hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

5. Trọng tải kỹ thuật của toa xe là trọng lượng hàng hóa tối đa được chở trên toa xe trên toa xe tiêu chuẩn thiết kế.

6. Trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe là lượng hàng hóa tối đa được phép xếp trên toa xe phù hợp với công lệnh tải trọng trên tuyến đường.

7. Trường hợp bất khả kháng là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù Doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trong vận tải đường sắt, trường hợp bất khả kháng xảy ra do thiên tại, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của Doanh nghiệp, người thuê vận tải, người nhận hàng.

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Doanh nghiệp có các quyền sau đây:

a) Từ chối vận chuyển hàng hóa không theo đúng quy định về đóng gói, bao bì, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển;

b) Yêu cầu người thuê vận tải hàng hóa mở bao gói để kiểm tra trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng hóa so với thực tế vận tải;

c) Yêu cầu người thuê vận tải, người nhận hàng thanh toán đủ cước, phí vận tải và các chi phí phát sinh;

d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;

c) Lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận tải và chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải;

g) Xử lý hàng hóa mà người nhận hàng từ chối nhận nhận, hàng không có người nhận theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt và Quy định này;

h) Yêu cầu trả tiền đọng toa xe do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra;

i) Các quyền khác quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Đường sắt.

2. Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Niêm yết công khai các quy định cần thiết có liên quan đến vận tải hàng hóa;

b) Vận tải hàng hóa đến địa điểm đến và giao thông hàng hóa cho người nhận hàng theo hợp đồng vận tải;

c) Thông báo kịp thời cho người thuê vận tải, người nhận hàng khi hàng hóa đã được vận chuyển đến địa điểm giao hàng, khi việc vận chuyển bị gián đoạn;

d) Bảo quản hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao nhận được cho người nhận hàng và thông báo cho người thuê vận tải biết.

đ) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải khi để xảy ra mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc quá thời hạn vận chuyển do lỗi của Doanh nghiệp;

e) Các nghĩa vụ khác quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật Đường sắt.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải

1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây:

a) Thay đổi hộp đồng vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho Doanh nghiệp hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu chi phí phát sinh do thay đổi hợp đồng vận tải;

b) Chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người có quyền nhận hàng trước đó; được thay đổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng và phải chịu mọi chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng;

c) Yêu cầu Doanh nghiệp xác nhận số lượng, chất lượng, niêm phong đối với hàng hóa mà mình gửi đi;

d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;

đ) Được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, giảm trọng lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, quá thời hạn vận chuyển do lỗi của Doanh nghiệp;

e) Được bồi thường thiệt hại do cấp toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe chậm do lỗi của Doanh nghiệp;

g) Được ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân thay mặt mình thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng vận tải theo quy định của pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm đến cùng về mọi cam kết trong hợp đồng vận tải.

2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây:

a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó;

b) Đăng ký số lượng, chủng loại toa xe, thời gian, địa điểm xếp hàng với Doanh nghiệp;

c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của Doanh nghiệp.

d) Cung cấp các vật tư, thiết bị cần thiết để đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn trừ khi hợp đồng có thỏa thuận khác;

đ) Cử người áp tải hàng hóa nếu hàng hóa thuộc loại hàng bắt buộc phải có người áp tải;

e) Giao hàng hóa cho Doanh nghiệp đúng thời hạn, địa điểm;

g) Trả tiền cước vận tải và chi phí khác đúng thời hạn, hình thức thanh toán trong hợp đồng;

h) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết khác về hàng hóa;

i) Thanh toán chi phí phát sinh do ứ đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe; chi phí lưu kho bãi, bảo quản và các chi phí phát sinh khác;

k) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại do Doanh nghiệp hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra.

l) Trường hợp người nhận không đến nhận hàng, người thuê vận tải có trách nhiệm giải quyết hậu quả và thanh toán mọi khoản chi phí phát sinh cho đến khi giải quyết xong.

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người nhận hàng

Người nhận hàng có thể là người thuê vận tải  hoặc là người thứ ba được người thuê vận tải chỉ định nhận hàng. Người nhận hàng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Quyền của người nhận hàng:

a) Kiểm tra số lượng, chất lượng, niêm phong của số hàng hóa được vận chuyển đến;

b) Nhận hàng hóa được vận chuyển đến;

c) Được yêu cầu bồi thường tiền quá kỳ hạn vận chuyển do lỗi của Doanh nghiệp;

d) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do lỗi của Doanh nghiệp;

d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết;

2. Nghĩa vụ của người nhận hàng:

a) Khi nhận được tin báo hàng đến, người nhận hàng phải đến ga nhận hàng trong thời hạn và thực hiện những nội dung quy định tại Điều 26, Điều 41 của Quy định này;

b) Xuất trình cho Doanh nghiệp hóa đơn gửi hàng hóa và các giấy tờ khác để chứng minh quyền nhận hàng của mình;

c) Chịu chi phí xếp dỡ hàng hóa nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác;

d) Thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận hàng hóa;

đ) Thông báo cho Doanh nghiệp biết về việc nhận hàng và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của Doanh nghiệp; nếu không thông báo thì không có quyền yêu cầu Doanh nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích liên quan đến hàng hóa của mình;

e) Thanh toán toàn bộ tiền cước và các chi phí trước khi đưa hàng ra khỏi ga.

Chương 2:

TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA

Điều 7. Đơn vị tính thời gian trong hoạt động vận tải hàng hóa

1. Trong hoạt động vận tải hàng hóa, đơn vị để tính thời gian là: giờ (là 60 phút) hoặc ngày (là 24 giờ) và được quy tròn như sau:

a) Khi lấy giờ làm đơn vị tính: từ 12 giờ đến 24 giờ được tính là 1 ngày; dưới 30 phút không tính;

b) Khi lấy ngày làm đơn vị tính: từ 12 giờ đến 24 giờ được tính là 1 ngày; dưới 12 giờ không tính.

2. Mọi quan hệ giao dịch liên quan đến vận tải hàng hóa trên đường sắt áp dụng theo ngày, tháng, năm dương lịch.

Điều 8. Địa điểm giao dịch của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa với các bên liên quan

1. Địa điểm giao dịch được thực hiện tại ga, trạm. Doanh nghiệp có thể mở thêm các điểm giao dịch ngoài ga, trạm và có thể ủy thác giao dịch cho các tổ chức dịch vụ vận tải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Địa điểm giao dịch phải được niêm yết các nội dung quy định chủ yếu của Quy định này và các quy định khác có liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường sắt.

Điều 9. Niêm yết giá cước, các loại phí, phụ phí

Các thông tin về giá cước vận tải, giá cước xếp, dỡ, tiền bảo quản hàng hóa và các khoản chi phí khác có liên quan phải được niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch.

Điều 10. Hình thức vận chuyển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được thực hiện theo hình thức nguyên toa hoặc hàng lẻ.

Điều 11. Những hàng hóa phải vận chuyển theo hình thức nguyên toa

Những loại hàng hóa sau đây bắt buộc phải thực hiện vận chuyển theo hình thức nguyên toa:

1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui;

2. Hàng rời xếp đống, hàng không thể đóng bao, kiện, khó xác định số lượng;

3. Động vật sống;

4. Hàng nguy hiểm, trừ hàng có quy định riêng của cấp có thẩm quyền;

5. Thi hài;

6. Toa xe hoặc các phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt được ghép nối vào đoàn tầu để kéo đi;

7. Hàng hóa vận chuyển theo những yêu cầu đặc biệt của người thuê vận tải hoặc cần điều kiện chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.

Điều 12. Toa xe chở hàng

1. Toa xe chở hàng phải bảo đảm phù hợp với điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong Quy phạm kỹ thuật khai thác đường sắt và các quy định khác có liên quan.

2. Việc sử dụng toa xe riêng của người thuê vận tải để vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

HỢP ĐỒNG VẬN TẢI

Điều 13. Hợp đồng vận tải hàng hóa

1. Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa Doanh nghiệp với người thuê vận tải, theo đó Doanh nghiệp nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng.

2. Hợp đồng vận tải hàng hóa xác định quan hệ về nghĩa vụ, quyền lợi của các bên và được lập thành văn bản, hóa đơn gửi hàng hóa hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận.

Điều 14. Nguyên tắc chung trong việc ký và thực hiện hợp đồng vận tải

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường sắt đều có quyền thỏa thuận với Doanh nghiệp để ký kết hợp đồng vận tải theo quy định của pháp luật.

2. Người thuê vận tải và Doanh nghiệp đều phải sử dụng khả năng tối đa của mình để thực hiện các nội dung hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tùy thuộc vào khả năng của mình, các bên sẵn sàng thỏa thuận để tăng tối đa tiện ích cho nhau.

4. Khi khối lượng hàng hóa yêu cầu vận chuyển vượt quá năng lực vận chuyển của Doanh nghiệp thì phải ưu tiên vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt và có trách nhiệm thông báo sự thay đổi thời gian vận chuyển cho người thuê vận tải biết.

5. Hai bên phải căn cứ vào nội dung hợp đồng đã ký và các tài liệu có liên quan để tổ chức thanh lý hợp đồng.

Điều 15. Nội dung chủ yếu của hợp đồng vận tải

Những nội dung chủ yếu của hợp đồng vận tải bao gồm:

1. Địa điểm, thời gian ký hợp đồng: tên, địa chỉ, số điện thoại, fax; tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên;

2. Quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên cho từng công việc cụ thể để tổ chức vận chuyển, xếp, dỡ; hình thức giao, nhận; sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng; quy định bồi thường, thưởng, phạt;

3. Loại hàng hóa, khối lượng, tỷ trọng, tỷ lệ hao hụt, tính chất lý hóa, đặc điểm và biện pháp xử lý sự cố (nếu có) của hàng hóa;

4. Nơi đi, nơi đến;

5. Thời gian thực hiện hợp đồng;

6. Người nhận hàng;

7. Việc cấp toa xe để xếp hàng nguyên toa;

8. Giá trị hợp đồng có dự tính chi phí cần thiết cho quá trình vận chuyển và hình thức thanh toán;

9. Những thỏa thuận khác.

Chương 4:

THỰC HIỆN VẬN TẢI HÀNG HÓA

Điều 16. Xác định tên hàng hóa

1. Người thuê vận tải có trách nhiệm kê khai đúng tên hàng hóa theo mẫu do Doanh nghiệp quy định. Nếu là hàng nguy hiểm phải ghi đúng tên gọi trong Danh mục hàng nguy hiểm vận tải bằng đường sắt. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra do kê khai không đúng tên hàng gây ra.

2. Trường hợp cần thiết, người thuê vận tải có thể kê khai tên hàng theo ký hiệu để đảm bảo bí mật hàng hóa vận chuyển nhưng phải thông báo cho người có trách nhiệm của Doanh nghiệp biết.

3. Đối với các loại hàng hóa phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng mà tên hàng hóa không được kê khai theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì người thuê vận tải phải thông báo và thống nhất các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt với người có trách nhiệm của Doanh nghiệp.

Điều 17. Điều kiện của hàng hóa được nhận vận tải

1. Doanh nghiệp nhận vận tải tất cả các loại hàng hóa trừ những trường hợp sau:

a) Hàng hóa thuộc loại cấm lưu thông;

b) Hàng hóa không phù hợp với điều kiện kỹ thuật khai thác vận tải bằng đường sắt.

2. Khi hàng hóa cần vận chuyển theo những yêu cầu đặc biệt phải được sự thỏa thuận giữa Doanh nghiệp với người thuê vận tải.

Điều 18. Từ chối vận tải hoặc đình chỉ vận tải

1. Doanh nghiệp có quyền từ chối hoặc đình chỉ vận tải trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa không thỏa mãn các điều kiện nhận vận tải quy định tại Điều 17 của Quy định này;

b) Người thuê vận tải không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các điều khoản có liên quan tại Quy định này;

c) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng.

2. Người thuê vận tải có quyền từ chối thuê hoặc đình chỉ vận tải trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp không thực hiện đúng nội dung của hợp đồng vận tải, vi phạm các điều khoản có liên quan tại Quy định này;

b) Do nguyên nhân bất khả kháng.

Điều 19. Thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa

Doanh nghiệp phải thực hiện vận tải hàng hóa theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Hàng vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt;

2. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì hàng hóa nhận được trước vận chuyển trước, hàng hóa nhận được sau vận chuyển sau:

3. Hàng hóa cùng nhận được vào một thời điểm thì theo thứ tự sau đây:

a) Hàng nguy hiểm, thi hài, hài cốt;

b) Động vật sống, hàng mau lỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng;

c) Các loại hàng khác.

Điều 20. Cung cấp toa xe, dụng cụ vận tải kèm theo toa xe và vật liệu gia cố

1. Doanh nghiệp phải cung cấp đúng thời hạn, đúng số lượng, đúng chủng loại toa xe tại địa điểm xếp hàng theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận với người thuê vận tải.

2. Toa xe được cấp phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Điều 12 Quy định này.

3. Người thuê vận tải có quyền kiểm tra để nhận toa xe và có quyền từ chối không tiếp nhận toa xe nếu không đúng chủng loại, không phù hợp theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

4. Trường hợp không có loại xe phù hợp thì Doanh nghiệp thỏa thuận với người thuê vận tải về điều kiện để sử dụng toa xe khác thay thế hoặc có biện pháp xử lý phù hợp.

5. Dụng cụ, vật liệu cần thiết để gia cố, bảo vệ hàng hóa được ổn định, vững chắc và an toàn trong quá trình vận chuyển do người thuê vận tải chịu trách nhiệm cung cấp, lắp đặt, tháo dỡ hoặc để Doanh nghiệp cung cấp, lắp đặt, tháo dỡ và phải thanh toán chi phí cho Doanh nghiệp.

6. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp những dụng cụ, vật liệu gia cố sau đây:

a) Cọc, xích cố định trên toa xe mặt bằng, khi hàng hóa theo quy định phải xếp lên toa xe có thành nhưng thay thế bằng toa xe mặt bằng;

b) Bạt che hàng trên toa xe không mui, khi hàng hóa quy định phải xếp vào toa xe có mui nhưng thay thế bằng toa xe không mui.

7. Doanh nghiệp có quyền kiểm tra dụng cụ, vật liệu gia cố hàng hóa của người thuê vận tải và có quyền không cho sử dụng nếu thấy không đúng với quy định về bảo đảm an toàn vận tải.

8. Doanh nghiệp có quyền kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, yêu cầu thay thế, sửa chữa phù hợp để đảm bảo an toàn vận tải đối với toa xe do người thuê vận tải cung cấp.

Điều 21. Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ

1. Chậm nhất 2 giờ trước giờ cấp toa xe, Doanh nghiệp phải thông báo cho người thuê vận tải về số lượng, số đăng ký của toa xe đưa vào đường xếp dỡ hoặc địa điểm giao tiếp (nếu xếp, dỡ trong đường nhánh, đường chuyên dùng).

2. Khi hợp đồng khai thác đường nhánh, đường chuyên dùng có quy định giờ cấp, giờ lấy xe hàng ngày thì Doanh nghiệp không cần phải thông báo.

3. Việc đưa toa xe vào điểm xếp dỡ chậm phải được thông báo cho người thuê vận tải trước 2 giờ so với giờ cấp toa xe. Nếu không thông báo hoặc thông báo chậm, Doanh nghiệp phải thanh toán cho người thuê vận tải chi phí công nhân và phương tiện xếp dỡ chờ đợi, tính đến giờ thông báo.

Điều 22. Kỳ hạn đưa hàng đến ga gửi

1. Người thuê vận tải có trách nhiệm tập kết hàng hóa trước khi xếp hàng, bảo đảm thời gian xếp hàng lên toa xe theo quy định tại Điều 26 của Quy định này hoặc thỏa thuận trong hợp đồng vận tải, nhưng không được để hàng hóa chiếm dụng kho bãi quá 12 giờ.

2. Căn cứ điều kiện kho, bãi và chủng loại hàng hóa, Doanh nghiệp có thể cho phép người thuê vận tải tập kết hàng hóa trước thời gian quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Hàng hóa lưu kho, lưu bãi

1. Ở ga gửi, đến được Doanh nghiệp chấp nhận, người thuê vận tải có thể đưa hàng hóa vận chuyển đến ga trước kỳ hạn nhưng phải trả tiền lưu kho, bãi tính từ lúc đưa hàng vào ga đến kỳ hạn mang hàng đến ga gửi theo quy định tại Điều 22 của Quy định này.

2. Ở ga đến, đối với hàng hóa không thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo quản hoặc quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại Điều 41 của Quy định này, người nhận hàng chưa nhận hàng hoặc đã nhận hàng nhưng chưa đưa hết ra khỏi ga đúng với thời gian quy định, Doanh nghiệp được quyền thu tiền lưu kho, bãi.

Điều 24. Kỹ thuật xếp hàng trên toa xe

1. Trọng lượng, thể tích của từng loại hàng hóa tương ứng với từng loại toa xe trên từng tuyến đường do Doanh nghiệp quy định để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

2. Khi xếp hàng, người thuê vận tải phải thực hiện:

a) Nếu xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng, loại toa xe trên từng tuyến đường thì phải trả cước phí đúng với trọng tải kỹ thuật của toa xe sử dụng;

b) Nếu người thuê vận tải xếp hàng vào toa xe không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về trọng lượng, thể tích hoặc quy cách xếp hàng thì phải xếp lại và phải chịu chi phí xếp dỡ hoặc chi phí phát sinh khác do chậm trễ gây ra;

c) Người thuê vận tải không được xếp quá trọng kỹ thuật cho phép của toa xe. Nếu vi phạm, người thuê vận tải phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt; chịu mọi phí tổn về dỡ hàng, xếp lại, tiền đọng toa xe;

d) Khi xếp hàng lên toa xe, đối với những loại hàng hóa, toa xe có quy định mức tải trọng tối thiểu thì phải xếp đủ mức quy định để bảo đảm an toàn vận tải.

3. Khi xếp hàng hóa lên toa xe không mui, ngoài những quy định tại khoản 2 Điều  này, người thuê vận tải không được xếp quá khổ giới hạn xếp hàng, đồng thời phải thực hiện đúng quy định về biện pháp xếp và gia cố hàng hóa của Doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát người thuê vận tải trong quá trình thực hiện. Nếu phát hiện sai phạm thì phải yêu cầu người thuê vận tải khắc phục trước khi nhận chở.

Điều 25. Trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa

Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa được quy định như sau:

1. Hàng lẻ do Doanh nghiệp xếp, dỡ;

2. Hàng nguyên toa do người thuê vận tải tự xếp, người nhận hàng tự dỡ, trừ khi hợp đồng vận tải có quy định khác;

3. Nếu người thuê vận tải, người nhận hàng thuê Doanh nghiệp xếp, dỡ thì người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát quá trình xếp, dỡ theo quy  định đối với các mặt hàng sau:

a) Hàng nguy hiểm;

b) Động vật sống;

c) Hàng hóa thuộc loại tươi sống, mau hỏng phải có biện pháp bảo quản đặc biệt khi vận chuyển;

d) Hàng chất lỏng, hàng rời vận chuyển bằng toa xe chuyên dùng;

đ) Hàng phải xếp dỡ bằng thiết bị đặc biệt;

e) Hàng siêu trường, siêu trọng.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc xếp hàng đúng quy định về kỹ thuật xếp để bảo đảm tính nguyên vẹn và an toàn hàng hóa trừ những hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này. Nếu người thuê vận tải xếp không đúng quy cách, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu sửa chữa cho phù hợp.

Điều 26. Thời gian xếp dỡ

1. Việc xếp dỡ hàng hóa ở các địa điểm xếp dỡ được thực hiện liên tục cả ngày lẫn đêm, ở tất cả các ngày trong năm.

2. Thời gian xếp dỡ cho một toa xe được tính từ toa xe đã được đưa vào địa điểm xếp dỡ và Doanh nghiệp đã báo cho người thuê vận tải hoặc người nhận hàng.

3. Thời gian xếp dỡ tối đa cho một cụm toa xe có cùng định mức thời gian xếp dỡ tốid 9a cho một toa xe trừ khi hợp đồng vận tải có thỏa thuận khác.

4. Định mức thời gian xếp dỡ tối đa cho một toa xe, cụm toa xe do Doanh nghiệp quy định.

5. Người thuê vận tải, người nhận hàng phải trả phí đọng toa xe do thời gian xếp, dỡ vượt quá định mức thời gian xếp dỡ tối đa cho một toa xe. cụm toa xe.

Điều 27. Hàng hóa không xếp chung vào cùng một toa xe

Hàng hóa không được xếp chung vào cùng một toa xe trong những trường hợp sau:

1. Hàng dễ hư thối với hàng không hư thối;

2. Hàng thực phẩm với hàng hôi thối;

3. Chất lỏng với hàng hóa kỵ ẩm ướt;

4. Hàng nguy hiểm với hàng không nguy hiểm;

5. Hàng nguy hiểm với hàng có tính chất tăng cường hoặc tạo sự nguy hiểm cao hơn;

6. Hàng vận chuyển theo điều kiện đặc biệt với hàng vận chuyển theo điều kiện bình thường.

Điều 28. Bao cọc, đóng gói hàng hóa

1. Tùy theo tính chất của hàng hóa, người gửi hàng phải bao bọc, đóng gói đúng quy cách để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, đổ vỡ, rơi vãi, xô lệch hoặc gây ảnh hưởng đến các hàng hóa khác trong quá trình xếp, dỡ và vận chuyển.

2. Các loại hàng bao bọc, đóng gói bằng hòm, kiện, thùng v.v… phải được ghi nhãn hiệu, dấu hiệu, ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa (nếu có), trọng lượng, tên đầy đủ của hàng hóa, bảo đảm chính xác, rõ ràng bằng chất liệu khó phai.

3. Thi hài phải đặt trong quan tài, hài cốt phải đóng gói theo quy định của pháp luật.

4. Doanh nghiệp được quyền kiểm tra việc bao bọc, đóng gói hàng hóa và yêu cầu người thuê vận tải bổ sung đúng quy định trước khi nhận vận chuyển.

Điều 29. Thẻ buộc ràng

1. Ở hai đầu kiện hàng lẻ, người thuê vận tải phải buộc thẻ có ghi rõ tên ga gửi, ga đến, họ tên, địa chỉ người thuê vận tải, người nhận, tên hàng, trọng lượng, số hiệu kiện hàng, số kiện hàng và những thông tin cần thiết khác bằng chất liệu khó phai.

2. Trường hợp không thể buộc thẻ vào kiện hàng lẻ, người thuê vận tải phải viết bằng chất liệu khó phai đúng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này tại vị trí dễ xem nhất của kiện hàng.

3. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thẻ buộc hàng và kiểm tra, hướng dẫn người thuê vận tải buộc thẻ.

Điều 30. Trách nhiệm xác định trọng lượng hàng hóa

1. Đối với hàng lẻ: Doanh nghiệp xác định trọng lượng tính cước, nếu hàng thuộc cồng kềnh thì đo thể tích để quy đổi (cứ 1m3 tính đổi thành 300kg) và ghi vào tờ khai gửi hàng.

2. Đối với hàng nguyên toa: người thuê vận tải chịu trách nhiệm xác định trọng lượng hàng hóa để ghi vào tờ khai gửi hàng; Doanh nghiệp có quyền kiểm tra trọng lượng, số lượng hàng hóa do người gửi hàng xác định ghi trong tờ khai gửi hàng.

Điều 31. Kê khai giá trị hàng hóa và bảo hiểm hàng hóa

1. Người thuê vận tải có thể kê khai giá trị hàng hóa.

2. Khi kê khai giá trị hàng hóa, người thuê vận tải phải trả cho Doanh nghiệp một khoản lệ phí kê khai giá trị hàng hóa được thỏa thuận ghi trong hợp đồng vận tải.

3. Người thuê vận tải có thể tự mua hoặc ủy thác cho Doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Giao nhận hàng hóa

1. Hàng hóa xem như đã được giao cho Doanh nghiệp để vận chuyển được tính từ khi Doanh nghiệp đã nhận đủ hàng, làm xong thủ tục và giao cho người thuê vận tải hóa đơn gửi hàng hóa.

2. Tùy theo tính chất của hàng hóa, Doanh nghiệp và người thuê vận tải có thể thỏa thuận, lựa chọn một trong các hình thức giao nhận sau:

a) Giao nhận theo số lượng đơn vị hàng hóa bằng cách kiểm đếm;

b) Giao nhận theo thể tích: Dùng dụng cụ đo lường để xác định thể tích hàng hóa trên toa xe;

c) Giao nhận theo trọng lượng: dùng cầu cân toa xe để xác định trọng lượng hàng hóa có trên toa xe (nếu ở ga đi và ga đến đều có cầu cân toa xe);

d) Giao nhận nguyên toa: bằng dấu hiệu niêm phong toa xe còn nguyên vẹn.

đ) Giao nhận theo đặc điểm của hàng hóa do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.

Điều 33. Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa

1. Khi nhận hàng, Doanh nghiệp phải kiểm tra tên hàng đã ghi trong tờ khai gửi hàng, bao bì, chằng buộc của kiệng hàng. Khi có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong tờ khai gửi hàng, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người thuê vận tải mở bao bì để kiểm tra.

2. Sau khi đã nhận hàng, Doanh nghiệp có quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu tên hàng khai đúng, không có hiện tượng hư hỏng, đổ vỡ v.v… thì phí tổn xếp dỡ, sắp xếp lại hàng do Doanh nghiệp chịu; nếu tên hàng khai sai hoặc hàng hóa đã bị hư hỏng, đổ vỡ v.v… thì mọi chi phí tổn do người thuê vận tải chịu.

3. Doanh nghiệp được quyền từ chối nhận hàng khi kiểm tra phát hiện hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ; các thông tin đã ghi trong tờ khai gửi hàng không khớp với thực tế.

Điều 34. Niêm phong toa xe, hàng hóa

1. Toa xe có mui, toa xe có điều hòa nhiệt độ, toa xe không mui thành cao có che bạt, toa xitéc khi chở hàng hóa đều phải được niêm phong đúng quy định.

2. Đối với hàng nguyên toa, tùy thuộc vào hình thức giao nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải, việc niêm phong toa xe được thực hiện theo quy định sau:

a) Nếu Doanh nghiệp giao nhận bằng hình thức theo trọng lượng hay số lượng hàng hóa thì Doanh nghiệp niêm phong;

b) Nếu Doanh nghiệp giao nhận bằng hình thức nguyên toa có niêm phong thì người thuê vận tải niêm phong;

3. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm niêm phong đối với hàng có kê khai giá trị, container, các máy móc tự chạy. Đối với ôtô, máy kéo, các thiết bị máy móc có nhiều bộ phận dễ tháo, không có bao bọc kín, chắc chắn phải niêm phong từng chi tiết.

4. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm niêm phong các toa xe chở hàng lẻ, toa xe sang toa, chuyển tải trong quá trình vận chuyển.

5. Dấu hiệu niêm phong thuộc trách nhiệm của bên nào thì do bên ấy quy định, nhưng phải rõ ràng, đầy đủ, nhận biết được trong quá trình vận chuyển.

6. Việc quản lý, sử dụng niêm phong toa xe hàng do Doanh nghiệp quy định.

Điều 35. Hóa đơn gửi hàng hóa

1. Hóa đơn gửi hàng hóa là bộ phận của hợp đồng vận tải do Doanh nghiệp phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hóa đơn gửi hàng hóa là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa Doanh nghiệp và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp, bồi thường trong quá trình vận tải.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm lập hóa đơn gửi hàng hóa và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hóa. Hóa đơn gửi hàng hóa phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải ủy quyền.

3. Hóa đơn gửi hàng hóa phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa; tên và địa chỉ; số điện thoại, số fax, hộp thư điện tử (nếu có) của người thuê vận tải, người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà Doanh nghiệp và người thuê vận tải thỏa thuận ghi vào hóa đơn gửi hàng hóa; xác nhận của Doanh nghiệp về tình trạng hàng hóa nhận vận tải.

4. Trước khi lập hóa đơn gửi hàng hóa, người thuê vận tải phải ghi vào tờ khai gửi hàng do Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ những nội dung của tờ khai và ký tên (đóng dấu nếu có) lưu ở ga đi. Tờ phải có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Hóa đơn gửi hàng hóa được lập thành bốn liên, ghi đầy đủ nội dung theo quy định và sử dụng như sau:

Liên 1: lưu tại ga lập chứng từ để làm kế toán thu và nộp kiểm thu cấp trên;

Liên 2: giao người gửi hàng;

Liên 3: Lưu tại ga đến để làm báo cáo hàng đến và gửi kiểm thu cấp trên;

Liên 4: Doanh nghiệp gửi cùng các giấy tờ khác kèm theo toa xe chở hàng và giao cho người nhận hàng sau khi người nhận hàng đã thanh toán đầy đủ các khoản cưới phí vận tải và chi phí.

6. Người thuê vận tải và Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về những nội dung đã ghi trong tờ khai gửi hàng và hóa đơn gửi hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa

1. Người thuê vận tải có trách nhiệm giao cho Doanh nghiệp tại ga gửi hàng đầy đủ những bản sao hợp pháp giấy tờ cần thiết liên quan đến hàng hóa khi vận tải hàng hóa cần phải có; ghi đầy đủ vào tờ khai gửi hàng đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không có, không đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không đúng quy định. Doanh nghiệp không nhất thiết phải kiểm tra tính đúng đắn và độ chính xác của các giấy tờ do người thuê vận tải đính kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ gìn đầy đủ các giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa, gửikèm theo toa hàng và giao cho người nhận hàng. Nếu Doanh nghiệp làm mất, hư hỏng giấy tờ kèm theo hóa đơn gửi hàng hóa thì phải lập biên bản xác nhận sự việc xảy ra để gửi kèm theo toa hàng.

3. Việc làm mất, hư hỏng, thiếu các giấy tờ hoặc nội dung giấy tờ không chính xác gây thiệt hại, chậm trễ trong quá trình vận chuyển do bên nào gây ra thì phải bồi thường cho bên còn lại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 37. Bảo quản hàng hóa

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hàng hóa kể từ lúc nhận chở hàng đến khi giao hàng cho người nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Quy định này.

2. Trước khi nhận chở ở ga đi, nếu người thuê vận tải yêu cầu, Doanh nghiệp có thể nhận bảo quản từ lúc hàng đưa đến ga và thu tiền bảo quản. Ở ga đến, đối với loại hàng Doanh nghiệp phải bảo quản, nếu quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại điều 41 của Quy định này mà người nhận hàng chưa nhận hàng thì Doanh nghiệp tiếp tục bảo quản và được thu tiền bảo quản.

Điều 38. Áp tải hàng hóa

1. Người thuê vận tải phải cử người áp tả để trông nom, bảo quản khi vận chuyển những loại hàng hóa sau đây:

a) Hàng thuộc loại quý giá mà người thuê vận tải tự thấy cần có người áp tải;

b) Động vật sống, hàng mau hỏng;

c) Hàng cần có những biện pháp kỹ thuật, thiết bị, dụng cụ đặc biệt để bảo quản;

d) Hàng nguy hiểm có quy định phải cử người áp tải khi vận chuyển;

đ) Đầu máy, toa xe, các phương tiện chuyên dùng tự chạy trên đường sắt của người thuê vận tải có đủ điều kiện ghép nối vào đoàn tàu;

e) Tô tô, các loại máy móc, động cơ không đóng thùng chở trên toa xe không mui;

g) Thi hài, hài cốt.

2. Hình thức áp tải, số người áp tải, số toa xe cần áp tải do Doanh nghiệp và người thuê vận tải thỏa thuận.

3. Người áp tải phải hiểu biết và có đủ dụng cụ để đề phòng, cứu chữa, bảo vệ hàng hóa; chịu trách nhiệm về số lượng, chủng loại, phẩm chất và các đặc tính cần bảo quản của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

4. Người áp tải phải mua vé với giá bằng nửa giá vé ghế ngồi thấp nhất của loại tàu khách thường trên tuyến đường sắt ghi trên hóa đơn gửi hàng hóa, trong vé đã bao gồm cả bảo hiểm hành khách.

Điều 39. Kỳ hạn vận chuyển

1. Kỳ hạn vận chuyển được tính từ khi Doanh nghiệp nhận hàng và hoàn tất thủ tục ở ga gửi đến khi ga đến báo tin hàng đến cho người nhận hàng và bao gồm những thời gian sau:

a) Thời gian ở ga gửi;

b) Thời gian chạy trên đường;

c) Thời gian ở ga đến.

2. Kỳ hạn vận chuyển được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải. Nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì kỳ hạn vận chuyển được xác định theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 của Điều này.

3. Thời gian chạy trên đường được tính từ 0 (không) giờ sau ngày Doanh nghiệp nhận hàng, hoàn tất thủ tục ở ga gửi và được quy định như sau:

a) Hàng nguyên toa: cứ 300km hoặc không đủ 300km tính là 01 ngày;

b) Hàng lẻ: cứ 250 km hoặc không đủ 250km tính là 01 ngày;

4. Thời gian ở ga gửi tính là 01 ngày; thời gian giao hàng ở ga đến tính là 01 ngày.

5. Thời gian chạy trên đường quy định tại khoản 3 Điều này được cộng thêm thời gian thực tế tàu phải đỗ hoặc toa xe phải dừng lại trong những trường hợp sau đây:

a) Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng;

b) Kiểm dịch động thực vật hoặc chăm sóc súc vật;

c) Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng;

d) Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của Doanh nghiệp;

đ) Hàng bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữa lại để xử lý theo quy định.

6. Hàng hóa được xem như vận chuyển đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vận chuyển và Doanh nghiệp đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng.

7. Nếu quá kỳ hạn vận chuyển, Doanh nghiệp phải trả tiền phạt quá kỳ hạn vận chuyển theo quy định tại Điều 66 của Quy định này.

8. Doanh nghiệp được quyền quyết định rút ngắn kỳ hạn vận chuyển so với quy định tại khoản 3, khoản 4 của Điều này.

Điều 40. Báo tin hàng đến

1. Ngay sau khi hàng tới ga đến, Doanh nghiệp phải báo tin cho người nhận hàng theo đúng tên, địa chỉ ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa.

2. Hình thức báo tin có thể bằng điện thoại, điện tín, fax, thư điện tử, thư gửi qua bưu điện hoặc cử người trực tiếp đến báo theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Nội dung tin báo hàng đến phải có đủ tên, địa chỉe người nhận hàng, ngày, giờ báo tin.

4. Người nhận hàng xem như chính thức nhận được tin báo hàng đến khi:

a) Trực tiếp nhận điện thoại báo tin;

b) Thời điểm hoàn thành việc chuyển thư điện tử, bản fax báo tin hàng đến;

c) Thời điểm ghi trên dấu bưu điện nơi đến nếu báo tin hàng điện tín hoặc gửi thư qua bưu điện;

d) Thời điểm người nhận tin ký vào sổ báo tin nếu báo tin trực tiếp.

5. Người nhận hàng ở cách xa ga đến phải chủ động bố trí người giao dịch để nhận tin hàng đến và tổ chức nhận hàng kịp thời.

Điều 41. Kỳ hạn nhận hàng

1. Kỳ hạn nhận hàng bao gồm thời gian người nhận hàng tới ga, thời gian làm thủ tục nhận hàng với Doanh nghiệp, thời gian dỡ hàng và mang hết hàng ra khỏi ga.

2. Thời gian người nhận tới ga và báo cho nhà ga để làm thủ tục nhận hàng được tính từ lúc nhận được tin báo cộng thêm thời gian đi bằng phương tiện nhanh nhất tới ga và 2 giờ chuẩn bị.

3. Thời gian làm thủ tục nhận hàng với Doanh nghiệp là thời gian thực tế tính từ khi người nhận xuất trình đủ giấy tờ hợp lệ cho Doanh nghiệp làm thủ tục nhận hàng cho tới khi Doanh nghiệp hoàn thành thủ tục và bắt đầu giao hàng;

4. Sau khi hoàn thành thủ tục nhận hàng, người nhận hàng dỡ hàng và mang hàng ra khỏi ga. Thời gian dỡ hàng và mang hết hàng ra khỏi ga do Doanh nghiệp quy định và phải thông báo công khai.

5. Người nhận hàng không được quyền từ chối nhận hàng khi Doanh nghiệp đã báo tin hàng đến, trừ trường hợp hàng hóa bị hư hỏng không thể sử dụng được do lỗi của Doanh nghiệp.

6. Quý kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải trả tiền phạt đọng toa xe, lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh, nếu có.

7. Khi hàng hóa bị hư hỏng, biến chất do quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm.

8. Đối với hàng nguy hiểm thuộc loại dễ cháy, dễ nổ; chất độc, chất phóng xạ; thi hài, hài cốt khi quá thời hạn mà người nhận hàng chưa nhận hoặc chưa đưa hết ra khỏi ga, Doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan có trách nhiệm để giải quyết.

Điều 42. Giao hàng cho người nhận hàng

1. Doanh nghiệp có trách nhiệm giao hàng cho người nhận hàng theo đúng hình thức đã thỏa thuận.

2. Hàng có người áp tải được giao theo hình thức nguyên toa.

3. Tại ga đến, Doanh nghiệp phải giao hàng cho người nhận hàng bằng hình thức giao nhận theo số lượng, trọng lượng nếu người nhận hàng không đồng ý nhận hàng nguyên toa trong những trường hợp sau:

a) Dấu hiệu niêm phong toa xe không còn nguyên vẹn;

b) Hàng tươi sống, mau hỏng đến quá kỳ hạn vận chuyển do lỗi của Doanh nghiệp;

c) Quy trình làm lạnh, bảo ôn của toa xe bị vi phạm do lỗi của Doanh nghiệp;

d) Hàng dỡ vắng mặt người nhận hàng như quy định tại Điều 45 của Quy định này.

4. Hàng hóa được xem như giao đủ, nhận đủ, nếu mức chênh lệch trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa giữa ga gửi và ga đến không vượt quá mức chênh lệch do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì không được vượt quá định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Khi giao hàng, nếu người nhận hàng phát hiện bị thiếu, thừa, hư hỏng, biến chất hoặc những hiện tượng  này phải đã được Doanh nghiệp phát hiện lập biên bản trong quá trình vận chuyển thì Doanh nghiệp và người nhận hàng có trách nhiệm xác định tổn thất thực tế của hàng hóa, lập biên bản thương vụ để làm cơ sở cho việc giải quyết.

Trường hợp hai bên không thống thấy được tổn thất thực tế của hàng hóa thì có thể mời cơ quan giám định để giám định hàng hóa. Mọi chi phí phát sinh từ việc giám định do bên có lỗi thanh toán.

6. Hàng hóa được xem như đã giao xong cho người nhận, khi người nhận đã ký vào sổ giao hàng của ga đến và nhận hóa đơn gửi hàng.

Điều 43. Vệ sinh, đóng cửa toa xe

1. Khi giao toa xe cho người thuê vận tải xếp hàng, Doanh nghiệp phải giao toa xe sạch, đủ tiêu chuẩn xếp hàng. Người thuê vận tải có quyền từ chối không nhận toa xe chưa bảo đảm vệ sinh theo quy định.

2. Sau khi dỡ hàng xong, người nhận hàng có trách nhiệm giao trả cho Doanh nghiệp toa xe đã được đóng cửa, vệ sinh sạch sẽ.

Điều 44. Gửi trả dụng cụ chuyên chở kèm theo toa xe, vật liệu gia cố về ga gửi hàng

Người thuê vận tải có thể yêu cầu Doanh nghiệp gửi trả về ga gửi hàng dụng cụ chuyên chở kèm theo toa xe, vật liệu gia cố của người thuê vận tải và trả cước vận tải theo quy định của Doanh nghiệp.

Chương 5:

GIẢI QUYẾT SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN

Điều 45. Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng

Khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến mà người nhận hàng không đến nhận theo quy định tại điều 41 của Quy định này thì Doanh nghiệp được quyền dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng Doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản. Khi đến nhận hàng, người nhận hàng phải trả cho Doanh nghiệp chi phí dỡ hàng, bảo quản hàng và các chi phí khác theo quy định của Doanh nghiệp.

Điều 46. Hàng không có người nhận

1. Hàng hóa không có người nhận được xử lý theo quy định tại điều 106 của Luật Đường sắt.

2. Đối với hàng hóa mau hỏng, sau khi hết thời hạn nhận hàng theo thỏa thuận mà không có người đến nhận thì được xem như hàng không có người nhận. Doanh nghiệp được miễn trách nhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Hàng hóa xem như bị thất lạc

1. Hàng hóa xem như bị thất lạc nếu quá kỳ hạn vận chuyển với thời hạn sau mà Doanh nghiệp chưa báo tin hàng đến;

a) Đối với hàng hóa thông thường là 15 ngày;

b) Đối với hàng hóa mau hỏng là 4 ngày.

2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 của Điều này thì người nhận hàng có quyền yêu cầu Doanh nghiệp bồi thường đối với hàng hóa của mình.

3. Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 của Điều này mà Doanh nghiệp lại đưa hàng tới ga đến thì người nhận hàng phải nhận hàng và trả lại cho Doanh nghiệp số tiền đã bồi thường.

4. Việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị thất lạc thực hiện theo quy định tại Điều 71 của Quy định này.

Điều 48. Hàng hóa bị tịch thu, xử lý

1. Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, tịch thu hoặc xử lý thì Doanh nghiệp phải lập biên bản theo quy định và báo ngay cho người nhận hàng, người thuê vận tải.

2. Cơ quan quyết định kiểm tra chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Tắc đường vận chuyển

1. Khi tắc đường mà không thể vận chuyển tiếp hàng hóa thì Doanh nghiệp phải báo ngay cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết để thống nhất biện pháp xử lý. Người thuê vận tải lựa chọn và thống nhất với Doanh nghiệp thực hiện một trong các hình thức giải quyết sau:

a) Đưa hàng hóa quay về ga gửi;

b) Tiền phạt khai sai tên hàng.

2. Đối với hàng nguy hiểm, hàng cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vận tải khai không đúng thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp có thể gây hại đến an toàn chạy tàu và các hàng hóa khác, Doanh nghiệp cho dỡ xuống ga gần nhất tàu sắp tới và báo cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết. Doanh nghiệp tính lại tiền cước, thu các chi phí phát sinh và thu tiền phạt trên đoạn đường thực tế đã vận chuyển.

b) Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, Doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và có quyền thu của người nhận hàng các khoản theo quy định tại khoản I của Điều này.

Điều 50. Xử lý khi phát hiện hàng khai sai tên trong quá trình vận chuyển

1. Đối với hàng hoá thông thường, nếu phát hiện bị khai sai tên, Doanh nghiệp tiếp tục chở đến ga đến và được thu của người nhận hàng:

a) Tiền cước còn thiếu;

b) Tiền phạt khai sai tên hàng.

2. Đối với hàng nguy hiểm, hàng cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vận tải khai không đúng thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp có thể gây nguy hại đến an toàn chạy tàu và các hàng hoá khác, Doanh nghiệp cho dỡ xuống ga gần nhất tàu sắp tới và báo cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết. Doanh nghiệp tính lại tiền cước, thu các chi phí phát sinh và thu tiền phạt trên đoạn đường thực tế đã vận chuyển.

b) Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, Doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và có quyền thu của người nhận hàng các khoản theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

Điều 51. Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải

1. Đối với hàng nguyên toa, trong quá trình vận chuyển nếu phát hiện trọng lượng thực tế khai sai không quá 5% trọng tải kỹ thuật của toa xe nhưng không vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì Doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và thu thêm của người nhận hàng tiền cước vận tải còn thiếu kèm theo khoản tiền phạt bội tải theo quy định của Doanh nghiệp.

2. Nếu phát hiện trọng lượng thực tế khai sai quá 5% trọng tải kỹ thuật toa xe hoặc quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì Doanh nghiệp được quyền dỡ phần trọng lượng bội tải, thông báo cho người thuê vận tải biết và thống nhất biện pháp giải quyết. Doanh nghiệp được quyền thu tiền phạt bội tải và các chi phí phát sinh theo quy định của Doanh nghiệp. Nếu người thuê vận tải yêu cầu chở tiếp phần hàng bội tải tới ga đến thì được vận chuyển theo thỏa thuận mới.

Điều 52. Hủy bỏ vận chuyển

Người thuê vận tải có quyền yêu cầu hủy bỏ vận chuyển khi tàu chưa chạy tại ga gửi và phải chịu chi phí phát sinh do việc hủy bỏ vận chuyển gây ra. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện hủy bỏ vận chuyển theo quy định của Doanh nghiệp.

Điều 53. Thay đổi người nhận hàng

Người thuê vận tải có quyền chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người nhận hàng trước đó và phải chịu chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng. Điều kiện, trình tự, thủ thục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi người nhận hàng theo quy định của Doanh nghiệp.

Điều 54. Thay đổi ga đến

1. Người thuê vận tải, người nhận hàng có quyền thay đổi ga đến ngay cả khi hàng hóa đang được vận chuyển trên đường hoặc đã tới ga đến phải chịu chi phí phát sinh do thay đổi ga đến.

2. Nếu người thuê vận tải, người nhận hàng cùng yêu cầu thay đổi ga đến, Doanh nghiệp chấp nhận cho bên yêu cầu trước. Nếu cả hai cùng yêu cầu một lúc. Doanh nghiệp chấp nhận yêu cầu của người nhận hàng.

3. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi ga đến theo quy định của Doanh nghiệp.

Điều 55. Vận chuyển hàng hóa bằng container

1. Doanh nghiệp chỉ nhận vận chuyển container phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của toa xe; container vận chuyển trên toa xe phải bảo đảm tải trọng cầu đường, khổ giới hạn đường sắt và có chứng nhận an toàn còn giá trị.

2. Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về loại hàng hóa, biện pháp xếp và trọng lượng hàng hóa xếp trong container để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển bằng đường sắt.

3. Biện pháp kỹ thuật và tổ chức vận chuyển container do Doanh nghiệp quy định.

Điều 56. Vận chuyển hàng nguy hiểm

Việc phân loại, điều kiện kỹ thuật xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theo Nghị định của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường Sắt”.

Điều 57. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

1. Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trường khi một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiều rộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong “Quy phạm kỹ thuật khia thác đường sắt” (còn gọi là hàng quá khổ giới hạn);

b) Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của toa xe (còn gọi là hàng quá dài);

c) Khi toa xe chở hàng hóa qua đường cong trên đường vận chuyển có một điểm trên hàng vượt khỏi khổ giới hạn đầu máy, toa xe.

2. Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trọng khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;

b) Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16 tấn.

3. Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng do Doanh nghiệp và người thuê vận tải thỏa thuận.

4. Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường sắt, Doanh nghiệp phải có giấy phép do Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam cấp.

5. Việc tổ chức vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được thực hiện theo quy định của Doanh nghiệp.

Điều 58. Vận chuyển hàng hóa trên đường nhánh và đường sắt chuyên dùng có kết nối vào đường sắt quốc gia

Việc vận chuyển hàng hóa trên đường nhánh, đường sắt chuyên dùng có kết nối vào đường sắt quốc gia phải phù hợp với nội dung của Quy định này.

Chương 6:

CƯỚC PHÍ, PHỤ PHÍ VẬN TẢI

Điều 59. Cước phí, phụ phí vận tải

Cước phí, phụ phí vận tải hàng hóa được xác định căn cứ vào bậc cước, trọng lượng, khoảng cách và chất lượng dịch vụ. Cước phí, phụ phí vận tải hàng hóa trên đường sắt do Doanh nghiệp quyết định và phải được công bố, niêm yết công khai tại ga đường sắt trước thời hạn thi hành tối thiểu là 10 ngày, trừ trường hợp giảm giá.

Điều 60. Bậc cước

Bậc cước vận tải của hàng hóa được xác định căn cứ tính chất, giá trị, điều kiện bảo quản, vận chuyển hoặc các đặc tính khác có liên quan của hàng hóa cần vận chuyển. Bậc cước vận tải của hàng hóa do Doanh nghiệp quy định.

Điều 61. Trọng lượng tính cước

1. Nguyên tắc xác định trọng lượng tính cước:

a) Hàng lẻ: tính theo trọng lượng thực tế, trọng lượng tối thiểu là 20kg, nếu trên 20kg thì phần lẻ dưới 05kg quy tròn là 05kg.

b) Hàng nguyên toa: tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Riêng đối với hàng cồng kềnh (danh mục hàng cồng kềnh do Doanh nghiệp vận tải quy định) nếu trọng lượng hàng xếp ít hơn hoặc bằng 75% thì tính bằng 75% trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe, nếu trọng lượng hàng xếp lớn hơn 75% thì tính theo trọng tải thực tế. Trường hợp các loại hàng cồng kềnh xếp chung với các loại hàng cồng kềnh xếp chung với các loại hàng không cồng kềnh tính như hàng không cồng kềnh. Trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500kg không tính, từ 500kg đến dưới 1 tấn được tính là 1 tấn.

c) Trong một toa xe có nhiều loại hàng với bậc cước khác nhau thì trọng lượng tính cước được xác định như sau:

- Nếu người thuê vận tải ghi trọng lượng của từng loại hàng thì tính cước riêng cho từng loại hàng rồi cộng gộp;

- Nếu người thuê vận tải không ghi trọng lượng của từng loại hàng hoặc ghi không đầy đủ thì phần không ghi trọng lượng được tính theo bậc cước có giá trị cao nhất trong các loại hàng thuê chở;

- Nếu tổng cộng trọng lượng hàng hóa chưa đủ trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì phần tải trọng chưa sử dụng được tính theo bậc cước của loại hàng có trọng lượng lớn nhất hoặc tính theo bậc cước có giá trị thấp nhất trong các loại hàng có cùng trọng lượng lớn nhất;

2. Trọng lượng của tất cả các bao bì, đồ chứa đựng, gói bọc hàng phải tính vào trọng lượng của hàng để tính cước.

3. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng container thì trọng lượng tính cước là tải trọng sử dụng lớn nhất (bao gồm tải trọng đăng ký của container và trọng lượng bì).

4. Việc xác định trọng lượng tính cước đối với thi hài, hài cốt và các loại hàng hóa đòi hỏi bảo quản, vận chuyển đặc biệt khác thực hiện theo quy định của Doanh nghiệp.

5. Trọng lượng để tính phụ phí và chi phí khác là trọng lượng tính cước.

Điều 62. Khoảng cách tính cước

1. Khoảng cách tính cước là quãng đường vận chuyển bằng đường sắt được xác định căn cứ vào khoảng cách giữa các ga do Doanh nghiệp công bố.

2. Trong vận tải đường sắt, khoảng cách tối thiểu để tính cước là 30km.

Điều 63. Phí dồn toa xe

1. Phí dồn toa xe được tính căn cứ vào số lượng toa xe phải dồn, cự ly dồn và đơn giá dồn.

2. Cự ly dồn được tính kể từ điểm đầu nmối ghi ở ga với đường dồn đến điểm cuối đường dồn và được áp dụng cho từng chặng 500m; phần lẻ nhỏ hơn 500m tính là 500m.

3. Nếu trong phạm vi ga, người thuê vận tải muốn xếp, dỡ không đúng địa điểm quy định và được Doanh nghiệp chấp nhận thì phải trả phí dồn toa xe với cự ly dồn được tính là 1000m.

4. Đơn giá dồn được xác định trên cơ sở chi phí của đầu máy, toa xe, cầu đường, thông tin tín hiệu và các hoạt động phục vụ khác. Định mức chi phí cụ thể do Doanh nghiệp quy định.

Điều 64. Các phí khác

1. Đối với những chủng loại hàng hóa mà hình thức giao nhận đòi hỏi phải xác định trọng lượng thực tế của hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì phải cân hàng và người thuê vận tải phải trả phí cân hàng. Trong trường hợp phải cân hàng để giải quyết tranh chấp thì bên có lỗi phải chi trả phí cân hàng.

2. Phí bảo quản hàng hóa, phí lưu kho, bãi do người thuê vận tải hoặc người nhận hàng chi trả trong trường hợp đưa hàng đến ga trước kỳ hạn nhận chở, nhận hàng quá kỳ hạn hoặc phát sinh do lỗi của người thuê vận tải. Phí bảo quản hàng hóa, phí lưu kho, bãi được xác địn dựa trên tính chất, giá trị, điều kiện bảo quản hoặc các đặc tính khác có liên quan của hàng hóa và lượng hàng hóa, thời gian bảo quản, lưu kho bãi.

3. Phí thủ tục thay đổi người nhận hàng, thay đổi ga đến, hủy bỏ và thay đổi vận chuyển xe nguyên toa được tính theo số toa xe, số lần thay đổi.

4. Mức phí do Doanh nghiệp quy định.

Điều 65. Phí đọng toa xe và dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe

Phí đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe được xác định căn cứ vào số toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe bị ứ đọng, thời gian đọng và đơn giá đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe. Đơn giá đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe do Doanh nghiệp quy định.

Chương 7:

THƯỞNG, PHẠT VÀ THANH TOÁN

Điều 66. Thưởng, phạt

Người thuê vận tải và Doanh nghiệp có thể thỏa thuận trong hợp đồng vận tải về thưởng, phạt vật chất đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng vận tải.

Điều 67. Đồng tiền và hình thức thanh toán

Người thuê vận tải và Doanh nghiệp được quyền thanh toán bằng VNĐ hoặc ngoại tệ; bằng các hình thức trả bằng tiền mặt, tín phiếu, hoặc các hình thức khác thông qua ngân hàng theo thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng vận tải.

Điều 68. Quy định về thanh toán

1. Người thuê vận tải phải thanh toán ở ga gửi tiền cước, phí, tiền phạt và các chi phí phát sinh khác tại ga đi trước ki Doanh nghiệp chở hàng đi.

2. Người nhận hàng phải thanh toán ở ga đến trước khi nhận hàng các khoản tiền cước thu thiếu, các chi phí phát sinh dọc đường hoặc tại ga đến.

3. Người thuê vận tải, người nhận hàng không thanh toán đúng quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì:

a) Tại ga gửi, Doanh nghiệp được quyền lưu giữ hàng lại cho đến khi người thuê vận tải, người nhận hàng hoàn thành việc thanh toán.

b) Tại ga đến, Doanh nghiệp được quyền lưu giữ hàng lại cho đến khi người thuê vận tải, người nhận hàng hoàn thành việc thanh toán;

c) Người thuê vận tải, người nhận hàng phải trả tiền bảo quản, tiền đọng toa xe và những khoản chi phí phát sinh khác đối với hàng hóa do việc chậm thanh toán gây nên.

4. Việc thanh toán khác với quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều  này thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.

Điều 69. Điều chỉnh cước và phụ phí

Khi phát hiện tiền cước, phụ phí và tiền phạt thu thừa hoặc chưa đủ thì người thuê vận tải, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu điều chỉnh như sau:

1. Nếu phát hiện tại ga gửi khi hàng chưa được vận chuyển đi thì yêu cầu điều chỉnh tại ga gửi.

2. Nếu phát hiện trước khi giao hàng thì yêu cầu điều chỉnh ở ga đến.

3. Nếu phát hiện sau khi đã giao hàng cho người nhận thì các bên vẫn có quyền yêu cầu điều chỉnh.

Chương 8:

KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG

Điều 70. Miễn trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị tổn thất

Doanh nghiệp không phải bồi thường tổn thất hàng hóa trong những trường hợp sau đây:

1. Do nguyên nhân bất khả kháng;

2. Do tính chất tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa; do đặc điểm của hàng hóa gây ra tự cháy, biến chất, hao hụt, han gỉ, nứt vỡ; động vật sống bị dịch bệnh;

3. Hàng có người áp tải bị mất mát, hư hỏng, hao hụt không do lỗi của Doanh nghiệp gây ra;

4. Người thuê vận tải bao gói, đóng thùng, xếp hàng trong container không đúng quy cách;

5. Do khuyết tật của bao bì của hàng hóa, container mà Doanh nghiệp không thể phát hiện ra được;

6. Khai sai tên hàng; đánh dấu ký hiệu kiện hàng không đúng;

7. Hàng hóa do người gửi hàng niêm phing, khi dỡ hàng dấu hiệu, ký hiệu niêm phong còn nguyên vẹn, toa xe hoặc container không có dấu vết bị mở, phá;

8. Hàng hóa xếp trong toa xe không mui còn nguyên vẹn dấu hiệu bảo vệ; dây chằng buột tốt, bao kiện còn nguyên vẹn, đủ số lượng; không có dấu hiệu bị phá, mở;

9. Do quá kỳ hạn nhận hàng quy định tại Điều 41 của Quy định này dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt;

10. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu giữ hoặc cưỡng chế kiểm tra dẫn đến bị hư hỏng, hao hụt, mất mát.

Điều 71. Bồi thường hàng hóa bị tổn thất

Doanh nghiệp bồi thường hàng hóa bị tổn thất cho người thuê vận tải, người nhận hàng theo quy định sau:

1. Hàng hóa bị mất mát toàn bộ thì bồi thường toàn bộ, hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiết hụt, mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hàng hóa mất hoàn toàn giá trị sử dụng thì phải bồi thường toàn bộ và Doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường;

2. Mức bồi thường hàng hóa thiết hụt, mất mát thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa có kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo giá trị kê khai, trường hợp Doanh nghiệp chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế;

b) Đối với hàng hóa không kê khai giá trị trong hóa đơn gửi hàng hóa thì bồi thường theo quy định sau:

- Theo mức do hai bên thỏa thuận;

- Theo giá trị trên hóa đơn mua hàng;

- Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng;

3. Trường hợp không có cơ sở để giải quyết được theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì mức bồi thường không vượt quá 20.000đ (hai mươi nghìn) đồng tiền Việt Nam cho một kilôgam hàng hóa bị tổn thất nhưng không vượt quá 7.000.000đ (bảy triệu) tiền Việt Nam đối với mỗi kiện bị tổn thất;

4. Ngoài việt bồi thường thiệt hại theo các quy định tải khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này, Doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải toàn bộ tiền cước hoặc số phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất;

5. Trường hợp các bên không thống nhất được cách giải quyết theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều này thì thực hiện theo quy định tại Điều 76 của Quy định này.

Điều 72. Phí đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển

Phí đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe là khoản tiền mà người thuê vận tải hoặc người nhận hàng phải trả cho Doanh nghiệp do kéo dài thời gian chiếm dụng so với kỳ hạn được quy định. Biểu giá phí đọng toa xe, dụng cụ vận chuyển kèm theo toa xe do Doanh nghiệp quy định.

Điều 73. Bồi thường hư hỏng đầu máy, toa xe và dụng cụ vận chuyển

Trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nếu người thuê vận tải, người nhận hàng (hoặc Doanh nghiệp) làm hư hỏng phương tiện vận chuyển, dụng cụ vận chuyển, mất mát phụ tùng, trang thiết bị của phương tiện thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 74. Biên bản để giải quyết tranh chấp bồi thường

1. Cơ sở để xem xét, giải quyết, xác định trách nhiệm của Doanh nghiệp và người thuê vận tải, người nhận hàng là biên bản thương vụ do Doanh nghiệp lập đúng nội dung sự việc, có đủ chữ ký xác nhận, theo mẫu biểu quy định.

2. Nếu do trạng thái kỹ thuật của toa xe, container và các thiết bị vận chuyển không tốt, hư hỏng gây ra sự cố dẫn đến tranh chấp bồi thường thì ngoài biên bản thương vụ còn phải lập biên bản kỹ thuật.

3. Khi cần thiết phải mời các cơ quan giám định để xác định mức độ hư hỏng, thiệt hại.

4. Các trường hợp phải lập biên bản, trình tự, biểu mẫu các loại biên bản do Doanh nghiệp quy định.

Điều 75. Yêu cầu bồi thường

1. Người có đủ tư cách để yêu cầu bồi thường hoặc phải chịu trách nhiệm bồi thường do những sự việc xảy ra trong quá trình vận chuyển là:

a) Người thuê vận tải, người nhận hàng ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa hoặc người được ủy quyền.

b) Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền.

2. Người yêu cầu bồi thường phải gửi bản yêu cầu bồi thường ghi rõ ngày tháng trao văn bản, lý do yêu cầu bồi thường, giá trị yêu cầu bồi thường, địa chỉ. Văn bản yêu cầu bồi thường phải kèm theo biên bản, hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan để chứng minh lý do và giá trị yêu cầu bồi thường.

Điều 76. Giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các bên thì Doanh nghiệp và người thuê vận tải, người nhận hàng giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu. Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Luật Đường sắt.

Chương 9:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 77. Tổ chức thực hiện

1. Trên cơ sở Quy định này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa quy định cụ thể biện pháp kỹ thuật, trình tự, điều kiện và biện pháp tổ chức thực hiện (kể cả việc thực hiện trên đường nhánh và đường chuyên dùng) để hướng dẫn các tổ chức trực thuộc và thông báo công khai cho khách hàng biết, thực hiện.

2. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trực thuộc trong việc thực hiện Quy định này.

3. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt trong việc thực hiện Quy định này.