- 1 Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN hướng dẫn Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Bộ Công thương - Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 22/2008/QĐ-BCT về Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1 Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2 Thông tư 04/2006/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 12/2006/ NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- 3 Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Thông tư 13/2009/TT-BCT quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu do Bộ Công thương ban hành
- 8 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 9 Quyết định 139/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 1 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 3 Quyết định 43/2021/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành trong lĩnh vực công thương
- 4 Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2012/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 30 tháng 7 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP; Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công Thương về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh;
Căn cứ Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 402/TTr-SCT ngày 04 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05 /2012/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Quy chế này quy định về quản lý hoạt động thương mại biên giới và cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
2. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia công tác quản lý hoạt động thương mại biên giới.
3. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ thương mại liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới, cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng) chủ trì tham mưu và thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ động phối hợp thực hiện tốt các quy định tại quy chế này, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững.
Mục 1. MUA BÁN TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI
Điều 4. Quản lý hoạt động mua, bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
1. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây – Trung Quốc) được phép tham gia các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hóa qua biên giới theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg, Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg.
2. Khi tham gia hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải xuất trình Chứng minh thư hoặc Giấy thông hành biên giới còn hiệu lực, thực hiện kê khai hàng hóa theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm tra, kiểm dịch của các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu, biên giới, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh tại khu vực biên giới, cửa khẩu; được hưởng các ưu đãi về thuế theo định mức đối với các hàng hóa phù hợp Danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới để thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới.
3. Công tác quản lý hoạt động mua, bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31/01/2008 của liên bộ Công Thương, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Mục 2. MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CHỢ BIÊN GIỚI, CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
Điều 5. Quản lý hoạt động tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu
1. Việc đầu tư, phát triển các chợ, cặp chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu phải tuân thủ các nội dung quy hoạch phát triển thương mại biên giới của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
2. Công tác quản lý điều hành hoạt động tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thương Ban hành Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.
3. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện biên giới tham mưu, thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Mục 3. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
Điều 6. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
1. Công tác quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu qua biên giới của tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới; Quyết định số 139/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan,
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế, các lực lượng chức năng: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch, UBND các huyện biên giới và các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển ổn định, bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với hoạt động xuất, nhập khẩu qua địa bàn.
1. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương quy định xuất nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu.
2. Sở Công Thương tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ của thương nhân đăng ký xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn theo dõi, giám sát hoạt động xuất, nhập khẩu của thương nhân theo quyết định của UBND tỉnh. Tham mưu trong công tác chỉ đạo điều hành và tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
3. Thương nhân chỉ được thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở sau khi đã được UBND tỉnh Cao Bằng có quyết định chấp thuận cho xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa theo danh mục và theo từng cửa khẩu phụ, lối mở. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định hiện hành. Định kỳ hàng tháng (và đột xuất theo yêu cầu) báo cáo tình hình thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở cho Sở Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
Thương nhân vi phạm các quy định về quản lý xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở tùy từng mức độ sẽ bị xem xét xử lí theo quy định của pháp luật và xem xét việc không chấp thuận cho thực hiện các lô hàng tiếp theo.
1. Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo thông báo của Bộ Công Thương trong từng thời kỳ.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng quy trình và thực hiện xác nhận hồ sơ đăng ký tái xuất hàng hóa của thương nhân bằng văn bản (Quy trình xác nhận hồ sơ đăng ký tái xuất của thương nhân được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của tỉnh và trên website của Sở Công Thương sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt). Thương nhân đã được Bộ Công Thương cấp phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế; sau đó có nhu cầu tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan hàng hóa trong các Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, chỉ được làm thủ tục hải quan và thực hiện tái xuất hàng qua các địa điểm nêu trên sau khi đã được Sở Công Thương xác nhận hồ sơ.
3. Điều kiện để được xác nhận hồ sơ tái xuất hàng hóa qua Khu kinh tế cửa khẩu:
a) Thương nhân chấp hành đầy đủ các điều kiện theo quy định của nhà nước về kinh doanh tạm nhập tái xuất. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí của hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
b) Trong thời hạn 01 (một) năm (tính đến ngày nộp hồ sơ tại Sở Công Thương), thương nhân không bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính từ mức phạt tiền, hoặc thời hạn 02 (hai) năm không bị xử lý hình sự với một trong các hành vi sau:
- Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc diện tạm ngừng kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Tạm nhập - tái xuất hàng hóa không đúng cửa khẩu theo quy định;
- Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
4. Trách nhiệm của thương nhân:
- Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật của nhà nước về kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa và các quy định tại quy chế này.
- Thực hiện báo cáo kết quả tình hình hoạt động tạm nhập tái xuất hàng tháng và gửi về Sở Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp và báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
5. Trong trường hợp cần thiết, Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tạm ngừng hoạt động tái xuất đối với một số mặt hàng tại một số cửa khẩu, điểm thông quan hàng hóa trong Khu kinh tế cửa khẩu để đảm bảo an ninh, môi trường, chống thẩm lậu, điều tiết chống ách tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh được công bố công khai để các ngành chức năng, thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất biết và thực hiện.
6. Các hình thức xử lý đối với thương nhân vi phạm:
a) Tạm dừng hoạt động tái xuất hàng hóa trong thời gian 6 (sáu) tháng kể từ ngày có quyết định xử lý vi phạm nếu có một trong các hành vi sau:
- Không chấp hành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí của hàng tạm nhập tái xuất trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Gian lận trong việc kê khai hồ sơ; số liệu báo cáo.
- Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tới 6 lần trong một năm.
b) Tạm dừng hoạt động tái xuất hàng hóa trong thời gian 01 (một) năm kể từ ngày có quyết định xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 điều này.
- Đã bị xử lý theo điểm a khoản 6 điều này nhưng tái phạm.
c) Tạm dừng hoạt động tái xuất hàng hóa trong thời gian 02 (hai) năm kể từ ngày có quyết định xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị xử lý hình sự về một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 điều này.
- Đã từng bị xử lý theo điểm b khoản 6 điều này nhưng tái phạm.
d) Trong thời gian bị tạm dừng, thương nhân sẽ không được Sở Công Thương xác nhận cho tái xuất đối với những lô hàng khác tiếp theo.
1. Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công Thương về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh.
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các quy định tại điều 3, điều 4 Chương II Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/11/2012 của Bộ Công Thương, thương nhân tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh còn phải chấp hành các quy định sau:
a) Thực hiện đăng ký và được Sở Công Thương xác nhận theo từng lô hàng và cửa khẩu tái xuất. Thương nhân chỉ được làm thủ tục hải quan và thực hiện tái xuất hàng hóa qua các địa điểm đã đăng ký sau khi đã được Sở Công Thương xác nhận hồ sơ.
b) Kho, bãi của thương nhân phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch của tỉnh và được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng; cơ sở kho, bãi nói trên phải bảo đảm có hàng rào cứng ngăn cách với bên ngoài, có biển hiệu rõ ràng với đầy đủ nội dung và đáp ứng các yêu cầu về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường khu vực biên giới. Niêm yết công khai giá dịch vụ tại kho, bãi; mở sổ sách theo dõi và cập nhật hàng ngày các thông tin về: số lượng, loại hàng xuất nhập; tên, số phương tiện vận tải… để các ngành chức năng và địa phương giám sát, theo dõi.
2. Khi có hiện tượng hàng ách tắc tại cửa khẩu, điểm thông quan, thương nhân phải thực hiện kịp thời yêu cầu của Sở Công Thương (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng) và các lực lượng chức năng có thẩm quyền trong việc điều hành, điều tiết giải tỏa hàng hóa tại cửa khẩu, như: đưa phương tiện, hàng hóa về tập kết, bảo quản đúng vi trí kho bãi đã đăng ký; giảm tiến độ nhập hàng hoặc ngừng đưa hàng thực phẩm đông lạnh về Việt Nam nhằm đảm bảo giao thông, chống ùn tắc và vệ sinh môi trường.
3. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành; thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường, tiêu hủy hàng hóa tồn đọng quá hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan chức năng và các chi phí khác liên quan đến vận chuyển, bảo quản, tái xuất hàng hóa do lỗi của doanh nghiệp gây ra; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định Thông tư số 21/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và UBND các huyện, thị kiểm tra, theo dõi, quản lý chặt chẽ việc tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn của các thương nhân theo các quy định hiện hành và quy chế này. Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của tỉnh và của Bộ Công Thương.
Điều 10. Về nguyên tắc phối hợp
1. Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm giúp UBND tỉnh thống nhất trong công tác tổ chức điều hành hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
2. Chính quyền cơ sở các cấp; các sở, ban, ngành; cơ quan chuyên môn trực thuộc, trên cơ sở thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các cơ quan và lực lượng chức năng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới.
3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới, và các quy định tại quy chế này nhằm đảm bảo cho công tác phát triển hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển ổn định và bền vững.
1. Các cơ quan, sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác chuyên môn trong việc tham gia quản lý điều hành hoạt động thương mại biên giới. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác phối hợp xử lý các tình huống phát sinh trong quản lý hoạt động thương mại biên giới theo thẩm quyền, trên nguyên tắc đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động thương mại biên giới.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng, thương nhân, doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm trao đổi thông tin, kịp thời thông báo cho Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng (thông qua cơ quan thường trực là Sở Công Thương) về mọi diễn biến, tình hình đột xuất liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới, như: tình hình hàng hóa, thương nhân; số lượng, chủng loại, nguyên nhân hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu; hướng đề xuất giải quyết,...để có sự xem xét, chỉ đạo được kịp thời.
3. Các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các địa phương biên giới trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành, địa bàn mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý tình huống; trao đổi, cung cấp thông tin, báo cáo ngay cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ( gửi qua Sở Công Thương để tổng hợp) về tình hình các thương nhân vi phạm trong việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động thương mại biên giới để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
Điều 12. Trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan
1. Sở Công Thương
a) Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện biên giới và địa bàn liên quan đôn đốc, theo dõi triển khai thực hiện quy chế này.
- Thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan theo dõi tình hình hoạt động thương mại biên giới; Tham mưu đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung những quy định không hợp lý; Xử lý các trường hợp vi phạm của thương nhân theo quy định tại Quy chế này; báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền.
b) Chủ trì, phối hợp cùng các ngành, UBND các huyện, thị kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại biên giới.
c) Định kỳ hàng tháng và đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động thương mại biên giới, tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.
2. Cục Hải quan tỉnh
a) Tổ chức giám sát, kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tham gia hoạt động thương mại biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan theo quy trình nghiệp vụ của hải quan đảm bảo nhanh gọn, kịp thời chính xác theo quy định của Pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng liên quan để xử lý, giải quyết tình trạng ách tắc, tồn đọng hàng hóa trên địa bàn quản lý. Thực hiện tốt quy định về công tác phối hợp, chia sẻ và cung cấp thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới.
b) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận trong lĩnh vực hải quan như: không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng; không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, phối hợp với Sở Công Thương, các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý theo quy định.
c) Tổ chức công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Định kỳ hàng tháng, quý tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới (gửi qua cơ quan thường trực là Sở Công Thương) để tổng hợp về tình hình, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.
3. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng biên phòng tại khu vực cửa khẩu phối hợp với lực lượng hải quan cửa khẩu quản lý, giám sát chặt chẽ con người, phương tiện, hàng hoá tham gia hoạt động thương mại biên giới; Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của cư dân biên giới tại những nơi không có lực lượng Hải quan. Thực hiện tốt quy định về công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động thương mại biên giới.
b) Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức quản lý, điều hành các phương tiện vận tải hàng hoá trong phạm vi địa bàn quản lý của Biên phòng đảm bảo thông suốt, không gây ùn tắc tại khu vực biên giới, cửa khẩu.
c) Tuần tra, kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới ở khu vực biên giới trong phạm vi địa bàn quản lý; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới, thẩm lậu hàng hoá vào thị trường nội địa; báo cáo kịp thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) các tụ điểm buôn bán, vận chuyển hàng hoá nhập lậu có tổ chức, quy mô lớn, xuyên quốc gia.
d) Tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, không tiếp tay vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, các hành vi vi phạm về môi trường, đặc biệt là công tác chống thẩm lậu hàng vào thị trường nội địa. Phối hợp hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý những vụ việc chống người thi hành công vụ, buôn lậu và gian lận thương mại, hàng cấm, theo quy định.
b) Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện việc điều tiết phân luồng các phương tiện vận tải hàng hóa ra cửa khẩu biên giới, tránh ùn tắc khi có các hiện tượng bất thường trong hoạt động thương mại biên giới theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới.
5. Sở Tài nguyên môi trường
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý về ô nhiễm môi trường liên quan đến nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ đưa phế liệu nhập khẩu và sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hoạt động thương mại biên giới.
6. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, sở, ngành, địa phương liên quan trong công tác quản lý quy hoạch các cơ sở hạ tầng thương mại biên giới (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho tàng, bến bãi…) trên địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu.
b) Chỉ đạo các Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng quản lý nhà nước về thương mại biên giới trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình lưu thông hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thông tin kịp thời cho Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng (thông qua cơ quan thường trực là Sở Công Thương) khi có những biến động bất thường trong hoạt động buôn bán biên mậu để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh được kịp thời trong công tác chỉ đạo, điều hành.
7. Cục thuế tỉnh
a) Chỉ đạo Chi cục thuế tại các huyện biên giới phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý cửa khẩu và các đơn vị chức năng liên quan tại địa bàn hướng dẫn về công tác nghiệp vụ thu phí hàng hoá tạm nhập tái xuất đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh; có biện pháp quản lý hiệu quả chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
b) Giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, phí (nếu có) của các thương nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới. Chủ trỉ phối hợp với các cơ quan chức năng ở các ngành, các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra các thương nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
Chỉ đạo các đội quản lý thị trường, đặc biệt là các đội quản lý thị trường tại các huyện biên giới kiểm soát chặt chẽ hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường, tăng cường công tác chống buôn lậu; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi gian lận thương mại, lưu thông hàng hoá trái phép; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
9. Uỷ ban nhân dân huyện, thị
Phối hợp với các ngành chức năng Hải quan, Công an, Biên phòng tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn. Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình lưu thông hàng hoá trên địa bàn. Khi xảy ra hiện tượng ách tắc hàng hoá, kịp thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa phương yêu cầu thương nhân đưa hàng về kho, bãi bảo quản hàng hoá trên địa bàn; không để các phương tiện vận tải hàng hoá lưu đỗ dọc các tuyến đường gây cản trở giao thông. Đồng thời, thông tin kịp thời cho Sở Công Thương diễn biến tình hình, nguyên nhân và số lượng hàng hoá ách tắc để Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành tránh những thiệt hại cho thương nhân và đảm bảo công tác quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh. Thông tin kịp thời cho Sở Công Thương những thương nhân chấp hành và không chấp hành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí của lô hàng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan... để kịp thời xử lý theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới.
1. Thương nhân, tổ chức, các nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới phải nghiêm túc thực hiện các quy định trong Quy chế này và các quy định pháp luật của nhà nước về xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.
2. Thương nhân tham gia các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở; tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất phải thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ báo cáo theo yêu cầu tại quy chế này gửi về Sở Công Thương để theo dõi và tổng hợp báo cáo các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
1. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc yêu cầu các cơ quan, đơn vị phản ánh về sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 3 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 1 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 25/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Bình Phước
- 2 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013
- 3 Thông tư 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 4 Chỉ thị 09/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 6 Quyết định 139/2009/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 37/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong quản lý hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và khuyến mại trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8 Thông tư 13/2009/TT-BCT quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu do Bộ Công thương ban hành
- 9 Quyết định 22/2008/QĐ-BCT về Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN hướng dẫn Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Bộ Công thương - Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Y tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11 Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Thông tư 04/2006/TT-BTM hướng dẫn Nghị định 12/2006/ NĐ-CP thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài do Bộ Thương mại ban hành
- 13 Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 16 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 1 Quyết định 37/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp trong quản lý hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và khuyến mại trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Chỉ thị 09/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013
- 4 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5 Quyết định 153/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2015
- 6 Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Quyết định 25/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Bình Phước