ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2010/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 01 tháng 02 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03/10/2005 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ tài chính thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước;
Xét đề nghị của Liên sở Nội vụ – Tài chính tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 697/TTr-SNV-STC ngày 13/11/2009 về việc ban hành Quy định về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đi học ở nước ngoài,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC Ở NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
1. Mục tiêu chung:
Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài về chuyên môn, khoa học quản lý trên một số lĩnh vực để bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
a) Đào tạo 100 thạc sĩ và tiến sĩ gồm: 70 thạc sĩ và 30 tiến sĩ tập trung một số lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Bồi dưỡng 60 người có trình độ sau đại học đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 2. Đối tượng đào tạo bồi dưỡng.
1. Cán bộ, công chức, viên chức là trưởng, phó phòng và tương đương trở lên; đối tượng trong quy hoạch các chức danh cấp trưởng, phó phòng và tương đương trở lên tại các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận, các đoàn thể, các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Lâm Đồng.
2. Cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, hoạch định chính sách; viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn.
3. Các đối tượng được tiếp nhận và bố trí công tác theo chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh.
4. Sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, bằng thạc sĩ được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận, các đoàn thể, các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Điều kiện và tiêu chuẩn.
1. Điều kiện và tiêu chuẩn chung:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; lịch sử chính trị rõ ràng; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, tinh thần trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước;
b) Có sức khoẻ tốt để học tập và công tác;
c) Có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng các nước khác đáp ứng yêu cầu của nước đào tạo.
2. Điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Tuổi đời: Đào tạo thạc sĩ dưới 35 tuổi; đào tạo tiến sĩ dưới 40 tuổi;
- Có bằng đại học chính quy hoặc thạc sĩ, có ngành học phù hợp với chuyên ngành cần đào tạo;
- Thuộc đối tượng đương chức hoặc quy hoạch các chức danh cấp trưởng, phó phòng và tương đương trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cán bộ tham mưu, hoạch định chính sách; viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn;
- Có thời gian công tác ít nhất là 02 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Đối với sinh viên được tuyển dụng tại khoản 4 Điều 2 quy định này:
- Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng và được ưu tiên xét tuyển vào các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước khi cử đi học;
- Tuổi đời: Đào tạo thạc sĩ dưới 30 tuổi; đào tạo tiến sĩ dưới 35 tuổi;
- Có bằng đại học chính quy loại khá trở lên hoặc bằng thạc sĩ; có ngành học phù hợp với chuyên ngành cần đào tạo.
c) Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định, ưu tiên chọn cử đi đào tạo các đối tượng là con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO
Điều 4. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
1. Những kiến thức mới, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý điều hành của nền hành chính Nhà nước và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
2. Ngành đào tạo: Tập trung ưu tiên đào tạo các ngành: y tế, giáo dục, khoa học quản lý trên các lĩnh vực, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính, pháp luật, bảo tồn, tôn tạo di tích di sản văn hóa, khoa học môi trường cảnh quan, kiến trúc và các ngành khác.
1. Đào tạo toàn phần ở nước ngoài.
2. Đào tạo theo mô hình liên kết: Các trường đại học trong nước liên kết với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; đào tạo một phần thời gian trong nước và một phần thời gian ở nước ngoài, cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng.
3. Bồi dưỡng ngắn hạn: Khảo sát, nghiên cứu, học tập, thực tập ngắn hạn từ 01 tuần đến 03 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
4. Đào tạo ngoại ngữ ở nước ngoài: Đối tượng được chọn cử đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài, sau khi đào tạo tiếng Anh trong nước có trình độ TOEFL 500 điểm được cử đi đào tạo tiếng Anh từ 02 tháng trở lên ở nước ngoài để rèn luyện kỹ năng nghe, nói trong giao tiếp.
Điều 6. Nơi cử đi đào tạo bồi dưỡng.
1. Đào tạo toàn phần ở nước ngoài: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, các nước thuộc khối EU và các nước được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính.
2. Đào tạo theo mô hình liên kết: Các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh gồm Đại học Quốc gia, Đại học quốc tế, Đại học Kiến trúc, Đại học Nông Lâm, Đại học Y dược và các trường đại học khác có liên kết với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP VÀ MỨC KHEN THƯỞNG
Điều 7. Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài.
1. Trong thời gian được cử đi đào tạo ở nước ngoài, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền lương và nâng lương theo quy định hiện hành.
2. Chi trợ cấp đào tạo toàn phần ở nước ngoài, gồm:
a) Kinh phí để học ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của cơ sở đào tạo được cử đi đào tạo trong nước, thời gian không quá 06 tháng. Kinh phí và chế độ trợ cấp đi học thực hiện theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức đào tạo trong nước;
b) Học phí và các khoản lệ phí bắt buộc phải trả theo quy định của cơ sở đào tạo nước ngoài;
c) Sinh hoạt phí, bao gồm: tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu (không bao gồm tài liệu tham khảo) và đồ dùng học tập theo quy định chung của Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước;
d) Chi phí bảo hiểm y tế trong thời gian đào tạo (nếu có);
đ) Chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh, chi phí dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo ở trong nước;
e) Tiền vé máy bay hạng phổ thông hoặc vé tàu một lượt đi và về, tiền lệ phí sân bay, tiền tàu xe từ sân bay đến trường và ngược lại cho một khóa học;
g) Chi phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có).
3. Chi trợ cấp đào tạo theo mô hình liên kết:
a) Khi học tại nước ngoài được hưởng chế độ hỗ trợ đi học theo quy định đối với học ở nước ngoài quy định tại khoản 2 điều này;
b) Khi học tại các cơ sở đào tạo trong nước do các cơ sở nước ngoài thực hiện tại Việt Nam:
- Học phí và các khoản chi phí thực tế phải trả cho cơ sở đào tạo nước ngoài;
- Trợ cấp đi học: Thực hiện theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức đào tạo trong nước.
4. Chế độ bồi dưỡng ngoại ngữ dưới 06 tháng ở nước ngoài:
a) Trường hợp UBND tỉnh thành lập đoàn cán bộ, công chức đi học tập trung tại nước ngoài:
- Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. Riêng chi cho sinh hoạt phí (chi phí ăn, ở) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí;
- Chi tiền tàu xe đi và về cho cán bộ, công chức từ cơ quan đến sân bay, nhà ga, bến xe... (một lượt đi và về cho một lần đi học): Mức chi thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Trường hợp UBND tỉnh không thành lập đoàn đi học tập trung mà cử cán bộ, công chức ra nước ngoài tham dự các khóa bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài, gồm các nội dung chi:
- Chi theo các nội dung và mức chi quy định tại khoản 2 điều này;
- Riêng chi cho sinh hoạt phí (chi phí ăn, ở) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.
1. Chi khen thưởng: Cán bộ, công chức, viên chức được UBND tỉnh cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách của tỉnh và những người do cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo bằng nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị hoặc cá nhân tự túc kinh phí được cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ thì được khen thưởng.
a) Mức khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách của tỉnh và nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị:
- Bằng tiến sĩ: 20.000.000 đồng/người;
- Bằng thạc sĩ: 10.000.000 đồng/người.
b) Mức khen thưởng đối với cá nhân tự túc toàn bộ kinh phí đào tạo:
- Bằng tiến sĩ: 40.000.000 đồng/người;
- Bằng thạc sĩ: 20.000.000 đồng/người.
c) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tập với kết quả xuất sắc trước thời gian quy định ghi trong quyết định cử đi học của UBND tỉnh và có xác nhận của cơ sở đào tạo nước ngoài sẽ được hưởng 50% số tiền sinh hoạt phí của thời gian hoàn thành trước hạn. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã chuyển cho cán bộ, công chức, viên chức toàn bộ số tiền sinh hoạt phí theo thời gian ghi trong quyết định cử đi học thì cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm hoàn trả ngân sách Nhà nước 50% số tiền sinh hoạt phí của thời gian hoàn thành trước kế hoạch.
d) Cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả xuất sắc được cơ sở đào tạo trong và ngoài nước miễn hoặc giảm học phí, có giấy báo của cơ sở đào tạo sẽ được hưởng 50% số tiền được miễn, giảm và được cấp một lần vào năm được miễn, giảm học phí.
2. Chi hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng xảy ra đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian học tập như thiên tai, chiến tranh hoặc những trường hợp khác không do lỗi của cán bộ, công chức, viên chức đi học: Mức chi thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ tài chính thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Điều 9. Phương thức và thủ tục thanh toán.
1. Phương thức chi trả:
Hàng năm, đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức thanh toán các khoản hỗ trợ, trợ cấp theo quy định từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Năm đầu tiên căn cứ hợp đồng với các cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc thông báo trong giấy tiếp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài, tiêu chuẩn, định mức... để thanh toán. Các năm tiếp theo sẽ thanh toán khi kết quả học tập năm trước đạt yêu cầu; trường hợp kết quả học tập không đạt yêu cầu thì không được chuyển tiếp kinh phí (trừ trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng).
2. Thủ tục thanh toán:
a) Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài của Tỉnh ủy (đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối Đảng, Đoàn thể), của UBND tỉnh (đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập);
b) Hợp đồng với các cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc thông báo trong giấy tiếp nhận học của cơ sở đào tạo nước ngoài;
c) Thông báo kết quả học tập từng năm của cơ sở đào tạo;
d) Các chứng từ chi tiêu khác như vé máy bay, tàu xe, biên lai thu phí, lệ phí, bảo hiểm y tế... theo quy định hiện hành.
1. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài trình UBND tỉnh ban hành.
2. Trực tiếp tuyển chọn cán bộ nguồn và nhân sự cử đi đào tạo ở nước ngoài đúng tiêu chuẩn, đối tượng, số lượng, ngành nghề và định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh trình UBND tỉnh quyết định.
3. Quan hệ tìm đối tác đào tạo và ký kết hợp đồng đào tạo theo quy định của pháp luật.
4. Phổ biến các văn bản của Nhà nước quy định về việc công dân Việt Nam đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài; nội dung, chương trình khóa học và các chế độ, chính sách có liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trước khi ra nước ngoài.
5. Thực hiện các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài nhằm giúp cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, cán bộ quản lý của tỉnh tiếp cận với nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
6. Phối hợp với các trường đại học trong nước để xem xét, lựa chọn các trường đại học, viện nghiên cứu ở các nước trên thế giới để cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo.
7. Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí công tác hợp lý cho những học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo.
Điều 11. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
1. Chấp hành đầy đủ quy định của Nhà nước về quản lý công dân Việt Nam đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của cơ sở đào tạo; tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hoá và chấp hành đúng luật pháp của nước sở tại.
2. Kết thúc mỗi năm học phải báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu cho cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ công chức viên chức và Ban Điều hành đề án thông qua Sở Nội vụ để theo dõi. Sau khi hoàn thành khóa học phải về nước đúng thời hạn và làm việc theo cam kết.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau khi kết thúc khóa đào tạo phải phục vụ tại địa phương với thời gian gấp 03 lần thời gian đào tạo; nếu không thực hiện sẽ bồi hoàn gấp 03 lần kinh phí do ngân sách tỉnh hoặc kinh phí tự chủ của đơn vị đã chi cho hoạt động đào tạo theo Điều 7 và Điều 8 Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt.
1. Phối hợp với Ban Điều hành đề án đề xuất đối tượng theo quy định, đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự tuyển sau đại học.
2. Ký kết hợp đồng đào tạo, quản lý, thanh toán kinh phí đi đào tạo và khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo theo quy định.
3. Theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của học viên, kịp thời báo cáo Ban Điều hành đề án thông qua Sở Nội vụ giải quyết khó khăn trong sinh hoạt và học tập của học viên.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài chính.
1. Căn cứ kế hoạch hàng năm của Ban Điều hành đề án, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài hàng năm và kinh phí hoạt động của Ban Điều hành đề án.
2. Hướng dẫn thực hiện và cấp phát, thanh quyết toán chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nội vụ.
1. Tham mưu, đề xuất cho Ban Điều hành đề án thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điều 10 Quy định này.
2. Hướng dẫn các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện; kiểm tra, báo cáo định kỳ hàng năm công tác đào tạo ở nước ngoài cho Ban Điều hành đề án và UBND tỉnh.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng không chấp hành quy định, bỏ học tập không có lý do, vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo hoặc pháp luật nước sở tại, kết quả học tập của năm học không đạt yêu cầu thì phải chấm dứt việc học tập và hoàn trả kinh phí đã tạm ứng trong thời gian chậm nhất 01 năm, kể từ khi có quyết định chấm dứt học tập./.
- 1 Thông tư 141/2009/TT-BTC quy định chế độ tài chính thực hiện đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 104/2005/QĐ-BNV về Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003