ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2010/QĐ-UBND | Nha Trang, ngày 01 tháng 02 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hoà tại Tờ trình số 3026/TTr-SGTVT-VT ngày 15 tháng 12 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ CÓ SỨC CHỞ HÀNG TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 1 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ NGƯỜI DƯỚI 5 NGƯỜI HOẶC BÈ KHI HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về điều kiện bảo đảm an toàn, cách xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ hoặc bè (phương tiện) khi hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
2. Quy định này áp dụng đối với phương tiện thủy nội địa thô sơ có sức chở hàng trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở người dưới 05 người hoặc bè;
Quy định này không áp dụng đối với phương tiện thể thao, an ninh, quốc phòng, tàu cá.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều kiện an toàn là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
2. Các kích thước cơ bản của phương tiện bao gồm: chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao mạn và chiều chìm của phương tiện.
3. Mạn khô là chiều cao của phần thân phương tiện từ mép trên vạch dấu mớn nước an toàn đến mép boong.
4. Sức chở của phương tiện là trọng lượng hàng hóa hoặc số người tối đa được chở trên phương tiện ứng với vạch dấu mớn nước an toàn.
5. Dụng cụ cứu sinh là các vật dụng có tính năng nổi trên mặt nước dùng làm phao cứu người.
6. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
7. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
8. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động.
Điều 3. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
1. Điều kiện an toàn về kỹ thuật phương tiện
a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị thủng, không gây rò rỉ nước vào bên trong; có kết cấu ổn định, đủ diện tích cần thiết để chở hàng hoặc chở người kèm hành lý ngồi hoặc đứng cân bằng trên phương tiện.
b) Phương tiện phải có đủ các thiết bị neo, dầm, mái chèo, dây buộc để điều khiển phương tiện; có nêm, giẻ, gầu múc nước chống thủng, có đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện, phải có chỗ ngồi ổn định, an toàn đối với phương tiện chở người.
c) Phương tiện hoạt động, neo đậu vào ban đêm, phải có một đèn báo hiệu màu trắng, được treo, buộc chắc chắn ở vị trí cao nhất trên phương tiện. Trường hợp không thể trưng được đèn báo hiệu cố định thì phải có một đèn phát ra ánh sáng màu trắng để làm hiệu khi cần thiết tránh nguy cơ đâm va.
Có đèn chiếu sáng khi ra, vào bến.
d) Mạn khô của phương tiện khi chở đầy hàng (không quá 1 tấn) phải đảm bảo có chiều cao tối thiểu bằng 100mm; mạn khô của phương tiện khi chở đủ người (không quá 5 người) phải bảo đảm có chiều cao tối thiểu bằng 200mm.
e) Phương tiện phải được đo đạc kích thước để xác định sức chở và được sơn đánh dấu vạch mớn nước an toàn.
2. Điều kiện an toàn về quản lý hoạt động phương tiện
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy chứng nhận học tập Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe và biết bơi. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người điều khiển phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
b) Phương tiện phải được chủ phương tiện kê khai, chịu trách nhiệm xác định điều kiện hoạt động, được Ủy ban nhân dân xã, phường kiểm tra, lập sổ quản lý, theo dõi tên chủ sở hữu, sức chở, khả năng vận hành tại địa bàn hoạt động, nơi chủ phương tiện đăng ký thường trú.
3. Điều kiện an toàn về phạm vi hoạt động
a) Phương tiện chỉ được phép hoạt động trong phạm vi vùng nước trên sông, vùng vịnh, ven biển và trong điều kiện, mùa thời tiết nhất định:
- Vùng hoạt động của phương tiện chỉ giới hạn trong vùng nước ven bờ không xa bờ quá 500 mét.
- Điều kiện thời tiết hoạt động của phương tiện giới hạn sóng không quá cấp 2, gió không quá cấp 4 Baufouđ (BF).
b) Phương tiện khi hoạt động ở các khu vực nơi mật độ giao thông cao trên các tuyến hàng hải, khu neo đậu, chuyển tải hàng hóa của tàu biển phải tuân thủ các quy định về trật tự, vệ sinh, an toàn hàng hải.
c) Phương tiện phải chấp hành sự điều động, di dời, hạn chế hoạt động khi có yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát trong các trường hợp nguy hiểm khẩn cấp: thiên tai, bão lũ hoặc trong các vùng nước có tổ chức các sự kiện hoạt động thể thao, lễ hội, thi công công trình thủy, diễn tập quân sự
Điều 4. Quy định xác định kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn đánh dấu mớn nước của phương tiện
1. Xác định kích thước cơ bản của phương tiện
a) Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax), tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện.
b) Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax), tính bằng mét đã theo chiều ngang trên boong ở mặt cắt rộng nhất phương tiện.
c) Chiều cao mạn (ký hiệu D), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
d) Chiều chìm (ký hiệu d), tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch dấu mớn nước an toàn ở vị trí giữa chiều dài Lmax.
2. Xác định sức chở của phương tiện
a) Đối với phương tiện chở hàng: sức chở là trọng tải lớn nhất của hàng hoá (không quá 1 tấn) đã được xếp cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô tối thiểu của phương tiện là 100mm.
b) Đối với phương tiện chở người: sức chở là số người nhiều nhất (không quá 5 người) được bố trí cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô tối thiểu của phương tiện là 200mm.
3. Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều dày 25mm, chiều dài 250mm nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax; cách mép boong tối thiểu 100mm đối với phương tiện chở đầy hàng; cách mép boong tối thiểu 200mm đối với phương tiện chở đủ 5 người.
4. Sơn dấu hiệu chứng nhận quản lý phương tiện
Dấu hiệu chứng nhận phương tiện đủ điều kiện bảo đảm an toàn khi hoạt động đã được chủ phương tiện kê khai, thông báo với chính quyền địa phương để lập sổ theo dõi quản lý, được sơn vẽ ở vị trí dễ nhìn, nhận biết trên vạch dấu mớn nước an toàn hai bên mạn khô phía trước phương tiện.
Dấu hiệu được ký hiệu là tên riêng của phương tiện hoặc tên địa phương và các chữ số thứ tự phù hợp theo số bộ quản lý của phương tiện tại xã, phường.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI BÈ
1. Cây nguyên liệu gỗ, tre, nứa để đóng bè phải được sự cho phép khai thác, vận chuyển tiêu thụ của cơ quan chức năng kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng.
2. Bè phải được kết ghép thành khối chắc chắn bằng các nẹp ngang với nhiều nút dây siết chặt độc lập; đủ độ nổi để xác định rõ kích thước chiều dài, chiều ngang của bè trên mặt nước. Kích thước chiều dài x chiều rộng ghép tối đa của bè không quá 3 mét x 10 mét.
3. Bè chỉ được phép di chuyển vào ban ngày trong điều kiện thủy văn nước chảy bình thường, trên các đoạn sông vắng.
4. Tại các điểm tập kết đóng bè, dỡ bè, điểm neo đậu ban đêm, chủ bè phải có trách nhiệm trình báo chính quyền địa phương về hoạt động của bè.
Chủ bè phải chịu sự kiểm tra, điều động di chuyển của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn trong các trường hợp cấp bách về bảo vệ an toàn trật tự xã hội, phòng chống thiên tai.
Người điều khiển bè phải có giấy chứng nhận học tập Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe và biết bơi.
5. Nghiêm cấm bè hoạt động khi có nước lũ; đi qua khoang thông thuyền cầu đường bộ bắc qua sông; các khu vực vùng cửa sông, bến ngang sông có hoạt động giao thông đường thuỷ phức tạp.
1. Bè phải được kết ghép thành khối chắc chắn, đảm bảo đủ độ nổi để chở người, không quá 5 người hoặc hàng hóa không quá 1 tấn. Kích thước chiều dài x chiều rộng ghép tối đa của bè không quá 3 mét x 3 mét.
2. Bè chỉ được hoạt động ở cự ly sông, ven bờ, cách bờ không quá 50 mét; trong các vùng nước cho phép của chính quyền địa phương.
3. Bè chỉ được sử dụng bằng sức người kéo để chở người hoặc hàng hóa theo đường dây dẫn đã được buộc chặt, chắc chắn giữa hai điểm đi và điểm đến.
4. Bè được sử dụng vào mục đích kinh doanh đưa đón người qua sông thì người điều khiển bè phải có giấy chứng nhận học tập Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam, đủ sức khỏe và biết bơi;
Khi sử dụng bè cho các trò chơi, lễ hội, phục vụ du lịch phải bắt buộc người tham gia mặc áo phao, có phương tiện thủy hỗ trợ.
5. Nghiêm cấm bè hoạt động chở người ban đêm; trong điều kiện thời tiết xấu mưa to, sóng gió lớn; trong các khu vực vùng cửa sông, có hoạt động giao thông đường thủy phức tạp.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành
1. Sở Giao thông vận tải phối hợp các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phương tiện theo
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp các lực lượng chức năng: Cảnh sát giao thông đường thủy, Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý các chủ phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường thuỷ nội địa và các điều kiện bảo đảm an toàn tại Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phối hợp với các địa phương để xác định, khoanh vùng hoạt động của phương tiện.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp học Luật Giao thông đường thủy cho người điều khiển phương tiện, cấp giấy chứng nhận học Luật Giao thông đường thủy theo quy định.
4. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm, hải đội tại các cửa sông, vịnh biển; Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy ngăn chặn, đình chỉ, có biện pháp không cho phương tiện hoạt động khi điều kiện thời tiết không cho phép hoặc phương tiện không đủ điều kiện bảo đảm an toàn.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan để chỉ đạo các phòng, ban chức năng, Ủy ban nhân dân xã, phường thực hiện nhiệm vụ quản lý phương tiện theo Điều 9 Quy định này.
2. Theo dõi thống kê, tổng hợp số liệu tình hình hoạt động của phương tiện, báo cáo theo hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường
1. Thống kê, báo cáo số liệu phương tiện thuỷ nội địa hoạt động trên địa bàn; hướng dẫn chủ phương tiện kê khai điều kiện an toàn của phương tiện.
2. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn của phương tiện, xác định vùng hoạt động của phương tiện.
3. Phối hợp các phòng, ban chức năng của các Sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chi Cục Đăng kiểm 5 và các phòng Công Thương, Quản lý đô thị của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện nhiệm vụ quản lý phương tiện theo đúng quy định chuyên ngành.
Phối hợp các cơ sở, trung tâm đào tạo nghề có chức năng, Sở Lao động và Thương binh xã hội tổ chức tuyên truyền, mở các lớp học Luật Giao thông đường thủy nội địa cho các chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện.
4. Tiếp nhận bản kê khai điều kiện đảm bảo an toàn của phương tiện, kiểm tra, lập sổ bộ để theo dõi, quản lý; xác nhận phương tiện đủ điều kiện hoạt động cho chủ phương tiện nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với thủ tục hành chính.
5. Định kỳ hàng năm kiểm tra điều kiện kỹ thuật thực tế của phương tiện; cập nhật sổ bộ quản lý khi phương tiện có sự thay đổi tính năng kỹ thuật, chuyển chủ sở hữu, không hoạt động.
6. Phối hợp các cơ quan chức năng phòng chống lụt bão: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng (các đồn, trạm, hải đội tại các cửa sông, vịnh biển), phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy tổ chức điều động, di dời, quản lý phương tiện trong công tác phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Điều 10. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Đo các kích thước cơ bản, xác định sức chở, kê khai, thông báo điều kiện an toàn của phương tiện; chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu đo của phương tiện.
Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn, viết tên, kẻ dấu hiệu chứng nhận quản lý.
2. Chịu trách nhiệm duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định.
3. Thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xóa tên, thay đổi chủ sở hữu phương tiện trong sổ quản lý phương tiện của địa phương khi phương tiện bị mất tích, phá hủy, không còn khả năng hoạt động, mua bán sang tên đổi chủ.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu sự điều động, phân công của cơ quan có thẩm quyền trong công tác phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
5. Xuất trình các giấy tờ liên quan của phương tiện, người điều khiển phương tiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện quy định này theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được phân công.
Trong quá trình thực hiện, nếu có điều khoản nào vướng mắc, không phù hợp, các cơ quan, các tổ chức, cá nhân chủ phương tiện phản ánh về Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
BẢN THÔNG BÁO, KÊ KHAI KIỆN AN TOÀN CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường ………………….
Tên chủ phương tiện: Nguyễn Văn A
Địa chỉ chủ phương tiện: 32/6 - Tổ 4 Hà Ra, Vĩnh Phước, Nha Trang - Khánh Hòa
Thông báo, kê khai kiện an toàn của phương tiện như sau:
Loại phương tiện: chở hàng (chở người)
Vật liệu đóng phương tiện: tôn + ghỗ
Kích thước phương tiện (Lmax x Bmax x D x d) = (3,2 x 0,5 x 0,8 x 0,5)m
Khả năng khai thác:
Sức chở hàng : 01 tấn
Sức chở người : 05 người
Tình trạng thân vỏ: chắc chắn, kín nước
Vạch dấu mớn nước an toàn đã được sơn (kẻ) hai bên mạn, cách mép boong: 0,3m
Dụng cụ cứu sinh: số lượng: 05 chiếc; loại: phao tròn
Đèn tín hiệu: 01 đèn
Các trang bị khác:
a) Neo: 01 chiếc; tình trạng hoạt động: bình thường
b) Đèn chiếu sáng: 01 đèn phin
Phạm vi hoạt động: Sông Cái, Nha Trang
Hạn chế khả năng hoạt động: không hoạt động ban đêm, chở khách ngang sông mùa mưa lũ.
Tôi xin cam đoan tất cả các phần ghi trong bản kê khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của người kiểm tra (ký, ghi rõ họ lên, chúc danh) | …………, ngày …… tháng …… năm …… Chủ phương tiện (ký là ghi rõ họ tên) |
(Phần chữ in nghiêng, in đậm là ví dụ minh họa cho bản kê khai, không phải thông tin thật)
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: ...../CN-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Chủ phương tiện: .............................................................................................
Địa chi chủ phương tiện:...................................................................................
Phương tiện có đặc điểm sau:
a) Tên, số đăng ký:...........................................................................................
b) Vật liệu vỏ: ..................................................................................................
Sức chở hàng, số người được phép chở:..........................................................
Phạm vi hoạt động:...........................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
| …………, ngày …… tháng …… năm…… TM. UBND xã, phường …….. |
(Mẫu có thể là thay đổi kết cấu, nội dung,… để phù hợp với tập quán địa phương, giấy chứng nhận bằng bìa cứng, có kích thức 13 x 15cm hoặc nhỏ hơn để dễ lưu trữ, bảo quản, tùy đề xuất của cơ quan đơn vị)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã phường………………….
Tên chủ bè: Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 32/6 - Tổ 4 Hà Ra, Vĩnh Phước, Nha Trang – Khánh Hòa
Xin kê khai kiện an toàn của bè như sau:
Giấy phép khai thác lâm sản, vận chuyển số: ………………………………………………..
(Hoặc hình thúc văn bản thủ tục hành chính tương đương của cơ quan có thấm quyền cấp phát không vi phạm quy định pháp luật và không gây phiền hà cho người kê khai)
Vật liệu đóng bè:
Kích thước bè (Lmax x Bmax x D x d) = (3,2 x 0,5 x 0,8 x 0,5)m
Phạm vi vận chuyển: Từ thôn ………… xã ……… đến thôn ………….. xã ……… nằm trên địa bàn sông ……………, Nha Trang;
Tôi xin cam đoan tất cả các phần ghi trong bản kê khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của người kiểm tra (ký, ghi rõ họ lên, chúc danh) | …………, ngày …… tháng …… năm …… Chủ bè (ký là ghi rõ họ tên) |
(Phần chữ in nghiêng, in đậm là ví dụ minh họa cho bản kê khai, không phải thông tin thật)
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: ...../CN-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Chủ bè:............................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................
.......................................................................................................................
Bè có đặc điểm sau:
a) Kích thước:..................................................................................................
b) Vật liệu kết bè:.............................................................................................
Phạm vi hoạt động (theo giấy phép số …………. của cơ quan kiểm lâm…………………….)
Điểm kết bè; Thôn ............................................................................................
Điểm dỡ bè:.....................................................................................................
| …………, ngày …… tháng …… năm…… TM. UBND xã, phường …….. |
- 1 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành