ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 07 tháng 02 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BCA ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 192/TTr-STP ngày 28/12/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện việc xử lý các loại phương tiện giao thông vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc: Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN VIỆC XỬ LÝ CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH QUÁ THỜI HẠN TẠM GIỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, các bước thực hiện và trách nhiệm phối hợp trong công tác xử lý các loại phương tiện giao thông vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Những nội dung không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xử lý phương tiện giao thông vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về chuyên ngành giám định, thẩm định giá, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, tịch thu các phương tiện giao thông vi phạm hành chính; các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; các sở, ban, ngành, địa phương; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xử lý các phương tiện giao thông vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Các phương tiện giao thông vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ là các phương tiện giao thông vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bị tạm giữ và đã quá thời hạn bị tạm giữ theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành (viết tắt là phương tiện bị tạm giữ).
2. Phương tiện bị tạm giữ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
b) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: Xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
3. Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và các doanh nghiệp đấu giá tài sản.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm đảm bảo cho công tác xử lý các phương tiện bị tạm giữ đạt hiệu quả cao, đúng quy định pháp luật.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được pháp luật quy định để thực hiện công tác phối hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Công tác phối hợp phải nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy chế này.
1. Phối hợp trong việc rà soát, lập danh sách các loại phương tiện bị tạm giữ.
2. Phối hợp trong việc trưng cầu giám định các phương tiện bị tạm giữ.
3. Phối hợp trong việc thông báo và niêm yết công khai để tìm chủ sở hữu các phương tiện bị tạm giữ.
4. Phối hợp trong công tác thẩm định giá làm cơ sở xử lý, thanh lý các phương tiện bị tạm giữ.
5. Phối hợp trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá và trong công tác đấu giá các phương tiện bị tạm giữ tịch thu sung công.
6. Phối hợp trong việc thanh toán, cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc thanh toán các chi phí xử lý phương tiện bị tạm giữ.
QUY TRÌNH XỬ LÝ PHƯƠNG TIỆN BỊ TẠM GIỮ
Điều 5. Thực hiện việc rà soát, lập danh sách các loại phương tiện bị tạm giữ
1. Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ các phương tiện giao thông vi phạm hành chính có trách nhiệm rà soát, lập danh sách các loại phương tiện bị tạm giữ kịp thời làm thủ tục giám định theo pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, cơ quan tạm giữ phương tiện phải lập danh sách các phương tiện bị tạm giữ để thực hiện thủ tục giám định.
Điều 6. Phối hợp trong công tác giám định phương tiện
1. Cơ quan tạm giữ phương tiện
Cơ quan tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm lập hồ sơ, làm văn bản đề nghị Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh giám định các phương tiện bị tạm giữ theo quy định của pháp luật về giám định.
2. Công an tỉnh
Có trách nhiệm cử giám định viên thực hiện giám định (số khung, số máy) đối với các phương tiện bị tạm giữ khi có văn bản đề nghị giám định của các cơ quan tạm giữ phương tiện.
Trong thời hạn 07 ngày đối với số lượng xe yêu cầu giám định là 100 xe trở xuống, 15 ngày đối với số lượng từ 100 đến 500 xe và không quá 30 ngày đối với số lượng từ trên 500 xe, cơ quan thực hiện giám định phải gửi kết quả giám định cho cơ quan, người có yêu cầu giám định. Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, người có yêu cầu giám định được biết trong thời hạn nêu trên.
Điều 7. Phối hợp trong việc thông báo và niêm yết công khai để tìm chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ
1. Cơ quan tạm giữ phương tiện
Cơ quan tạm giữ phương tiện có trách nhiệm lập thủ tục ký hợp đồng với các cơ quan Báo - Đài trên địa bàn tỉnh để thông báo công khai tìm chủ sở hữu phương tiện và thực hiện thủ tục niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan tạm giữ phương tiện theo quy định.
Các phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì cơ quan tạm giữ phương tiện phải thực hiện thủ tục định giá phương tiện để xử lý theo quy định.
2. Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai có trách nhiệm phối hợp ký hợp đồng với các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ các phương tiện và thực hiện thông báo, đăng báo theo quy định.
Điều 8. Phối hợp trong việc xác định giá trị phương tiện
1. Cơ quan tạm giữ phương tiện
Có trách nhiệm lập văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Tư pháp (đối với cơ quan cấp tỉnh), Phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan chuyên môn về phương tiện giao thông của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa (đối với cơ quan cấp huyện) và cơ quan liên quan tham gia thành viên Hội đồng định giá phương tiện và ra quyết định thành lập Hội đồng theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phối hợp chặt chẽ với đại diện các cơ quan chuyên môn là thành viên Hội đồng trong quá trình xem xét, đánh giá tình trạng, chất lượng còn lại của các phương tiện bị tạm giữ.
2. Thành viên Hội đồng
a) Sở Giao thông vận tải và cơ quan chuyên môn về phương tiện cấp huyện
Có trách nhiệm kịp thời cử đại diện chuyên môn tham gia thành viên Hội đồng định giá phương tiện; đánh giá tình trạng, chất lượng và có ý kiến về tỷ lệ % giá trị còn lại của các phương tiện bị tạm giữ làm cơ sở ra quyết định tịch thu và đấu giá tài sản.
b) Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
Có trách nhiệm kịp thời cử đại diện chuyên môn tham gia thành viên Hội đồng định giá phương tiện; có ý kiến về giá trị còn lại của các phương tiện làm cơ sở để xác định thẩm quyền ra quyết định tịch thu và giá khởi điểm các phương tiện bị tịch thu để đưa ra đấu giá.
c) Đối với cơ quan liên quan
Có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng định giá phương tiện và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thời gian thực hiện
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị tham gia Hội đồng định giá, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và cơ quan chuyên môn về phương tiện, cơ quan liên quan phải cử đại diện chuyên môn tham gia Hội đồng định giá và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 2 Điều này.
b) Kể từ khi có Quyết định thành lập Hội đồng định giá, trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với số lượng xe định giá là 100 xe trở xuống, 15 ngày làm việc đối với số lượng xe định giá từ 100 xe đến 500 xe và không quá 30 ngày làm việc đối với số lượng xe định giá từ 500 xe trở lên, Hội đồng định giá phương tiện có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá tình trạng, chất lượng, tỷ lệ % giá trị còn lại của phương tiện, định giá các phương tiện và thống nhất biên bản định giá.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả định giá phương tiện, cơ quan tạm giữ phương tiện phải lập danh sách trình người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phương tiện để xử lý theo quy định.
1. Cơ quan tạm giữ phương tiện
Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá phương tiện bị tịch thu, cơ quan tạm giữ phương tiện thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản (nếu có) để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Cơ quan tạm giữ phương tiện, căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản năm 2016 để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.
Cơ quan tạm giữ phương tiện bị tịch thu có trách nhiệm ký hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản đã lựa chọn để thực hiện đấu giá tài sản theo quy định pháp luật về đấu giá tài sản; bảo quản các phương tiện bị tịch thu và thực hiện thủ tục bàn giao hồ sơ xử lý phương tiện cho tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện thủ tục đấu giá theo quy định.
Đối với các trường hợp phương tiện bị tịch thu hết thời hạn lưu hành và không còn giá trị sử dụng, cơ quan tạm giữ phương tiện có trách nhiệm lập các thủ tục để thực hiện việc thanh lý, tiêu hủy theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức đấu giá tài sản
Tổ chức đấu giá tài sản thực hiện thủ tục đấu giá đối với các phương tiện bị tịch thu theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Kinh phí liên quan đến công tác xử lý các phương tiện bị tịch thu được sử dụng từ nguồn tiền thu được thông qua việc đấu giá các phương tiện bị tịch thu sung công.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác xử lý các phương tiện bị tịch thu, sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đấu giá thành phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, có trách nhiệm tập hợp các chứng từ liên quan đến chi phí trong việc xử lý phương tiện gửi cơ quan tài chính để quyết toán theo quy định.
2. Tổ chức đấu giá tài sản sau 03 ngày làm việc kể từ khi tổ chức đấu giá thành các phương tiện bị tịch thu, phải chuyển số tiền thu được vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra các chi phí hợp lý liên quan đến việc xử lý các phương tiện bị tịch thu và thực hiện việc thanh quyết toán cho cơ quan tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/5), hàng năm (trước ngày 30/10) các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động xử lý các phương tiện bị tạm giữ có trách nhiệm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Tư pháp) việc thực hiện Quy chế này.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 15/11 (đối với báo cáo năm) kết quả triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xử lý các phương tiện bị tạm giữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Quy chế phối hợp này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, hoặc có phát sinh các vấn đề mới, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương kịp thời phản ánh đến Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về tăng cường xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính quá hạn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 3 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND về sửa đổi nội dung tại số thứ tự 16, 36 và 55 Phụ lục 1 kèm theo Quyết định 70/2016/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian hạn chế lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 4 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 6 Luật đấu giá tài sản 2016
- 7 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý xe thô sơ, xe mô tô, xe cơ giới ba bánh, xe tự chế, phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh trên tuyến phố gây mất trật tự, an toàn giao thông do thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Thông tư 47/2014/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 11 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
- 13 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 14 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 15 Thông tư 137/2010/TT-BTC quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản do Bộ Tài chính ban hành
- 16 Quyết định 66/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 19/2003/QĐ-UB về xử lý người điều khiển và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về tăng cường xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính quá hạn tạm giữ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND về sửa đổi nội dung tại số thứ tự 16, 36 và 55 Phụ lục 1 kèm theo Quyết định 70/2016/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian hạn chế lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- 3 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý xe thô sơ, xe mô tô, xe cơ giới ba bánh, xe tự chế, phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh trên tuyến phố gây mất trật tự, an toàn giao thông do thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 66/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 19/2003/QĐ-UB về xử lý người điều khiển và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa