Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0602/1999/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1999 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ GIẢI QUYẾT NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ QUẢN LÝ 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI 

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thương mại;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành "Qui chế giải quyết những kiến nghị của các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp" trực thuộc Bộ quản lý kèm theo Quyết định này.

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3.- Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Viện, Ban, Trường và Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3
- Lưu TCCB, VT

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI


 

Trương Đình Tuyển

QUI CHẾ

GIẢI QUYẾT NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0602/1999/QĐ-BTM ngày 18 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

PHẠM VI ÁP DỤNG 

Điều 1.- Qui chế này quy định trình tự thủ tục và thời gian Bộ Thương mại giải quyết công việc đối với các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ về các lĩnh vực tổ chức cán bộ, các lĩnh vực có liên quan đến sản xuất, liên doanh, đầu tư của các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Điều 2.- Các trường hợp quy định trong "Qui chế Giải quyết công việc của Bộ..." có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đến việc lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 0385/1998/QĐ-BTM, ngày 23/8/1998 của Bộ Thương mại, doanh nghiệp trực thuộc Bộ áp dụng như đối với các doanh nghiệp ngoài Bộ.

Điều 3.- Các Vụ, Cục, Ban, Văn phòng Bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ thực hiện các quy định này, bảo đảm thời gian quy định xử lý từng công việc, trả lời kết quả cho doanh nghiệp.

Chương 2:

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CHO CÁC DOANH NGHIỆP; BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, NÂNG LƯƠNG, ĐIỀU ĐỘNG, THUYÊN CHUYỂN CÁN BỘ THUỘC QUYỀN BỘ QUẢN LÝ; CỬ ĐOÀN RA VÀ ĐÓN ĐOÀN VÀO CÔNG TÁC NGẮN HẠN

Điều 4.- Thành lập, tổ chức lại, giải thể, bổ sung ngành nghề :

1/ Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

a) Thành lập doanh nghiệp Nhà nước :

Thực hiện theo Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 và Nghị định số 38/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ và Thông tư số 08/BKH-ĐT ngày 11/6/1997 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ, trình tự, thời gian thẩm định hồ sơ và cấp ký quyết định;

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) gồm :

Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước (hình thức tổ chức, ngành nghề kinh doanh ...)

Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

ý kiến của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn điều lệ

Bản thuyết trình về các giải pháp bảo vệ môi trường

Giấy xác nhận quyền sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan...

b) Trách nhiệm của Bộ :

- Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định doanh nghiệp của Bộ xem xét cho ý kiến, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Bộ ký quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước và trả lời kết quả cho doanh nghiệp .

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần được bổ sung, Bộ thông báo bằng văn bản, hoặc trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Bộ nhận được hồ sơ.

- Trường hợp không được thành lập, Bộ có văn bản trả lời doanh nghiệp .

C/ Tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo Nghị định 50/CP; Nghị định 38/CP của Chính phủ và Thông tư số 25/TC-TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục và các biện pháp tiến hành giải thể.

2/ Bổ sung ngành nghề kinh doanh :

a) Thực hiện theo Nghị định 11/CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ quy định về quản lý Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh.

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) gồm :

Đơn xin bổ sung ngành nghề, giải trình rõ năng lực kinh doanh ngành hàng .

Bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp .

b) Trách nhiệm của Bộ :

- Trong thời gian không quá 7 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, được đóng dấu công văn đến của văn thư, Bộ có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần được bổ sung, Bộ có thông báo bằng văn bản, hoặc trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày Bộ nhận được hồ sơ.

- Trường hợp không giải quyết, Bộ có văn bản trả lời doanh nghiệp .

Điều 5.- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, điều động, thuyên chuyển, kỷ luật cán bộ thuộc quyền Bộ quản lý.

1/ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật chức danh :

Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty

Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty 90,

Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc Bộ,

Viện trưởng, Hiệu trưởng các Trường thuộc Bộ

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) :

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp và của tổ chức Đảng đơn vị

Tóm tắt lý lịch đương sự

ý kiến của Đảng uỷ cấp trên

Biên bản lấy phiếu tín nhiệm .

Những đối tượng cán bộ nêu trên, về nguyên tắc Bộ chỉ xét duyệt 1 quí 1 lần vào cuối quí và hồ sơ gửi về Bộ chậm nhất là 30 ngày trước khi Ban Cán sự họp.

Trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, được đóng dấu công văn đến của Văn thư, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét trước khi trình Ban Cán sự.

Khi Ban Cán sự Đảng Bộ đã cho ý kiến, không quá 6 ngày Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp, Viện, Trường.

2/ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật chức danh :

Phó giám đốc doanh nghiệp

Phó Viện trưởng

P.Hiệu trưởng các trường thuộc Bộ

Kế toán trưởng doanh nghiệp.

- Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) : Như điểm 1 nói trên.

- Các chức danh nêu trên, về nguyên tắc Bộ chỉ xét 1 tháng 1 lần vào cuối tháng và hồ sơ gửi về Bộ chậm nhất là 15 ngày truức khi Bộ phê duyệt.

- Trong thời gian 6 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ xem xét và quyết định để trả lời các doanh nghiệp, viện, trường...

3/ Điều động, thuyên chuyển cán bộ có chức danh nêu trên; giải quyết các chính sách về tiền lương.

Sau khi nhận đủ hồ sợ hợp lệ, trong thời gian 15 ngày, Bộ xem xét quyết định và có văn bản trả lời cho doanh nghiệp, Viện, Trường .

Điều 6.- Giải quyết thủ tục cử đoàn ra, đón đoàn vào.

1/ Đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ :

Thực hiện theo văn bản số 0796/TM-TCCB ngày 26/2/1997 và số 1219/TM/TCCB ngày 25/3/1999 của Bộ Thương mại.

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) gồm :

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp cử đoàn đi công tác nước ngoài .

- Nếu đoàn đi theo lời mời, phải có giấy mời (bản chính và bản dịch ra tiếng Việt) kèm theo văn bản đề nghị của doanh nghiệp .

2/ Trách nhiệm của Bộ .

* Đoàn ra :

a) Đối với cán bộ thuộc diện Bộ quản lý :

Thời gian không qua 7 ngày, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Bộ quyết định và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, viện trường .

b) Đối với cán bộ - chuyên viên thuộc thẩm quyền đã phân cấp cho đơn vị giải quyết thủ tục :

Thời gian không quá 7 ngày, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực trình Bộ xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, viện, trường.

* Đoàn vào :

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá 7 ngày Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực trình Bộ duyệt và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, viện, trường .

Điều 7.-

1/ Giao chỉ tiêu kế hoạch lao động tiền lương và điều chỉnh kế hoạch; làm thủ tục tiếp nhận công nhân đi lao động ở nước ngoài về doanh nghiệp hoặc địa phương.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/TT-LĐTBXH ngày 3/8/1992 và Thông tư số 13/LĐTBXH-TT và số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

a) Kế hoạch lao động tiền lương :

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) :

- Văn bản giải trình của doanh nghiệp về định mức lao động, đơn giá tiền lương.

- Bản tính toán theo mẫu số 3A, 3B của Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997.

b) Thủ tục tiếp nhận công nhân đi lao động ở nước ngoài về doanh nghiệp :

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ :

Văn bản báo cáo kết quả công tác có ý kiến xác nhận của Đại sứ quán nơi công nhân làm việc

Văn bản xác nhận hoàn thành nhiệm vụ của Cục Quản lý lao động v ới nước ngoài thuộc Bộ Lao động Thương binh - Xã hội.

Sổ lao động (nếu có)

Trách nhiệm của Bộ :

Thời gian không quá 10 ngày, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

2/ Xét duyệt qui chế trả lương, thưởng của doanh nghiệp; giải quyết thủ tục, cho cán bộ công nhân viên để đăng ký hộ khẩu .

Thực hiện theo Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và công văn hướng dẫn số 3715/TM-TCCB ngày 25/8/1997 của Bộ Thương mại. Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ và Thông tư số 06 TT/BNV ngày 20/6/1997 của Bộ Nội vụ về đăng ký và quản lý hộ khẩu.

a) Xét duyệt qui chế trả lương, thưởng :

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) :

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp

Phương án trả lương, thưởng theo hướng dẫn văn bản mẫu số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

b) Giải quyết thủ tục, văn bản đăng ký hộ khẩu :

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) :

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp

Hợp đồng lao động

Giấy chứng nhận về trình độ, ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ

Quyết định của cơ quan chuyển đi, cơ quan đến

Giấy chứng nhận hợp pháp về nhà ở

Bản khai nhân khẩu.

Trách nhiệm của Bộ :

Thời gian không quá 10 ngày, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ xem xét và trả lời cho doanh nghiệp .

3/ Duyệt tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Thực hiện theo Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Tổ chức Cán bộ) :

Văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

Bảng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của từng chức danh.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian không quá 14 ngày, Bộ xem xét và trả lời cho doanh nghiệp.

Chương 3:

CÁC KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH, CHÍNH SÁCH VỀ THUẾ, PHỤ THU, GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP

Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để thế chấp vay vốn; Xác nhận vay vốn khi ngân hàng yêu cầu cơ quan chủ sở hữu; Khoanh nợ, giãn nợ, miễn hoặc giảm lãi xuất tiền vay quá hạn; Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; Hướng dẫn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp khi sáp nhập, giải thể; điều động tài sản, tiền vốn; Miễn giảm thuế cho doanh nghiệp; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Xác nhận lệ phí xuất nhập khẩu, lệ phí đặt Văn phòng đại diện.

Điều 8.-

a) Doanh nghiệp có nhu cầu xác định giá trị tài sản để thế chấp vay vốn, xác nhận vay vốn khi ngân hàng yêu cầu cơ quan chủ sở hữu có ý kiến; Đề nghị Ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, miễn hoặc giảm lãi xuất tiền vay quá hạn; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Tài chính Kế toán)

1. Trường hợp xác định giá trị tài sản để thế chấp vay vốn :

Văn bản trình Bộ xin xác định giá trị tài sản

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản

Số lượng, chất lượng, giá trị tài sản

2. Trường hợp khi vay vốn Ngân hàng, Ngân hàng yêu cầu cơ quan chủ sở hữu Nhà nước có ý kiến xác nhận :

Văn bản giải trình rõ lý do cần vay và có xác nhận của Bộ chủ quản.

Bộ hồ sơ xin vay vốn ngân hàng (theo mẫu của Ngân hàng quy định)

3. Trường hợp đề nghị Ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ, miễn hoặc giảm lãi xuất tiền vay quá hạn cho doanh nghiệp:

Văn bản trình Bộ để Bộ có ý kiến với Ngân hàng

Hồ sơ giải trình từng khoản nợ, nợ quá hạn, lãi quá hạn

Phương án trả nợ và cam kết trả nợ gốc và lãi tiếp.

4. Doanh nghiệp có nhu cầu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Văn bản xin nhượng bán, thanh lý TSCĐ cần nêu rõ lý do, mục đích.

Hồ sơ tải sản (số lượng, chất lượng, giá trị...)

Các giấy tờ có liên quan đến tài sản, quyền sử dụng tài sản.

Dự kiến giá bán tài sản, hiệu quả.

b) Trách nhiệm của Bộ :

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, được đóng dấu công văn đến, trong thời gian không quá 7 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Điều 9.- Một số công việc khác :

1. Trường hợp doanh nghiệp xin miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp do nguyên nhân khách quan.

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Tài chính Kế toán) gồm :

Văn bản của doanh nghiệp xin miễn giảm thuế, nêu rõ nguyên nhân khách quan.

Văn bản báo cáo về số tiền thuế phải nộp trong năm, số lỗ do nguyên nhân khách quan, số tiền xin miễn giảm thuế phải nộp.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

2. Về thuế, phụ thu và giá cả :

Doanh nghiệp có kiến nghị điều chỉnh các mức thuế, phụ thu và giá cả.

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Chính sách Thương nghiệp trong nước) :

Văn bản kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh các mức thuế, giá, phụ thu (nêu rõ lý do, tác động của các mức sửa đổi đối với hoạt động kinh doanh).

Văn bản tính toán các yếu tố, khoản mục hình thành giá bán sản phẩm theo các mức thuế, phụ thu hiện hành; có bản thuyết minh kèm theo.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ xem xét để kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết và có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.

Chương 4:

KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 10.-

1/ Giao kế hoạch cho doanh nghiệp (năm/lần)

- Doanh nghiệp lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư hàng năm.

- Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê)

- Trách nhiệm của Bộ :

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày, Bộ xem xét và có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

2/ Điều chỉnh kế hoạch (năm/lần)

- Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê): Tờ trình về tình hình thực hiện kế hoạch Bộ giao (khả năng thực hiện, những vướng mắc khó khăn xin điều chỉnh lại kế hoạch của năm)

- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 5 ngày, Bộ xem xét và có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

3/ Xác nhận kết quả thực hiện kế hoạch quý, năm để doanh nghiệp có căn cứ làm việc với cơ quan tài chính, ngân hàng.

- Hồ sơ doanh nghiệp cần gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê) : Văn bản đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của kỳ cần xác nhận.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Điều 11.-

1/ Cấp hạn ngạch xăng dầu cho các đầu mối thuộc Bộ :

- Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê) gồm :

- Báo cáo tình hình thực hiện năm trước

- Dự báo nhu cầu năm kế hoạch và đề nghị hạn mức

- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

2/ Cấp hạn ngạch gỗ rừng để sản xuất hàng mỹ nghệ :

- Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê):

Bản sao giấy phép kinh doanh hàng đồ gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu

Kế hoạch nhu cầu gỗ hoặc kế hoạch xin điều chỉnh

Báo cáo tháng/lần về việc thực hiện kinh doanh sản xuất hàng gỗ, mỹ nghệ.

- Trách nhiệm của Bộ : Khi có hạn mức gỗ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp hạn ngạch cho Bộ Thương mại, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp .

Điều 12.-

- Duyệt dự chi và quyết toán ngoại tệ các đoàn đi công tác nước ngoài của doanh nghiệp .

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch - Thống kê): Doanh nghiệp trình văn bản đề nghị (theo hướng dẫn của Vụ Kế hoạch Thống kê và Vụ Tài chính Kế toán).

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 7 ngày, Bộ trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp .

Điều 13.-

1/ Thẩm định dự án đầu tư :

- Thực hiện theo quy định của Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996; Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997; Nghị định số 99/1998/NĐ-CP ngày 28/11/1998 của Chính phủ.

Hồ sơ cần gửi về Bộ (Vụ Đầu tư) :

Báo cáo nghiên cứu khả thi;

Tờ trình đề nghị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

Văn bản thoả thuận về địa điểm của địa phương;

Văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến dự án (phòng cháy chữa cháy, môi trường, tài chính, an ninh...)

Thời gian trả lời doanh nghiệp :

Dự án nhóm A không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Dự án nhóm B không quá 30 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Dự án nhóm C không quá 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

2/ Thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán :

Thực hiện theo Quyết định số 497/BXD-GĐ ngày 18/9/1996 và Quyết định số 511/1997/QĐ-BXD ngày 22/11/1997 và Thông tư số 01/1999/TT-BXD ngày 16/1/1999 của Bộ Xây dựng.

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Đầu tư ) :

Hồ sơ thiết kế, dự toán;

Tờ trình của doanh nghiệp xin phê duyệt thiết kế và dự toán;

Văn bản thoả thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước (về phòng chống cháy, điện, nước...)

Đơn giá của địa phương (nơi xây dựng công trình)

Thời gian trả lời doanh nghiệp :

Thẩm định và duyệt thiết kế dự toán nhóm A không quá 55 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp ;

Thẩm định và duyệt thiết kê dự toán nhóm B không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp ;

Thẩm định và duyệt thiết kế dự toán nhóm C không quá 20 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

3/ Thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình :

Thực hiện theo Thông tư số 66/TC-ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính .

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Đầu tư) :

Tập bản vẽ hoàn công

Nhật ký công trình, hồ sơ nghiệm thu (khối lượng, chất lượng), hồ sơ bàn giao công trình.

Hoá đơn chứng từ hợp lệ về mua bán vật tư, thiết bị...

Bảng, biểu báo cáo quyết toán.

Thời gian trả lời doanh nghiệp :

+ Thẩm định và quyết toán công trình nhóm A không quá 4 tháng, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

+ Thẩm định và duyệt quyết toán công trình nhóm B không quá 2 tháng 15 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

+ Thẩm định và duyệt quyết toán công trình nhóm C không quá 1 tháng 15 ngày, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

4/ Thẩm định hồ sơ đấu thầu và kết quả đấu thầu :

Thực hiện theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996, Nghị dịnh số 93/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ và Thông tư số 02/TTLB ngày 25/2/1997 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Xây dựng - Bộ Thương mại.

Hồ sơ gửi về Bộ (Vụ Đầu tư ) :

Tập văn bản kế hoạch đấu thầu

Hồ sơ mời thầu và danh sách các nhà thầu; Tiêu chuẩn và giá xét thầu.

Báo cáo kết quả đấu thầu.

Thời gian trả lời doanh nghiệp :

Kế hoạch đấu thầu : Không quá 10 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Hồ sơ mời thầu, danh sách, tiêu chuẩn và giá xét thầu : Không quá 30 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp .

Xét duyệt kết quả đấu thầu :

Nhóm A không quá 30 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp

Nhóm B không quá 20 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp

Nhóm C không quá 10 ngày, Bộ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14.- Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Ban, Viện, Trường thuộc Bộ có trách nhiệm thực hiện Qui chế này.

Văn phòng Bộ có trách nhiệm theo dõi văn bản hàng ngày và báo cá o lãnh đạo Bộ về việc thực hiện Qui chế này của các đơn vị có liên quan. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý theo luật pháp .

Điều 15.- Các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ căn cứ vào quy định này để thực hiện và giám sát việc thực hiện của Bộ Thương mại .

Điều 16.- Trường hợp các cơ chế quản lý thương mại có liên quan đến các nội dung nêu tại Qui chế này được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, Bộ Thương mại sẽ có những điều chỉnh lại cho phù hợp.