BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân, Trưởng Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Quy định này được ban hành nhằm thống nhất hệ thống biểu mẫu và các tài liệu chủ yếu được sử dụng trong tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự; tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động tác nghiệp của Chấp hành viên; giúp Thủ trưởng cơ quan Thi hành án kiểm tra hoạt động của Chấp hành viên và giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm cá nhân của Trưởng thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên khi thực hiện công tác kiểm tra thi hành án dân sự.
Điều 2. Đối tượng sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
Đối tượng sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự bao gồm:
1. Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh); Trưởng Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện);
2. Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, cấp tỉnh;
3. Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên thi hành án dân sự;
4. Công chức làm công tác thi hành án dân sự ở các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
NỘI DUNG BIỂU MẪU NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 3. Các loại biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự bao gồm các loại quyết định thi hành án dân sự và các loại giấy báo, giấy triệu tập, thông báo và biên bản thi hành án dân sự, được liệt kê tên, số, ký hiệu và mẫu trình bày tại Phụ lục của Quy định này.
Điều 4. Sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
1. Biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và các bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, tùy vào tình hình thực tiễn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định sử dụng thêm các biểu mẫu phù hợp với từng vụ việc cụ thể để phục vụ công tác thi hành án dân sự. Trường hợp này, sau khi biểu mẫu được đưa vào sử dụng, phải gửi ngay về Cục Thi hành án dân sự để báo cáo.
Điều 5. Các yêu cầu đối với việc ghi chép nội dung biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
Việc ghi chép nội dung biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với với quy định của pháp luật;
- Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài trừ trường hợp bản án, quyết định tuyên cụ thể. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật và pháp lệnh); trong các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
Điều 6. Ghi chép nội dung biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
Biểu mẫu phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và phản ánh khách quan các tình tiết, cũng như diễn biến việc thi hành án đối với từng vụ việc.
Việc ghi chép, trình bày, đóng dấu, quản lý, phát hành Biểu mẫu thi hành án dân sự được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Chỉnh sửa nội dung ghi chép biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự
Trong quá trình sử dụng biểu mẫu, nếu việc ghi chép xảy ra sai sót thì xử lý như sau:
1. Đối với các loại quyết định, giấy báo, thông báo và giấy triệu tập về thi hành án (gọi chung là văn bản).
a) Trường hợp văn bản chưa được gửi đi:
Khi chưa gửi văn bản cho những đối tượng có liên quan, nếu phát hiện sai sót trong quá trình ghi chép, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự hoặc Chấp hành viên có thể hủy bỏ văn bản đó để thay thế bằng một văn bản khác, hoặc chỉnh sửa trực tiếp vào phần sai sót trên văn bản đó. Nếu việc chỉnh sửa được thực hiện ngay trên văn bản cũ, thì phần chỉnh sửa phải được ghi bằng mực đỏ và có đóng dấu xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự lên phần chỉnh sửa đó.
b) Trường hợp văn bản đã được gửi đi:
Sau khi văn bản được gửi đi, nếu phát hiện sai sót, thì người có thẩm quyền phải ra ngay văn bản đính chính (nếu phần sai sót không phải là nội dung chính của văn bản) đối với phần sai sót đó, hoặc thu hồi văn bản đã phát hành để thay thế bằng một văn bản mới (nếu phần sai sót là nội dung chính của văn bản).
2. Đối với các loại biên bản
a) Chỉnh sửa biên bản khi các thành viên tham gia vụ việc có mặt:
Đối với các loại biên bản, nếu cần chỉnh sửa, thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự hoặc Chấp hành viên phải thông báo cho tất cả các thành viên tham gia vụ việc được biết về nội dung chỉnh sửa và phải được sự đồng ý mới được chỉnh sửa. Phần nội dung chỉnh sửa được ghi ngay bên cạnh phần cần chỉnh sửa bằng mực đỏ và có ký xác nhận của các thành viên đã tham gia vụ việc.
b) Chỉnh sửa biên bản khi các thành viên tham gia vụ việc vắng mặt
Trường hợp này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể chỉnh sửa trực tiếp vào biên bản và gửi cho những người có liên quan ký xác nhận, hoặc có văn bản riêng thuyết minh về nội dung chỉnh sửa, lý do chỉnh sửa và chuyển cho những người có liên quan để xin ý kiến. Nội dung chỉnh sửa phải được sự đồng ý và ký xác nhận của tất cả các thành viên tham gia buổi làm việc.
Trường hợp có thành viên tham gia vụ việc không đồng ý với nội dung chỉnh sửa thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hoặc Chấp hành viên phải tiến hành tổ chức họp lại về các nội dung liên quan đến vụ việc.
Cục Thi hành án dân sự kiểm tra và hướng dẫn Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng thống nhất biểu mẫu thi hành án dân sự trong phạm vi toàn quốc; kiểm tra và cho ý kiến đối với các biểu mẫu do Thi hành án dân sự địa phương phát hành nằm ngoài các biểu mẫu ban hành kèm theo Quyết định này.
Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn và sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự ở địa phương mình.
|
- 1 Thông tư 09/2011/TT-BTP hướng dẫn việc quản lý, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 274/QĐ-BTP năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Tư pháp và liên tịch hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Công văn 1967/BTP-TCTHADS năm 2015 hướng dẫn sử dụng biểu mẫu thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 224/TCTHADS-NV1 năm 2014 hướng dẫn giải quyết vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ Nội Vụ - Văn Phòng Chính Phủ ban hành
- 4 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư
- 5 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004
- 6 Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 1 Thông tư 09/2011/TT-BTP hướng dẫn việc quản lý, sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 274/QĐ-BTP năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Tư pháp và liên tịch hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Công văn 224/TCTHADS-NV1 năm 2014 hướng dẫn giải quyết vướng mắc về nghiệp vụ thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 5 Công văn 1967/BTP-TCTHADS năm 2015 hướng dẫn sử dụng biểu mẫu thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành