ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 04 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ỨNG TRƯỚC GIỐNG, VẬT TƯ VÀ CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC CÁC XÃ THUẦN VÀ THÔN DÂN TỘC THIỂU SỐ XEN GHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
Căn cứ Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
Theo đề nghị của liên Sở: Tài chính - Ban Dân tộc - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 6610/LS/TC-DT-NN&PTNT ngày 10 tháng 12 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách đầu tư ứng trước giống, vật tư và các mặt hàng thiết yếu để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1353/QĐ-CT.UBBT ngày 05 tháng 4 năm 2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định tạm thời về đầu tư ứng trước vật tư và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Giám đốc Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ỨNG TRƯỚC GIỐNG, VẬT TƯ VÀ CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC CÁC XÃ THUẦN VÀ THÔN DÂN TỘC THIỂU SỐ XEN GHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và điều kiện áp dụng
1. Đối tượng được hưởng chính sách này là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có sản xuất nông nghiệp tại các xã, thôn thuộc địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU của Tỉnh ủy. Trong đó, ưu tiên cho đồng bào dân tộc: K’ho, Raglay, Rai, Châu Ro ở vùng cao, miền núi và đồng bào dân tộc Chăm được cấp đất sản xuất theo Nghị quyết 04 -NQ/TU của Tỉnh ủy.
2. Điều kiện được hưởng chính sách này là hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU và có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn thuộc địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU của Tỉnh uỷ, có đất sản xuất, có lao động, có khó khăn về vốn, có nhu cầu đầu tư ứng trước, được Uỷ ban nhân dân xã đề nghị và Uỷ ban nhân dân huyện xét duyệt. Trường hợp hộ đồng bào dân tộc thiểu số có đất sản xuất nông nghiệp tại xã, thôn thuộc địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU nhưng có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn khác cũng thuộc địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU thì vẫn được hưởng chính sách này.
Điều 2. Địa bàn thực hiện đầu tư ứng trước
Bao gồm tất cả các xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép thuộc địa bàn thực hiện Nghị quyết 04 -NQ/TU của Tỉnh uỷ.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Chính sách đầu tư ứng trước
1. Loại cây trồng, vật nuôi thực hiện đầu tư ứng trước là bắp lai, lúa nước, heo đen.
2. Định mức đầu tư
a) Đối với cây trồng:
+ Bắp lai:
- Diện tích tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ, tối đa không quá 03 ha/hộ/năm.
- Vốn đầu tư ứng trước quy ra giống, vật tư, hàng hóa không quá 04 triệu đồng/ha/vụ (bốn triệu đồng).
- Nội dung đầu tư bao gồm: chi phí làm đất (cày); giống bắp lai; phân hóa học; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; gạo và các nhu yếu phẩm khác.
+ Lúa nước:
- Diện tích tính theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ, tối đa không quá không quá 02 ha/hộ.
- Vốn đầu tư ứng trước quy ra giống, vật tư, hàng hóa không quá 03 triệu đồng/ha/vụ (ba triệu đồng).
- Nội dung đầu tư bao gồm: giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao; phân hóa học; thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; các loại hàng hóa nhu yếu phẩm khác.
b) Đối với heo đen:
+ Đối với loại hình chăn nuôi heo thịt: vốn đầu tư quy ra giống, vật tư, hàng hóa với quy mô nuôi 10 con/hộ; vốn đầu tư lần đầu không quá 08 triệu đồng/hộ (tám triệu đồng), gồm: hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng trại; tiền mua con giống; tiền thức ăn; tiền mua thuốc phòng, trị bệnh.
Đối với các lứa tiếp theo chỉ đầu tư tiền con giống và thức ăn, tiền mua thuốc phòng, trị bệnh không quá 4 triệu đồng/hộ (bốn triệu đồng).
+ Đối với loại hình chăn nuôi sinh sản: vốn đầu tư quy ra giống, vật tư, hàng hóa với quy mô nuôi 10 con/hộ; vốn đầu tư lần đầu không quá 13 triệu đồng/hộ (mười ba triệu), gồm: hỗ trợ vật liệu xây dựng chuồng trại; tiền mua heo giống; tiền mua thức ăn; tiền mua thuốc phòng, trị bệnh.
Đối với các lứa tiếp theo chỉ đầu tư thức ăn và tiền mua thuốc phòng, trị bệnh không quá 2 triệu đồng/hộ (hai triệu đồng).
Điều 4. Phương thức đầu tư
1. Giá cả:
a) Đầu vào giá vật tư, hàng hóa, dịch vụ (ngoài khoản trợ giá, trợ cước do nhà nước quy định) phải bảo đảm đủ chi phí không bị lỗ và giá từng mặt hàng phải bằng hoặc thấp hơn giá thị trường tại thời điểm.
b) Đầu ra là giá mua hàng hóa của đồng bào sản xuất ra tối thiểu phải bằng giá thị trường tại thời điểm.
2. Phương thức đầu tư theo tiến độ sản xuất từng vụ bằng hiện vật như: tiền mua nhiên liệu làm đất; giống cây trồng, giống vật nuôi; phân hóa học; thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ. Riêng gạo ăn, nhu yếu phẩm chỉ đầu tư cho hộ nghèo, hộ khó khăn.
Hình thức đầu tư thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giữa chủ hộ sản xuất và Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Phương thức thu hồi vốn đầu tư qua bao tiêu thu mua sản phẩm (theo hợp đồng đã ký với Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận) và các nguồn thu nhập khác.
Điều 5. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi
1. Đơn vị tổ chức thực hiện đầu tư ứng trước là Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận thuộc Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm:
- Cung ứng đầy đủ kịp thời giống, vật tư, hàng hóa đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian từng mùa vụ theo đúng hợp đồng với hộ đồng bào. Phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức tập huấn hướng dẫn đồng bào sản xuất theo quy trình kỹ thuật. Đồng thời, tổ chức huy động phương tiện thu hoạch kịp thời, thu mua toàn bộ sản phẩm hàng hóa do đồng bào sản xuất.
- Cuối mỗi chu kỳ sản xuất, Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận rà soát, đối chiếu công nợ với từng hộ mà Trung tâm đã đầu tư để có biện pháp thu hồi vốn, không để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài dẫn đến mất vốn.
- Chỉ đầu tư ứng trước ở vụ kế tiếp, sau khi hộ đồng bào dân tộc đã trả xong nợ đầu tư ở vụ trước. Trong trường hợp khách quan mất mùa do thiên tai, dịch bệnh được các ngành chức năng xác nhận thì vẫn tiếp tục đầu tư ứng trước và thu hồi nợ trong vụ kế tiếp.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phục vụ kịp thời theo tiến độ sản xuất và mua bán sản phẩm; vừa đảm bảo nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa vừa tăng thu nhập cho hộ đồng bào.
2. Đối với hộ đồng bào được đầu tư ứng trước:
- Có trách nhiệm sử dụng các loại giống, vật tư được ứng trước đúng mục đích cho sản xuất, đồng thời phải chủ động trong tổ chức sản xuất và thu hoạch sản phẩm theo sự hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn và của Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận.
- Có trách nhiệm trả đủ tiền đầu tư ứng trước cho Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận theo phương thức bằng sản phẩm quy giá trị bằng tiền tại thời điểm và bằng các nguồn thu nhập khác theo đúng hợp đồng đã ký.
- Chỉ được nhận đầu tư ứng trước ở vụ kế tiếp, sau khi đã trả xong nợ đầu tư ở vụ trước. Nếu dây dưa không trả nợ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
- Sau khi đã trả hết tiền đầu tư ứng trước cho Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận thì được quyền bán sản phẩm cho các thành phần kinh tế khác.
- Trong trường hợp khách quan mất mùa do thiên tai, dịch bệnh được các ngành chức năng xác nhận sẽ được khoanh nợ trả tiếp trong vụ sản xuất sau.
3. Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện:
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã có nhận đầu tư ứng trước của Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận kiểm tra chặt chẽ, xét duyệt từng hộ đủ điều kiện được đầu tư ứng trước theo quy định.
4. Đối với Uỷ ban nhân dân xã:
- Có trách nhiệm tổ chức xét duyệt và đề nghị những hộ trong xã, thôn đủ điều kiện được đầu tư ứng trước đúng địa bàn và đúng đối tượng.
- Phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận chỉ đạo sản xuất, thu hoạch và thu hồi vốn đầu tư ứng trước.
Điều 6. Về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn để thực hiện chính sách đầu tư ứng trước, gồm:
- Vốn ngân sách tỉnh;
- Vốn vay thuộc dự án đa dạng hóa nông nghiệp;
- Vốn vay ngân hàng;
- Vốn liên doanh - liên kết;
- Vốn trong dân;
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ban Dân tộc chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận phối hợp với các huyện, xã có địa bàn được thụ hưởng chính sách đầu tư ứng trước cho sản xuất, cùng có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư ứng trước hằng năm và theo từng mùa vụ; tính toán nhu cầu vốn để chủ động kế hoạch vốn hằng năm. Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận tổ chức cung ứng giống, vật tư các loại, kịp thời vụ theo nhu cầu sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh theo đúng Quy định này.
2. Giao Sở Tài chính phối hợp với Ban Dân tộc cân đối các nguồn kinh phí hằng năm để cấp phát vốn cho Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận thực hiện đầu tư ứng trước.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Giống cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận làm tốt công tác khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được xác định tại Quy định này.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn của huyện phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã có hộ đồng bào thực hiện chính sách đầu tư ứng trước: tuyên truyền đến từng xã và từng hộ về chính sách đầu tư ứng trước và bao tiêu thu mua sản phẩm của Nhà nước, thường xuyên kiểm tra giám sát trong việc thực hiện quy định này; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận thu hồi đủ vốn đầu tư ứng trước để tiếp tục quay vòng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện có đối tượng được đầu tư ứng trước, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ miền núi Bình Thuận có trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này.
2. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc cần sửa đổi bổ sung các ngành, địa phương, đơn vị được phân công nhiệm vụ phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 41/2010/QĐ-UBND về Quy định chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã thuần vùng cao và thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1 Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần vùng cao và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Nghị quyết 131/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015
- 3 Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2008 về Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 39/NQ-TW do tỉnh Bình Định ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Thông tư 04/2003/TT-BTC hướng dẫn về tài chính thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Bộ Tài Chính ban hành
- 6 Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần vùng cao và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2 Nghị quyết 131/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với dân tộc thiểu số vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015
- 3 Quyết định 327/QĐ-UBND năm 2008 về Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 39/NQ-TW do tỉnh Bình Định ban hành