ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2014/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 25/2004/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm;
Căn cứ Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường thủy;
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 06 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1531/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 10 năm 2013 và Báo cáo thẩm định số 2344/STP-VBPQ ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý bến thủy nội địa tham gia hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các sở, ngành: Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố và các đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ BẾN THỦY NỘI ĐỊA THAM GIA HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ, VUI CHƠI, GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 6 tháng 02 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định quản lý bến thủy nội địa tham gia hoạt động dịch vụ tham quan du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí tại các hồ, đầm, sông, suối trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác bến hành khách; sử dụng phương tiện thủy nội địa phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến hành khách là bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên, xuống phương tiện thủy để thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực tham quan du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí (sau đây gọi là bến thủy nội địa).
2. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý bến thủy nội địa.
3. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến thủy nội địa để kinh doanh, khai thác.
4. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác (ụ nổi, sàn nổi, nhà hàng nổi, khách sạn nổi,...), có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
5. Phương tiện thủy nội địa thô sơ (sau đây gọi là phương tiện thô sơ) là phương tiện không có động cơ, chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước, bao gồm: thuyền, đò chèo tay, phương tiện gia dụng, bè, xe đạp nước,...
6. Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm là phương tiện thủy nội địa chở khách du lịch, có buồng ngủ, trên hành trình có neo lại để cho khách du lịch ngủ qua đêm.
7. Nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.
8. Khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết.
9. Phương tiện thuộc diện đăng kiểm là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn trở lên hoặc có sức chở trên 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 mã lực trở lên hoặc có sức chở từ 05 người trở lên.
10. Phương tiện thuộc diện đăng ký là phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn trở lên hoặc có sức chở từ 05 người trở lên.
11. Phương tiện thuộc diện phải kê khai điều kiện an toàn là phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 05 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người.
1. Việc quản lý, khai thác bến thủy nội địa phải bảo đảm trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng, mỹ quan, cảnh quan và môi trường; bảo đảm sự hoạt động bình thường cho hệ thống hạ tầng đã có; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phát triển bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố phải phù hợp quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành.
3. Quản lý hoạt động bến thủy nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp.
4. Những hành vi vi phạm quy định quản lý, khai thác bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Quản lý hoạt động bến thủy nội địa
1. Kinh doanh phục vụ hành khách tại các bến thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
2. Bến thủy nội địa chỉ được hoạt động khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; có địa hình, thủy văn ổn định đảm bảo cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi.
b) Có đường, cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có đủ trang thiết bị để phương tiện neo buộc chắc chắn, an toàn; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm.
c) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.
d) Có nơi chờ cho hành khách; có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé.
đ) Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
3. Mọi thay đổi trong quá trình khai thác bến thủy nội địa đều phải báo cáo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Đối với bến thủy nội địa có tàu cao tốc hoạt động.
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này còn phải bảo đảm các quy định sau:
a) Có Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải đã được Sở Giao thông vận tải xác nhận theo quy định.
b) Niêm yết tại bến, quầy bán vé: thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách.
5. Đối với bến thủy nội địa kinh doanh hoạt động vận tải khách du lịch.
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này phải bảo đảm các quy định sau:
a) Có bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch; các công trình phụ trợ phục vụ khách du lịch đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường.
b) Khu vực neo đậu bảo đảm an toàn.
c) Có phương tiện cứu hộ, cứu nạn, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện khác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự và bảo vệ môi trường.
d) Trang thiết bị để neo đậu phương tiện lưu trú du lịch phải bảo đảm an toàn.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác bến thủy nội địa phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định; xây dựng phương án tổ chức cứu hộ, cứu nạn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Mọi phương tiện khi đưa vào hoạt động phải được đăng ký, đăng kiểm (đối với phương tiện phải đăng ký, đăng kiểm) hoặc kê khai điều kiện an toàn (đối với phương tiện phải kê khai) theo quy định; phương tiện khi đưa vào hoạt động phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Đối với tàu cao tốc
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, còn phải:
a) Niêm yết trên phương tiện số điện thoại đường dây nóng của người kinh doanh vận tải và nội quy đi tàu.
b) Phương tiện phải lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình và phải bật liên tục kể từ khi phương tiện đón người khách đầu tiên tại bến xuất phát đến khi tiễn người khách cuối cùng tại bến đích.
c) Thiết bị giám sát hành trình của tàu cao tốc phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau đây:
Thông tin về hành trình, tốc độ vận hành, số lần, thời gian dừng, đỗ và phải được lưu trữ trong vòng 01 (một) năm.
Luôn kết nối mạng internet và cung cấp các thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Đối với phương tiện kinh doanh vận tải khách du lịch
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, (nếu phương tiện là tàu cao tốc) phải:
a) Bố trí đầy đủ định biên thuyền viên theo quy định và phải được bố trí trực cảnh giới 24/24 giờ.
b) Có sổ danh bạ thuyền viên và nhân viên phục vụ, được ghi chép đầy đủ và lưu giữ tại phương tiện, bổ sung hàng ngày (nếu có thay đổi).
c) Có sổ ghi điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn.
4. Đối với phương tiện lưu trú du lịch.
Ngoài việc bảo đảm các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2 (nếu phương tiện lưu trú là tàu cao tốc), Khoản 3 Điều này phải:
a) Có buồng ngủ hoặc phòng ngủ bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ theo quy định hiện hành.
b) Có bảng chỉ dẫn vị trí bố trí, bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường treo ở địa điểm mà hành khách dễ nhìn thấy và dễ hiểu; có bảng hướng dẫn sử dụng áo phao cứu sinh, sử dụng búa để mở hoặc phá cửa thoát hiểm.
c) Có thiết bị theo dõi thời tiết, thông tin liên lạc; có hệ thống thông tin nội bộ từ phòng thuyền trưởng đến các khu vực dịch vụ, buồng ngủ hoặc phòng ngủ của khách.
Điều 6. Quản lý thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ
1. Đối với thuyền viên
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
b) Đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.
c) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
2. Đối với người lái phương tiện
a) Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
b) Có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế và có chứng chỉ bơi lội do cơ quan có thẩm quyền cấp.
c) Có bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện phù hợp.
3. Đối với thuyền viên, người lái phương tiện tham gia hoạt động vận tải khách du lịch ngoài việc đảm bảo các điều kiện theo quy định phải có: giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp.
4. Đối với nhân viên phục vụ (trên phương tiện kinh doanh vận tải khách du lịch, nhà hàng nổi, khách sạn nổi).
a) Đủ 16 tuổi trở lên.
b) Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
c) Có chứng chỉ bơi lội do cơ quan có thẩm quyền cấp.
d) Có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn giao thông đường thủy.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành Thành phố
1. Sở Giao thông vận tải
a) Có trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông vận tải, an toàn giao thông đường thủy nội địa; cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa và giấy phép hoạt động của phương tiện theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trong việc thỏa thuận lắp đặt sàn nổi, cầu nổi trên địa bàn.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật và đình chỉ hoạt động đối với các bến thủy nội địa không bảo đảm theo quy định.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố; tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm về giao thông đường thủy nội địa và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng những địa phương, tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa cho nhân viên phục vụ trên phương tiện.
2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho thuyền viên, người lái phương tiện và chứng chỉ bơi lội cho nhân viên phục vụ trên phương tiện.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.
3. Công an Thành phố
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn Thành phố.
b) Tổ chức lực lượng cảnh sát đường thủy tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về giao thông đường thủy tại các bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật; thống kê, cung cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp và các ban, ngành có liên quan các số liệu và tình hình tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố.
4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác có liên quan
a) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác bến thủy nội địa trên các hồ, đầm, sông, suối thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã định kỳ kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng và giải quyết các vấn đề có liên quan đến quản lý, bảo đảm phục vụ lợi ích cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
1. Tổ chức, chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương;
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Sở Quy hoạch Kiến trúc phát triển bến thủy nội địa phù hợp với quy hoạch giao thông đường thủy nội địa địa phương.
3. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
4. Tổ chức để các chủ khai thác bến thủy nội địa ký cam kết bảo vệ môi trường; xây dựng, tổ chức diễn tập và phê duyệt phương án cứu hộ, cứu nạn của bến thủy nội địa theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai phương tiện thô sơ tại các bến thủy nội địa trên địa bàn, định kỳ hàng năm báo cáo về Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và Sở Giao thông vận tải; thực hiện các nhiệm vụ được giao theo phân cấp quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc các bến thủy nội địa trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông tại bến thủy nội địa của địa phương; kịp thời xử lý các sự cố, hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn trên địa bàn quản lý do bến không đảm bảo an toàn, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, phương tiện thiếu dụng cụ cứu sinh trong quá trình hoạt động.
Điều 10. Trách nhiệm của chủ bến thủy nội địa
1. Thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận mở bến và cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa (phụ lục 1 kèm theo).
2. Trường hợp cho tổ chức, cá nhân thuê bến thủy nội địa phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.
3. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ bến thủy nội địa phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động bến để ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ khai thác bến thủy nội địa
1. Duy trì điều kiện an toàn công trình, vùng nước bến theo quy định.
2. Nghiêm cấm sử dụng phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định.
3. Trang bị áo phao, phao cứu sinh, dụng cụ nổi cá nhân, đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng.
4. Hướng dẫn và yêu cầu hành khách trên phương tiện sử dụng phao cứu sinh theo đúng quy cách. Từ chối phục vụ đối với các hành khách không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
5. Yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong quá trình vận hành.
6. Chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra đối với trường hợp cho phương tiện rời bến khi thuyền viên, người lái phương tiện, hành khách không mặc áo phao hoặc không cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.
7. Xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn và cam kết bảo vệ môi trường; tham gia cứu người, hành lý, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường; chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy, phòng cháy chữa cháy và phòng chống lụt bão.
8. Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ phương tiện và người sử dụng khai thác phương tiện.
1. Chủ phương tiện.
a) Khi đưa phương tiện vào hoạt động phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phương tiện phải được đăng ký, đăng kiểm (đối với phương tiện phải đăng ký, đăng kiểm) hoặc kê khai điều kiện an toàn (đối với phương tiện phải kê khai), mua bảo hiểm theo quy định.
b) Trường hợp cho chủ khai thác bến thuê phương tiện phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký.
c) Thông báo với cơ quan quản lý để xóa tên và đăng ký thay đổi chủ sở hữu phương tiện trong sổ quản lý phương tiện của địa phương trong các trường hợp sau:
Phương tiện bị mất tích;
Phương tiện bị phá hủy;
Phương tiện không còn khả năng hoạt động do hư hỏng;
Phương tiện được bán cho chủ phương tiện khác.
2. Người sử dụng hoặc khai thác phương tiện.
a) Người sử dụng hoặc khai thác phương tiện phải sử dụng áo phao, phao cứu sinh hoặc sử dụng dụng cụ nổi trong quá trình vận hành.
b) Chỉ cho phương tiện hoạt động tại bến khi đã trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh, dụng cụ nổi.
c) Không cho phương tiện hoạt động khi thời tiết xấu, dòng nước xoáy, chảy xiết, tầm nhìn bị hạn chế; không cho phương tiện hoạt động ở những nơi không đảm bảo điều kiện an toàn.
d) Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi người sử dụng hoặc khai thác phương tiện là người lái phương tiện hoặc thuyền viên trên phương tiện.
Điều 13. Trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện
1. Chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh trật tự trong suốt hành trình của phương tiện; nghiêm cấm chở quá khả năng khai thác của phương tiện theo quy định.
2. Thông báo kịp thời cho khách du lịch về điều kiện thời tiết bất thường hay có sự cố bất thường trên phương tiện hoặc trong khu vực.
3. Chỉ nhận khách có giấy tờ tùy thân hợp lệ, đúng với danh sách khách đã khai báo tạm trú (nếu là khách cư trú).
4. Thực hiện đúng lịch trình đã đăng ký; thay đổi lịch trình liên quan đến bến, điểm neo đậu phải thông báo cho các cơ quan đó biết trước khi thực hiện.
5. Trước khi khởi hành, tùy theo chức danh của mình, thuyền viên và người lái phương tiện phải kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thủy đối với người và phương tiện; phổ biến cho hành khách cách sử dụng áo phao cứu sinh, thiết bị cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và sử dụng búa để mở hoặc phá cửa thoát hiểm.
6. Từ chối chuyên chở đối với hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc không cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.
Điều 14. Trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên phương tiện
1. Thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo công việc được giao, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp.
2. Tham gia đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người và tài sản của hành khách trong suốt hành trình.
3. Tham gia cứu nạn khi phương tiện khác gặp sự cố trong khu vực cùng neo đậu hoặc đang hoạt động.
4. Báo cáo kịp thời cho thuyền trưởng khi phát hiện sự cố bất thường trên phương tiện.
Điều 15. Trách nhiệm của hành khách
1. Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định (nếu có).
2. Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách.
3. Chấp hành tuyệt đối nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện. Mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân khi được yêu cầu.
4. Giám sát và yêu cầu chủ phương tiện, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ, thực hiện những quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa khi có hành vi vi phạm.
5. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định hướng dẫn về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.
KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý bến thủy nội địa tham gia hoạt động dịch vụ tham quan du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí tại các hồ, đầm, sông suối trên địa bàn Thành phố khi bị phát hiện vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
2. Hành vi vi phạm pháp luật, làm trái quy định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; Công an Thành phố và các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này.
2. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan, các cấp chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo đúng Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vướng mắc cần phải điều chỉnh, sửa đổi, các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
1. Thủ tục chấp thuận xây dựng bến
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến thủy nội địa gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội 01 hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận mở bến thủy nội địa theo Mẫu số 1 của phụ lục này.
- Sơ đồ mặt bằng cầu bến và vùng nước trước bến đã được đơn vị quản lý đường thủy nội địa xác nhận cầu bến không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và vùng nước trước bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện quy định thì có ý kiến chấp thuận vào đơn, trả lại tổ chức, cá nhân xin mở bến để thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành việc xây dựng, gia cố bến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận xây dựng bến, dự án xây dựng bến phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với dự án phải phê duyệt theo quy định) hoặc phải được triển khai xây dựng, nếu quá thời hạn trên thì văn bản chấp thuận không còn hiệu lực.
2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến
a) Sau khi hoàn thành việc xây dựng, gia cố bến và các công việc có liên quan, tổ chức, cá nhân xin mở bến gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội xin cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 2 của phụ lục này.
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng sử dụng đất theo quy định của pháp luật có kèm theo bản vẽ khu đất.
- Bản chính sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến (nếu có) do chủ bến tự lập hoặc do đơn vị tư vấn lập nhưng phải đầy đủ các nội dung: vị trí vùng nước theo lý trình từ km... đến km..., bờ (trái, phải)..., sông (kênh), thuộc xã..., huyện..., tỉnh (thành phố) hoặc xác định khoảng cách tới vật chuẩn; đường ranh giới vùng nước ghi rõ kích thước; độ sâu nhỏ nhất của vùng nước bến và luồng vào bến ứng với mực nước khi đo đạc; chiều dài và chiều rộng của luồng vào bến; cầu bến đón trả hành khách, thời điểm khảo sát lập sơ đồ.
- Bản chính văn bản xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu bến thủy nội địa. Xác nhận hoàn thành việc rà quét, thanh thải vật chướng ngại (nếu có) của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
- Bản sao Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi làm cầu bến).
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa xem xét, nếu thỏa mãn đủ điều kiện theo quy định thì cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo quy định.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa căn cứ thời hạn sử dụng đất, mục đích, tính chất sử dụng (thời vụ hay thường xuyên) hoặc theo đề nghị của chủ bến để quy định thời hạn hiệu lực của Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
3. Đối với trường hợp nhiều bến có vùng nước liền kề nhau (gọi là cụm bến)
Các tổ chức, cá nhân xin mở bến được phép thỏa thuận bằng văn bản cử đại diện thay mặt các chủ bến làm thủ tục đề nghị chấp thuận xây dựng và cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa cho cụm bến đó theo trình tự, thủ tục quy định.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
….., ngày…. tháng…. năm……….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN MỞ BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nội
Tên tổ chức, cá nhân:...............................................................................................
Địa chỉ:......................................................................................................................
Số điện thoại:…………………… Số FAX..................................................................
Làm đơn đề nghị được chấp thuận mở bến thủy nội địa:.........................................
Vị trí dự kiến mở bến: từ km thứ……………… đến km thứ…………………… trên bờ (phải hay trái)…………………. sông, (kênh)……………………………….. thuộc xã (phường)……………, huyện (quận)……………………… tỉnh (thành phố):…………………..
Quy mô dự kiến xây dựng:........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Bến được sử dụng vào mục đích:............................................................................
Phạm vi vùng đất sử dụng:......................................................................................
Phạm vi vùng nước sử dụng:
- Chiều dài:……………………… mét, dọc theo bờ;
- Chiều rộng…………………….. mét, từ mép cầu bến trở ra.
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.
| Người làm đơn |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày….. tháng….. năm……….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Hà Nội
Tên tổ chức, cá nhân:...............................................................................................
Địa chỉ:......................................................................................................................
Số điện thoại:……………………….. Số FAX............................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.... ngày….. tháng..... năm………. do cơ quan……… ……………………….cấp
Làm đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa....................................
Vị trí bến: từ km thứ………………………. đến km thứ ............... trên bờ (phải hay trái)…………….. sông (kênh)……………………… thuộc xã (phường)……………………….., huyện (quận)………………….. tỉnh (thành phố):......................................
Kết cấu, quy mô của bến:..........................................................................................
Phương án khai thác:................................................................................................
Bến được sử dụng để:..............................................................................................
Phạm vi vùng đất sử dụng........................................................................................
Phạm vi vùng nước sử dụng....................................................................................
- Chiều dài:………………… mét, dọc theo bờ;
- Chiều rộng……………….. mét, từ mép ngoài cầu bến trở ra sông.
Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy lớn nhất có kích thước……………
....................................................................................................................................
Thời hạn xin hoạt động từ ngày…………………………… đến ngày…………………
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung nêu trên và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.
| Người làm đơn |
- 1 Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2015 về việc sắp xếp cảng, bến thủy nội địa tiêu thụ than và tuyến đường vận chuyển than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020
- 2 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động dịch vụ môtô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 373/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện phải đăng kiểm và phương tiện thủy thô sơ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý và cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT quy định yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng, khách sạn nổi do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 8 Thông tư 14/2012/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam
- 9 Quyết định 02/2012/QĐ-UBND về phân cấp quản lý, cấp giấy phép hoạt động đối với bến thủy nội địa và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 10 Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11 Thông tư 21/2011/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12 Thông tư 25/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT về điều kiện an toàn của phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 14 Quyết định 25/2004/QĐ-BGTVT về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 15 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 16 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 17 Quyết định 115/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài của Công ty liên doanh Khách sạn quốc tế tỉnh Lào Cai
- 1 Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2015 về việc sắp xếp cảng, bến thủy nội địa tiêu thụ than và tuyến đường vận chuyển than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020
- 2 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động dịch vụ môtô nước trên biển tại địa bàn thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 373/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện thủy nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện phải đăng kiểm và phương tiện thủy thô sơ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý và cấp Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5 Quyết định 02/2012/QĐ-UBND về phân cấp quản lý, cấp giấy phép hoạt động đối với bến thủy nội địa và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6 Quyết định 115/2003/QĐ-UB về Quy chế tạm thời quản lý hoạt động vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài của Công ty liên doanh Khách sạn quốc tế tỉnh Lào Cai