UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2016/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 04 tháng 02 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 201/2015/NQ-HĐND NGÀY 22/12/2015 CỦA HĐND TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số 10/TTr-SNN&PTNT ngày 19/01/2016 và văn bản số 136/SNN&PTNT-CN ngày 02/02/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND , ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh về ban hành quy định đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020, theo nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 201/2015/NQ-HĐND NGÀY 22/12/2015 CỦA HĐND TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc)
Điều 1. Đối tượng được đầu tư, hỗ trợ
1. Đối tượng hỗ trợ thực hiện chính sách về đất đai: Tổ chức, cá nhân, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh (không phải là doanh nghiệp).
2. Đối tượng hỗ trợ thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là Người sản xuất) sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản trên địa bàn tỉnh (trừ Người sản xuất liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp).
Điều 2. Điều kiện được đầu tư, hỗ trợ
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng; quy hoạch nông thôn mới; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, sản xuất và chế biến sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, có đủ các điều kiện về số lượng, quy mô, diện tích theo quy định tại Quyết định này.
- Có dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư, hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận. Trường hợp dự án có xây dựng công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; không nằm trong phạm vi các khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, du lịch, công nghiệp được duyệt và công bố hoặc thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
- Người sản xuất đã được hỗ trợ từ chính sách khác của Nhà nước mà trùng với các nội dung của quy định này trong cùng thời gian thực hiện thì không được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ tại Quyết định này.
- Các chương trình, dự án chuyển tiếp có nội dung đầu tư, hỗ trợ liên quan đến cơ chế, chính sách tại Quyết định này thì được điều chỉnh mức đầu tư, hỗ trợ phù hợp với các quy định của Quyết định này.
Kinh phí đầu tư, hỗ trợ thực hiện Quyết định này từ nguồn ngân sách tỉnh và kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (nếu có).
NỘI DUNG, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 4. Chính sách về đất đai thực hiện theo Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020:
a) Hỗ trợ 01 lần, mức 500.000đ/ha nhưng không quá 100 triệu đồng/xã cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
b) Hỗ trợ 01 triệu đồng/ha cho chính quyền cấp xã tổ chức làm thí điểm dồn thửa, đổi ruộng để tuyên truyền, hội họp, xây dựng và thống nhất phương án dồn thửa, đổi ruộng; trích đo bản đồ địa chính thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hỗ trợ kinh phí làm thí điểm dồn thửa, đổi ruộng không quá 5 triệu đồng/ha để thực hiện chỉnh trang đồng ruộng sau dồn thửa, đổi ruộng (bao gồm: Điều chỉnh đào đắp bờ vùng, bờ thửa, kênh mương nội đồng).
c) Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng rau, quả, trồng cây thức ăn gia súc và đất nông nghiệp khác ở những xã đã rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi bò, lợn, chuyên canh rau, quả.
d) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân (không phải là doanh nghiệp) thuê quyền sử dụng đất quy mô từ 2 ha trở lên đối với miền núi, 3 ha trở lên đối với vùng còn lại để sản xuất trồng trọt quy mô lớn, thời hạn thuê tối thiểu 10 năm liên tục trở lên và liền vùng, liền khoảnh. Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm, trong 05 năm đầu tính từ khi thuê đất, thực hiện thanh toán hỗ trợ theo từng năm.
Điều 5. Nội dung về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thực hiện theo Điểm c, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020:
1. Xây dựng 01 mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi
Hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 5 tỷ đồng cho Người sản xuất gồm: Tiền thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm, làm đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý nước thải, thiết bị, chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm để xây dựng mô hình sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ có quy mô sản xuất tối thiểu 10 ha tập trung trở lên.
2. Chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ
a) Hỗ trợ 1 lần xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đối với Người sản xuất chăn nuôi lợn quy mô thường xuyên từ 1.000 lợn trở lên. Mức hỗ trợ 200.000 đồng/con, nhưng không quá 300 triệu đồng/ Người sản xuất.
b) Hỗ trợ 1 lần, 20% kinh phí xây bể lọc sục khí, ao chứa chất thải lỏng và men ủ chất thải rắn cho Người sản xuất chăn nuôi lợn quy mô trên 20 con lợn nái hoặc 200 con lợn thịt/lứa trở lên, mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/Người sản xuất.
c) Hỗ trợ không quá 35% chi phí sản xuất trực tiếp và 100% kinh phí triển khai cho Người sản xuất để sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP đối với vùng miền núi quy mô từ 2 ha trở lên, đối với vùng còn lại quy mô từ 3 ha trở lên. Mức hỗ trợ bình quân 7 triệu đồng/ha/vụ, không quá 2 vụ/năm/Người sản xuất.
3. Hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản
a) Hộ trợ mua mới bò sữa ngoài tỉnh từ 15 tháng tuổi đến đẻ lứa 3; mức hỗ trợ 6 triệu đồng/con; số lượng hỗ trợ không quá 10 con/Người sản xuất/5 năm.
b) Hỗ trợ bình tuyển đàn bò cái nền, bò đực giống, lợn đực giống 01 lần/năm, mức hỗ trợ không quá 110.000 đồng/con.
c) Hỗ trợ 02 triệu đồng/con lợn nái ngoại hậu bị cấp bố mẹ, nhưng không quá 30 con/Người sản xuất để mua mới hoặc thay thế đối với Người sản xuất chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 10 con nái trở lên, hỗ trợ 1 lần/Người sản xuất/5 năm (không hỗ trợ Người sản xuất đang nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 30 con trở lên và đã được nhận hỗ trợ về nội dung này theo Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015).
d) Hỗ trợ 70% chi phí mua giống lúa chất lượng cho Người sản xuất, mức hỗ trợ không quá 1,05 triệu đồng/ha; hỗ trợ 70% chi phí mua giống ngô biến đổi gen cho các Người sản xuất, mức hỗ trợ không quá 2,8 triệu đồng/ha. Thực hiện hỗ trợ theo diện tích canh tác và không quá 3 năm/ Người sản xuất.
e) Hỗ trợ 70% chi phí mua cá giống mới, nhưng không quá 30 triệu đồng/ha, không quá 2 ha/Người sản xuất và không quá 02 lần/5 năm/Người sản xuất nuôi cá thâm canh có quy mô từ 0,5 ha trở lên.
f) Hỗ trợ kinh phí cho công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện, quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; thanh tra, kiểm tra chất lượng giống; in ấn tài liệu phục vụ quản lý giống.
4. Hỗ trợ đặc thù cho các dự án để xây dựng hạ tầng các khu chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng thủy sản tập trung ngoài khu dân cư
a) Hỗ trợ 100% chi phí quy hoạch chi tiết khu chăn nuôi lợn, bò sữa và 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng không quá 03 tỷ đồng/khu, quy mô tối thiểu thường xuyên mỗi khu 100 bò sữa hoặc 1.000 lợn. Các hạng mục được hỗ trợ trong và ngoài khu chăn nuôi gồm: Đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải.
b) Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp thoát nước đầu mối, cống, cải tạo ao hồ, đường giao thông, đường điện hạ thế) nhưng không quá 300 triệu đồng/dự án cho chủ dự án đầu tư cơ sở sản xuất cá giống, quy mô 100 triệu cá bột/năm trở lên; không quá 500 triệu đồng/dự án cho chủ dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản liền vùng tập trung quy mô từ 5ha trở lên.
5. Hỗ trợ 1 lần trong 5 năm, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí mua máy nông nghiệp cho Người sản xuất
a) 50% chi phí mua mới máy vắt sữa, thái cỏ nhưng không quá 10 triệu đồng/Người sản xuất chăn nuôi bò sữa có quy mô từ 03 con trở lên.
b) 50% chi phí mua mới máy trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa, nhưng không quá 50 triệu đồng/ Người sản xuất chăn nuôi bò sữa có quy mô từ 20 con trở lên.
c) 50% kinh phí mua máy nghiền, máy trộn thức ăn nhưng không quá 10 triệu đồng/Người sản xuất chăn nuôi quy mô từ 100 con lợn/lứa hoặc nuôi từ 2.000 con gà/lứa trở lên.
d) 50% chi phí mua mới máy sục khí tạo ôxy nhưng không quá 5 triệu đồng/ Người sản xuất nuôi cá thâm canh có quy mô từ 01 ha trở lên.
e) 50% chi phí mua mới máy phục vụ sản xuất trồng trọt cho Người sản xuất có nhu cầu mua sử dụng từ 03 năm trở lên, mức hỗ trợ như sau: Không quá 20 triệu đồng/máy, đối với máy làm đất công suất từ 15 - 35 mã lực; không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy làm đất công suất trên 35 mã lực; không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy cấy; không quá 08 triệu đồng/máy, đối với máy lên luống; không quá 25 triệu đồng/máy, đối với máy gieo hạt; không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy gặt đập liên hợp.
6. Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
a) Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng: Lở mồm long móng; tụ huyết trùng trâu, bò; tai xanh; dịch tả lợn cho Người sản xuất nuôi trâu bò, lợn nái, lợn đực giống; vắc xin cúm gia cầm cho Người sản xuất nuôi vịt, cho Người sản xuất nuôi gà từ 1.000 con trở xuống; các loại thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, phun 2 lần/năm trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho Người sản xuất nuôi bò sữa nhưng không quá 1,4 triệu đồng/con/năm; áp dụng đối với bò sữa hậu bị từ 14 tháng tuổi trở lên đến đẻ hết lứa thứ 6.
(chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định này)
1. Sở Nông nghiệp & PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ ban hành hướng dẫn liên ngành để thực hiện các nội dung cơ chế đầu tư, hỗ trợ của Quyết định này.
b) Căn cứ danh mục giống cây trồng vật nuôi, thủy sản được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp &PTNT ban hành và điều kiện thực tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản của tỉnh, hàng năm ban hành danh mục các loại giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản được hỗ trợ và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành mức hỗ trợ cụ thể đối với từng loại rau quả để sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP, làm cơ sở cho việc đầu tư, hỗ trợ để các địa phương và người sản xuất thực hiện.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
d) Tổng hợp nhu cầu đăng ký hỗ trợ (số lượng, chủng loại, quy mô, kinh phí...) của các địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch hàng năm báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
e) Thẩm định dự toán kinh phí hoặc tham gia thẩm định các dự án, kế hoạch, báo cáo KTKT của ngành theo quy định.
f) Hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, các nội dung phát sinh (nếu có) kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp.
2. Sở Tài chính
a) Căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí; hàng năm cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo quy định.
b) Tổng hợp kinh phí các chương trình, kế hoạch, dự án...; thẩm định dự toán kinh phí của các sở, ngành trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các sở liên quan hướng dẫn trình tự thủ tục lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí các nội dung được đầu tư, hỗ trợ tại Quyết định này cho các đối tượng được hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng.
d) Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí (đối với nguồn kinh phí sự nghiệp) hỗ trợ đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách này, đảm bảo đúng quy định.
3. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành, thị xây dựng và trình UBND tỉnh kế hoạch về rà soát quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp; trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị thẩm định quy hoạch và hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình xây dựng theo thẩm quyền.
c) Giới thiệu địa điểm xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Sở Tài nguyên & môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng và trình UBND tỉnh kế hoạch về việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở các quy hoạch được duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT và các huyện, thành, thị để xây dựng và trình UBND tỉnh Kế hoạch về thực hiện dồn thửa, đổi ruộng và các thủ tục để hoàn thiện việc chỉnh lý hồ sơ ruộng đất, Quyết định quyền sử dụng đất sau dồn thửa, đổi ruộng theo quy định và các nội dung về đất đai tại Quyết định này.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT và các huyện, thành, thị tổ chức làm thí điểm trong năm 2016 - 2017 về dồn thửa, đổi ruộng tại 1 - 2 huyện, mỗi huyện chọn 1 - 2 xã, đảm bảo mỗi hộ có đất nông nghiệp chỉ còn trung bình từ 1,0 - 2,0 thửa. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thí điểm dồn thửa, đổi ruộng để thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2018.
d) Hướng dẫn chi tiết về: Xây dựng đề án; kế hoạch dồn thửa, đổi ruộng của các huyện, thành, thị; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp; hợp đồng thuê đất giữa tổ chức, cá nhân.
5. Sở Kế hoạch và đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn các chủ dự án trình tự, thủ tục lập và thẩm định các dự án hỗ trợ đầu tư theo quy định.
b) Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT cân đối, bố trí đủ kinh phí từ nguồn đầu tư phát triển của tỉnh để đầu tư, hỗ trợ cho thực hiện các nội dung tại Quyết định này.
c) Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí (đối với nguồn đầu tư) hỗ trợ đầu tư đối với các đối tượng thụ hưởng đúng quy định.
6. Sở Khoa học và công nghệ
a) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN của TW và tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
b) Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
7. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tuyên truyền hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện Quyết định này trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc ngành; chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người sản xuất trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền.
8. UBND các huyện, thành, thị
a) Tuyên truyền, phổ biến nội dung đầu tư, hỗ trợ trong quy định này cho nhân dân trên địa bàn.
b) Phối hợp với các sở được giao thực hiện các nhiệm vụ để chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền.
d) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn theo kế hoạch của tỉnh.
e) Hàng năm, tổng hợp nhu cầu đăng ký thực hiện để được hưởng đầu tư, hỗ trợ của các hộ trên địa bàn theo Hướng dẫn liên sở NN&PTNT, TC, KH&ĐT, KHCN gửi Sở Nông nghiệp &PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
f) Chỉ đạo việc lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, các phương án (KH) hỗ trợ, các dự án đầu tư, hỗ trợ theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện theo quy định.
g) Định kỳ hàng quý giám sát đánh giá, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp &PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
9. Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội: Phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp & PTNT và các huyện, thành, thị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các nội dung đầu tư, hỗ trợ để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.
Điều 7. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh hoặc cần bổ sung, các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
DANH MỤC TRIỂN KHAI NHỮNG NỘI DUNG ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh)
STT | PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN | NỘI DUNG/HẠNG MỤC | NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ |
1 | Dự án hoặc báo cáo KTKT đầu tư, hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt | 1. Hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. 2. Xây dựng 01 mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi 3. Hỗ trợ 1 lần xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi đối với hộ chăn nuôi lợn quy mô thường xuyên từ 1.000 lợn trở lên. 4. Hỗ trợ 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chăn nuôi lợn, bò sữa tập trung ngoài khu dân cư 5. Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng dự án đầu tư cơ sở sản xuất cá giống, quy mô 100 triệu cá bột/năm trở lên; dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản liền vùng tập trung, quy mô từ 5 ha trở lên. | Nguồn đầu tư phát triển |
2 | Dự án hoặc báo cáo KTKT đầu tư, hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt | 1. Hỗ trợ xây bể lọc sục khí, ao chứa chất thải lỏng và men ủ chất thải rắn cho hộ chăn nuôi lợn quy mô trên 20 con lợn nái hoặc 200 con lợn thịt/lứa trở lên. 2. Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho bò sữa 3. Hỗ trợ 100% chi phí quy hoạch chi tiết trong các khu chăn nuôi lợn, bò sữa tập trung ngoài khu dân cư. | Nguồn sự nghiệp kinh tế |
3 | Kế hoạch và dự toán kinh phí đầu tư, hỗ trợ hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt | 1. Hỗ trợ rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 2. Hỗ trợ làm thí điểm dồn thửa, đổi ruộng. Triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2018. 3. Hỗ trợ thuê quyền sử dụng đất 4. Hỗ trợ không quá 35% chi phí sản xuất trực tiếp và 100% kinh phí triển khai cho hộ để sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP. 5. Hỗ trợ 50% chi phí mua máy nông nghiệp 6. Hỗ trợ cho hộ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản các nội dung sau đây: - 6 triệu đồng/con bò sữa mua từ ngoài tỉnh, từ 15 tháng tuổi đến đẻ lứa 3; với mức không quá 10 con/hộ/5 năm. - Bình tuyển đàn bò cái nền, bò đực giống, lợn đực giống 01 lần/năm với mức không quá 110.000 đồng/con. - 02 triệu đồng/con lợn nái ngoại hậu bị cấp bố mẹ, nhưng không quá 30 con/hộ để mua mới hoặc thay thế đối với hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 10 con nái trở lên. - 70% chi phí mua giống lúa chất lượng, 70% chi phí mua giống ngô biến đổi gen cho hộ sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh. - 70% chi phí mua cá giống mới cho các hộ nuôi cá thâm canh có quy mô từ 0,5 ha trở lên. - Kinh phí cho công tác chỉ đạo, triển khai, quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; thanh tra, kiểm tra chất lượng giống. | Nguồn sự nghiệp kinh tế |
- 1 Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 32/2018/QĐ-UBND thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND
- 3 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1 Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
- 2 Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Quyết định 795/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020
- 4 Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 5 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản và hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Phúc
- 7 Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 8 Kế hoạch 2882/KH-SNN năm 2015 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, lĩnh vực lâm nghiệp
- 9 Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020
- 10 Nghị quyết 202/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020
- 11 Quyết định 3216/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 12 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 13 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 14 Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 15 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
- 2 Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Quyết định 795/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020
- 4 Quyết định 405/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 5 Quyết định 06/2016/QĐ-UBND Quy định hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản và hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 6 Quyết định 08/2016/QĐ-UBND Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Vĩnh Phúc
- 7 Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020
- 8 Kế hoạch 2882/KH-SNN năm 2015 thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, lĩnh vực lâm nghiệp
- 9 Nghị quyết 202/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020
- 10 Quyết định 3216/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030