- 1 Quyết định 03/2021/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 01/2022/QĐ-KTNN quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- 3 Quyết định 02/2022/QĐ-KTNN Quy định theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- 4 Quyết định 02/2023/QĐ-KTNN về Quy định lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn của Kiểm toán Nhà nước
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2024/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2024 |
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của một số văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 như sau:
“4. Việc lập, thẩm định, xét duyệt và ban hành kế hoạch kiểm toán phải tuân thủ các quy định của quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.”.
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 13 như sau:
“2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc hoàn thiện kế hoạch kiểm toán, dự thảo quyết định kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành. Hồ sơ trình gồm: Tờ trình của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán; Dự thảo kế hoạch kiểm toán sau khi đã kiểm tra, rà soát và thống nhất với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; Dự thảo quyết định kiểm toán; hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).”.
3. Sửa đổi khoản 7 Điều 14 như sau:
“7. Chỉ đạo Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Quy định này.”.
4. Bãi bỏ khoản 4 Điều 14; khoản 4, khoản 5 Điều 15; khoản 2 Điều 17.
1. Sửa đổi tên Điều 3 và sửa đổi khoản 1, bổ sung khoản 3 vào Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi tên điều và sửa đổi khoản 1 như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán được lập theo hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán, tuân thủ Hệ thống chuẩn mực của Kiểm toán nhà nước, hướng dẫn kiểm toán các lĩnh vực, đề cương kiểm toán các chuyên đề (nếu có) do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.”.
b) Bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Việc lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán phải tuân thủ các quy định của quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.”.
2. Sửa đổi khoản 3 Điều 5 như sau:
“3. Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về kết quả xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai sót về tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong Báo cáo kiểm toán và trong các văn bản quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Quy định này.”.
3. Sửa đổi một số khoản của Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Tổ chức hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán, gửi lấy ý kiến đơn vị được kiểm toán về dự thảo Báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện theo quy định, gửi Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế; đồng thời lập dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có), gửi Tổng Kiểm toán nhà nước trước khi thông qua dự thảo Báo cáo kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.”.
b) Sửa đổi khoản 5 như sau:
“5. Tổ chức hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) theo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước tại cuộc họp thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán hoặc ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy định này trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán.”.
c) Sửa đổi khoản 7 như sau:
“7. Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị, Tổng Kiểm toán nhà nước và pháp luật về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong Báo cáo kiểm toán và trong các văn bản quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 4 Quy định này.”.
4. Sửa đổi điểm c, điểm d khoản 1 Điều 7 như sau:
“c) Kiểm tra, rà soát việc hoàn thiện của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đối với:
- Dự thảo Báo cáo kiểm toán theo thông báo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước về xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán và ý kiến thẩm định của các đơn vị tham mưu, ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước tại cuộc họp thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán hoặc ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy định này trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán;
- Dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có).
d) Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về các ý kiến thẩm định và kết quả kiểm tra, rà soát việc hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành cùng với việc trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán.”.
5. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 14 như sau:
“1. Căn cứ thông báo kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước về xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán; giải trình bằng văn bản về những nội dung tiếp thu, không tiếp thu đối với các nội dung trong thông báo kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước, ý kiến của Vụ tham mưu trong báo cáo thẩm định và báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với dự thảo Báo cáo kiểm toán; lập dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) trên cơ sở Báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán đã được hoàn thiện theo quy định tại khoản 1 Điều này tới đơn vị được kiểm toán để lấy ý kiến tham gia, gửi Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để biết và theo dõi; thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy định này trong trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu. Đồng thời gửi Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) trước khi thông qua dự thảo Báo cáo kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.
Đối với những Báo cáo kiểm toán phức tạp, phải chỉnh sửa nhiều theo các nội dung trong thông báo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước về xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải gửi dự thảo Báo cáo kiểm toán đã hoàn thiện và báo cáo giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Tổng Kiểm toán nhà nước để báo cáo, đồng thời gửi Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán cho ý kiến trước khi gửi đơn vị được Kiểm toán để lấy ý kiến tham gia.”.
6. Sửa đổi khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán, Vụ Tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán.
Trường hợp dự thảo Báo cáo kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành chưa được hoàn thiện đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) không phù hợp với dự thảo Báo cáo kiểm toán trình phát hành, Vụ Tổng hợp gửi lại đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành. Hồ sơ Vụ Tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước cho phát hành Báo cáo kiểm toán gồm:
a) Tờ trình của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán và dự thảo công văn gửi Báo cáo kiểm toán cho đơn vị được kiểm toán.
b) Dự thảo Báo cáo kiểm toán sau khi đã kiểm tra, rà soát và thống nhất với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
c) Dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) sau khi đã kiểm tra, rà soát và thống nhất với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
d) Công văn về việc kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN qua kiểm toán (giảm thanh toán; giảm trừ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư...) đến đơn vị có nhiệm vụ kiểm soát, quản lý, điều hành thu, chi ngân sách hoặc đơn vị được kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
đ) Các hồ sơ khác đã được trình kèm của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.”.
7. Bãi bỏ khoản 3 Điều 4; Điều 8; điểm c khoản 1 Điều 16.
8. Sửa đổi mục số 6 Phụ lục quy định thời gian các bước lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán như sau:
“6. Vụ Tổng hợp kiểm tra, rà soát việc hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán để trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán được phát hành trong thời gian tối đa 45 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán: Chậm nhất là 03 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán, Vụ Tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán (trường hợp đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành dự thảo Báo cáo kiểm toán chưa được hoàn thiện đầy đủ theo quy định và dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) không phù hợp với dự thảo Báo cáo kiểm toán trình phát hành, Vụ Tổng hợp gửi lại đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành).
- Báo cáo kiểm toán được phát hành trong thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán: Chậm nhất là 06 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán, Vụ Tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành Báo cáo kiểm toán (trường hợp đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành dự thảo Báo cáo kiểm toán chưa được hoàn thiện đầy đủ theo quy định và dự thảo công văn thông báo kết quả, kiến nghị kiểm toán đến cơ quan nhà nước có liên quan (nếu có) không phù hợp với dự thảo Báo cáo kiểm toán trình phát hành, Vụ Tổng hợp gửi lại đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước phát hành)”.
Điều 3. Bổ sung khoản 7 vào Điều 3 của Quy định lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 02/2023/QĐ-KTNN ngày 09 tháng 02 năm 2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước
Bổ sung khoản 7 vào Điều 3 như sau:
“7. Việc lập, thẩm định và ban hành kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung hạn phải tuân thủ các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.”.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 4 Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; tuân thủ các quy định của quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.”.
b) Sửa đổi khoản 4 như sau:
“4. Các khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán phát sinh trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải kịp thời được giải quyết theo quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.”.
2. Bổ sung khoản 6 vào Điều 4 như sau:
“6. Người có quan hệ gia đình là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật.”.
3. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Tổ chức thực hiện giải quyết kiến nghị, khiếu nại đối với kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán qua theo dõi, đôn đốc, kiểm tra theo quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.”.
4. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 8 như sau:
“c) Phối hợp với đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thực hiện giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.”.
5. Sửa đổi khoản 5 Điều 12 như sau:
“5. Xử lý kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước của Kiểm toán nhà nước.”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 15 như sau:
“c) Thời gian và nhân sự Đoàn kiểm tra:
- Thời hạn một cuộc kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời gian kiểm tra, mỗi cuộc kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc.
- Nhân sự Đoàn kiểm tra: Trưởng Đoàn kiểm tra phải là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên; mỗi tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 thành viên trong đó Tổ trưởng tổ kiểm tra là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên (trường hợp thành lập Tổ). Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn khi phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Trưởng Đoàn kiểm tra, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra để không bố trí làm thành viên đoàn khi: Có quyền, lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm tra; có quan hệ gia đình với đơn vị được kiểm tra hoặc cùng là thành viên đoàn kiểm tra.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra; điều chỉnh nhân sự đoàn kiểm tra; nội dung kiểm tra trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm tra, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước (đồng thời gửi Vụ Tổng hợp) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”.
| TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
- 1 Chỉ thị 1600/CT-KTNN năm 2024 về điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm phối hợp khắc phục hậu quả tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 do Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 1661/QĐ-KTNN năm 2024 sửa đổi Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán Nhà nước kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- 3 Quyết định 1611/QĐ-KTNN năm 2024 sửa đổi Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán kèm theo Quyết định 1250/QĐ-KTNN do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành