Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2006/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: MÁY LÁI THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT ĐỘNG TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ  Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn Ngành:

MÁY THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT ĐỘNG TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO

Số đăng ký: 22 TCN 344 - 06

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giám đốc các Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Đào Đình Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 344 - 06

 

 

 

 

 

 

 

 

MÁY LÁI THỦY LỰC TẦU THỦY -

PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT ĐỘNG TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2006

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn Ngành Máy lái thủy lực tầu thủy - Phương pháp thử hoạt động tại xưởng chế tạo (22 TCN 344 - 06) được biên soạn trên cơ sở Tiêu chuẩn JIS F 6720-95, JIS F 6721-95 của Tổ chức Tiêu chuẩn Nhật Bản (ấn phẩm năm 2002 và kết quả nghiên cứu thực tế sản xuất, sử dụng ở Việt Nam.

Tiêu chuẩn này được ban hành nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế sản xuất của ngành công nghiệp đóng tầu và tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra chứng nhận, quản lý máy lái thủy lực tầu thủy.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

MÁY LÁI THỦY LỰC TẦU THỦY - PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT ĐỘNG TẠI XƯỞNG CHẾ TẠO

22 TCN 344 - 06

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Có hiệu lực từ:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định việc kiểm tra, thử hoạt động máy lái thủy lực sau khi chế tạo tại xưởng.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện việc kiểm tra, thử hoạt động máy lái thủy lực sau khi chế tạo tại xưởng.

2. Kiểm tra trước khi thử hoạt động

2.1. Kiểm tra hồ sơ thiết kế, quy trình thử, các biên bản nghiệm thu chi tiết chế tạo, biên bản thử nội bộ.

2.2. Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thủy lực, điện đã lắp trên máy lái với các chứng chỉ hiện có.

2.3. Kiểm tra sự phù hợp về kết cấu của máy lái với thiết kế đã duyệt.

2.4. Kiểm tra sự lắp đặt máy lái trên băng thử và điều kiện sẵn sàng thử của nhà chế tạo.

2.5. Kiểm tra thử thủy lực đường ống và thiết bị với áp suất thử lấy bằng 1,5 áp suất làm việc lớn nhất.

3. Thử hoạt động

3.1. Thử hoạt động của hệ thống điện chỉ báo

Thử đèn báo, đồng hồ V, A, v.v.

3.2. Thử hoạt động của hệ thống điện điều khiển

- Thử tác dụng khóa điều khiển của đài lái tại bảng điện hầm lái;

- Thử khởi động từng bơm tại đài lái, hầm lái.Kiểm tra khóa liên động (nếu có);

- Thử điều khiển van điện từ tại đài lái, hầm lái. Kiểm tra tác dụng khóa liên động của chúng;

- Thử khả năng tự khởi động lại khi nguồn năng lượng được phục hồi sau khi mất.

3.3. Thử hoạt động của hệ thống chỉ báo góc lái

- Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ chỉ báo góc lái;

- Kiểm tra khả năng chống rung, chống tự lỏng cơ cấu của bộ phát góc lái.

3.4. Thử hoạt động của mạch báo động

- Thử cạn dầu trong két;

- Thử quá tải;

- Thử mất pha;

- Thử mất nguồn điều khiển;

- Thử trạng thái sẵn sàng hoạt động của các chuông còi đèn báo.

3.5. Thử máy lái hoạt động không tải

- Thử thao tác chuyển đổi hoạt động giữa các máy lái;

- Kiểm tra sự hoạt động ổn định của từng máy khi thao tác quay lái liên tục;

- Kiểm tra độ nhậy của hệ thống điều khiển khi thực hiện di chuyển nhỏ (đến 10), đảo chiều liên tục;

- Kiểm tra độ ồn của bộ truyền động lai bơm, của kết cấu giá đỡ và động cơ;

- Đo thời gian quay lái của từng máy lái theo quy định với máy lái chính (t/650) và máy lái phụ (t/300)

- Thử khả năng quay lái của máy lái tay sự cố (nếu có);

- Các số liệu thử được thể hiện trong Biên bản thử tại xưởng đối với máy lái thủy lực quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn này.

4. Thử tải với bơm thủy lực và động cơ điện

Bơm thủy lực và động cơ điện phải thử theo các dạng mục sau:

1. Thử hoạt động;

2. Thử quá tải;

3. Thử khả năng làm việc ổn định.

4.1. Các phương pháp và bố trí thử

4.1.1. Bố trí thử

Thử bơm thuỷ lực và động cơ điện của máy lái có thể sử dụng ngay bộ động lực của nó để tiến hành thử. Các thiết bị đo kiểm tra được lắp nối vào bộ động lực theo sơ đồ ở Hình 1.

4.1.2. Thử hoạt động

Thử hoạt động với bơm thủy lực thay đổi sản lượng phải được thực hiện ở 100% sản lượng thiết kế.

1) Cho bơm thủy lực làm việc không tải trong thời gian 15 phút, xác định các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.

2) Điều chỉnh van tạo tải, nâng áp suất đẩy của bơm thủy lực lên từng mức 50%, 70%, 100% áp suất làm việc lớn nhất của máy lái (Pmax).

Tại 100% Pmax thời gian thử không nhỏ hơn 30 giây. Xác định các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.

Hình 1: Sơ đồ thử bơm

 

(1) Đồng hồ lưu lượng

(2) Van tạo tải

(3) Đồng hồ áp suất

(4) Van định áp

(5) Bơm thủy lực

(6) Động cơ điện

(7) Nhiệt kế

(8) Két dầu

4.1.3. Thử quá tải

Nâng áp suất đẩy của bơm thủy lực lên giá trị 115% Pmax trong thời gian 10 ¸ 13 giây. Xác định các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.

4.1.4. Thử khả năng làm việc ổn định

Sau các cuộc thử trên, bơm thủy lực phải thử sức bền kéo dài trong thời gian 30 phút. Áp suất đẩy của bơm thủy lực cần duy trì ở mức phù hợp với công suất làm  việc lâu dài (100% N) của động cơ điện (khoảng từ 70% đến 100% Pmax, tùy theo việc chọn động cơ điện cho từng máy lái cụ thể).

4.2. Các thông số cần xác định trong cuộc thử

1. Tốc độ vòng quay;

2. Sản lượng của bơm thủy lực;

3. Áp suất đẩy;

4. Cường độ dòng điện, điện áp của động cơ điện;

5. Nhiệt độ dầu.

4.3. Kiểm tra ở trạng thái mở

Trong quá trình thử, nếu có bất kỳ sự bất thường nào như tiếng ồn quá lơn, nhiệt độ dầu tăng cao, v.v. cần phải kiểm tra bơm thủy lực ở trạng thái mở để tìm nguyên nhân. Nếu bơm thủy lực có khuyết tật chế tạo thì phải loại bỏ.

4.4. Lập biên bản thử

Kết quả kiểm tra và thử bơm thủy lực, động cơ điện dùng cho máy lái được thể hiện trong Biên bản thử tại xưởng đối với bơm thủy lực và động cơ điện quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn này.

 

 

PHỤ LỤC 1

BIÊN BẢN THỬ TẠI XƯỞNG ĐỐI VỚI MÁY LÁI THỦY LỰC

Tên máy lái:

 - Mô men làm việc lớn nhất:                  kNm                 Ngày thử:

- Áp suất làm việc lớn nhất:                   MPa                 Địa điểm thử:

- Bán kính séc tơ:                                  mm                  

- Đường kính xi lanh/hành trình pít tông: mm

KẾT QUẢ THỬ:

1. Thử hoạt động không tải:

Máy lái

Góc quay lái

Thời gian quay lái

Áp suất

Động cơ điện

Ghi chú

Tốc độ

Điện áp

Cường độ dòng

Công suất

 

(Độ)

(s)

MPa

r/min

V

A

KW

 

Máy lái chính số 1

00 ¸ P350

 

 

 

 

 

 

 

P350 ¸ T300

 

 

 

 

 

 

 

T350 ¸ P300

 

 

 

 

 

 

 

P350 ¸ 00

 

 

 

 

 

 

 

Máy lái chính số 2

00 ¸ P350

 

 

 

 

 

 

 

P350 ¸ T300

 

 

 

 

 

 

 

T350 ¸ P300

 

 

 

 

 

 

 

P350 ¸ 00

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Nếu máy lái chính số 2 là máy lái phụ thì góc thử là (T150 ¸ P150)

2. Thử hệ thống điều khiển:

3. Thử hệ thống chỉ báo góc lái:

4. Thử hệ thống báo hiệu, báo động:

KẾT LUẬN:

 

ĐẠI DIỆN NHÀ SẢN XUẤT

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐĂNG KIỂM VIÊN

(ký, ghi rõ họ tên)

 

 

PHỤ LỤC 2

BIÊN BẢN THỬ TẠI XƯỞNG ĐỐI VỚI BƠM THỦY LỰC VÀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Tên máy lái:     Tên bộ động lực:

- Mô men lái lớn nhất:    kNm     Ngày thử:

- Áp suất làm việc lớn nhất:       MPa     Địa điểm thử:

- Điện trở cách điện:      MW

Đặc điểm

Bộ động lực chính

Bộ động lực phụ

Động cơ điện

- Kiểu mác

- Nguồn điện (V, Hz)

- Công suất vòng quay (kW, r/min)

- Nước sản xuất

 

 

Bơm thủy lực

- Kiểu mác

- Sản lượng đơn vị (cm3/r)

- Áp suất thiết kế (MPa)

- Hãng, nước sản xuất

 

 

 

KẾT QUẢ THỬ

Tên

Ký hiệu

Đơn vị

Không tải

50% Pmax

75%

Pmax

100%

Pmax

115%

Pmax

100%

N

Thời gian thử

t

min

 

 

 

 

 

 

Điện áp nguồn

U

V

 

 

 

 

 

 

Dòng điện làm việc

I

A

 

 

 

 

 

 

Công suất động cơ

N

kW

 

 

 

 

 

 

Áp suất đẩy

P

MPa

 

 

 

 

 

 

Tốc độ quay

n

r/min

 

 

 

 

 

 

Sản lượng lý thuyết

Ql

l/min

 

 

 

 

 

 

Sản lượng thực tế

Qt

l/min

 

 

 

 

 

 

Hiệu suất bơm

hH

%

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ dầu

Td

0C

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ môi trường

Tm

0C

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN:

 

ĐẠI DIỆN NHÀ SẢN XUẤT

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐĂNG KIỂM VIÊN

(ký, ghi rõ họ tên)