ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/QĐ-UBND | Tân An, ngày 08 tháng 02 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại tờ trình số 82/TTr-SXD ngày 25/01/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định thực hiện một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Giao cho Sở Xây dựng phối hợp các ngành chức năng liên quan tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện quy định tại điều 1 nói trên.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, chủ đầu tư có công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2724/2005/QĐ-UBND ngày 05/7/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định thực hiện một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG, DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2007 của UBND tỉnh)
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 1. Lập quy hoạch xây dựng
- Nội dung lập hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng, lập quy hoạch chung xây dựng đô thị, lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng (sau đây gọi tắt là NĐ số 08/2005/NĐ-CP).
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), phối hợp các đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch, để lấy ý kiến nhân dân trong khu vực quy hoạch về các nội dung có liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
Hình thức lấy ý kiến: trưng bày sơ đồ, bản vẽ các phương án quy hoạch, lấy ý kiến bằng phiếu. Người lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, sau thời hạn quy định, nếu không trả lời thì coi như đồng ý.
Điều 2. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định.
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 3, loại 4 và loại 5 và các khu chức năng khác ngoài đô thị (du lịch, bảo tồn, khu di tích, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định.
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại 3, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu du lịch, khu di sản, bảo tồn di tích, công nghiệp địa phương,...) có quy mô nhỏ hơn 500 ha, các khu chức năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế có chức năng đặc biệt, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định.
- Phê duyệt dự toán chi phí thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đối với những đồ án quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, tùy theo vị trí, quy mô của đồ án quy hoạch xây dựng Ủy ban nhân dân tỉnh có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị loại 3, loại 4, loại 5 trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định.
- Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua bằng nghị quyết và có tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan thẩm định.
- Phê duyệt dự toán chi phí thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đối với những đồ án quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 3. Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng
1. Sở Xây dựng:
- Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình thẩm định.
- Thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình thẩm định.
- Thẩm định dự toán chi phí thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đối với những đồ án quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Cơ quan quản lý xây dựng huyện, thị xã:
- Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình thẩm định.
- Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn, trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình thẩm định.
- Thẩm định dự toán chi phí thực hiện công tác quy hoạch xây dựng đối với những đồ án quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của huyện, thị xã khi có yêu cầu.
Điều 4. Quản lý quy hoạch xây dựng:
1. Công bố quy hoạch xây dựng:
Thực hiện theo Điều 38, Điều 39 NĐ số 08/2005/NĐ-CP .
2. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa:
Thực hiện theo Điều 40 NĐ số 08/2005/NĐ-CP .
3. Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng:
Thực hiện theo Điều 41 NĐ số 08/2005/NĐ-CP .
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 5. Thẩm quyền quyết định đầu tư
Tùy theo tính chất, loại hình và vốn đầu tư của dự án được chia làm 3 nhóm A, B và C.
Phân lọai dự án đầu tư xây dựng công trình áp dụng tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là NĐ số 112/2006/NĐ-CP).
1. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A và B.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu quốc gia nằm trong kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách tỉnh hỗ trợ có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách tỉnh hỗ trợ không lớn hơn 3 tỷ đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp:
Chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp sau đây:
1. Công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật (quy định điểm a, khoản 7, Điều 1 của NĐ số 112/2006/NĐ-CP) như:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế- kỹ thuật mà chỉ lập hồ sơ xin phép xây dựng (riêng nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt thì không phải xin phép xây dựng).
Điều 7. Thẩm quyền thẩm định dự án
1. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
a. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
b. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định dự án nhóm C, báo cáo kinh tế - kỹ thuật sử dụng ngân sách tỉnh.
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định các dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật trong phạm vi ngân sách của địa phương và các công trình được ngân sách tỉnh hỗ trợ có tổng mức đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách huyện, thị.
d. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thẩm định các dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật trong phạm vi ngân sách của địa phương các công trình được ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ có tổng mức đầu tư không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách xã, phường, thị trấn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác thẩm định dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị thẩm định dự án cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm gởi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù:
Việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính Phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
3. Dự án sử dụng nguồn vốn khác:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án.
Điều 8. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A được thực hiện theo nội dung quy định tại điểm 6.a, khoản 5, Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP .
2. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn, trừ các dự án nhóm B, C theo nội dung quy định tại điểm 6.b- c, khoản 5, Điều 1, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP , việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:
- Sở Công nghiệp: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Sở Giao thông Vận tải: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác nước ngầm.
- Sở Xây dựng: tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị (hè, đường đô thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, rác đô thị, nghĩa trang, bãi đổ xe trong đô thị) và các công trình khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu.
- Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở. Chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cho ý kiến, cơ quan liên quan phải gởi văn bản trả lời cho Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở.
Điều 9. Thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình
1. Đối với công trình lập dự án:
Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định, phê duyệt thiết kế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình.
2. Đối với công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình.
Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định và phê duyệt.
Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế, dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều 16 của NĐ số 16/2005/NĐ-CP.
3. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện và phải được thẩm định thiết kế bản vẽ thi công theo quy định.
- Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn không lớn hơn 250 m2, từ 2 tầng trở xuống do cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình, năng lực hành nghề phù hợp theo quy định tại Điều 65 của NĐ số 16/2005/NĐ-CP , người thiết kế phải có kinh nghiệm đã từng thiết kế những công trình tương tự có chất lượng đảm bảo, khuyến khích việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định chủ đầu tư, hình thức quản lý dự án
« Áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước »
1. Dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ đầu tư xây dựng công trình đối với dự án do cấp mình quyết định đầu tư phù hợp với quy định của Luật Ngân sách (kể cả các dự án ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư).
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định chủ đầu tư xây dựng công trình đối với dự án do cấp mình quyết định đầu tư phù hợp với quy định của Luật Ngân sách.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyết định chủ đầu tư xây dựng công trình đối với dự án do cấp mình quyết định đầu tư phù hợp với quy định của Luật Ngân sách.
2. Đơn vị làm chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
- Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành.
3. Các hình thức quản lý dự án:
- Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2, Điều 45 của Luật Xây dựng.
- Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
- Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
- Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án.
Điều 11. Thẩm quyền cấp phép xây dựng
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, kể cả công trình đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, trừ trường hợp xây dựng công trình quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, khoản 9 Điều 1 NĐ số 112/2006/NĐ-CP.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Sở Xây dựng cấp phép các công trình sau:
- Công trình xây dựng thuộc cấp đặc biệt, cấp 1 theo phụ lục 1 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Các công trình tôn giáo, trừ các hạng mục phụ trợ trong công trình tôn giáo quy định tại Quyết định số 1992/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã cấp phép xây dựng các hạng mục phụ trợ trong công trình tôn giáo;
- Các công trình di tích lịch sử - văn hóa;
- Công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng;
- Các công trình trên các tuyến, các trục đường phố chính đô thị theo quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 05/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định danh mục các tuyến, trục đường chính đô thị trên địa bàn tỉnh Long An để áp dụng cho việc phân cấp cấp giấy phép xây dựng;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẽ ở đô thị thuộc địa giới hành chánh do huyện, thị quản lý, trừ các công trình quy định tại khoản 1 điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẽ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chánh do phường, xã, thị trấn quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 12. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu
Thực hiện theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Chỉ thị số 12/2006/CT-BXD ngày 11/9/2006 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác khảo sát xây dựng; Chỉ thị số 13/2006/CT-BXD ngày 23/11/2006 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân.
Điều 13. Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thanh tra chuyên ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn được giao việc tổ chức thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng của các đơn vị liên quan.
- Các hành vi vi phạm những quy định của Quy định này và các quy định pháp luật khác liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà), hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Các dự án đã phê duyệt trước ngày Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì không phải làm thủ tục phê duyệt lại dự án, các công việc tiếp theo được thực hiện theo quy định của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP .
2. Các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa được phê duyệt thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ./.
- 1 Quyết định 27/2009/QĐ-UBND thực hiện một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 2 Quyết định 2724/2005/QĐ-UBND ban hành quy định thực hiện một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An
- 3 Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2007 bổ sung Quyết định 08/2007/QĐ-UBND quy định thực hiện về quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 4 Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2007 bổ sung Quyết định 08/2007/QĐ-UBND quy định thực hiện về quản lý quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 1 Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2 Chỉ thị 13/2006/CT-BXD về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Nghị định 111/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 4 Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5 Chỉ thị 12/2006/CT-BXD về tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác khảo sát xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Luật Đấu thầu 2005
- 7 Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 8 Nghị định 71/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- 9 Thông tư 09/2005/TT-BXD hướng dẫn về giấy phép xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 11 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 12 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 13 Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 14 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 15 Luật xây dựng 2003
- 16 Quyết định 2964/2002/QĐ-UB Quy định một số vấn đề thực hiện trong Quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 do tỉnh Thừa thiên Huế ban hành
- 1 Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 2964/2002/QĐ-UB Quy định một số vấn đề thực hiện trong Quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình 135 do tỉnh Thừa thiên Huế ban hành