UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2011/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 27 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và thi hành luật ngân sách của nhà nước; Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV về Chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/6/2009 giữa Bộ Tài chính - Bộ Công thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
Xét đề nghị của Sở Công thương Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 34/TTr-SCT ngày 19/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015 với nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Động viên, huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH, đẩy nhanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh kế ngành công nghiệp đạt 17,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015; trong đó công nghiệp nông thôn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 trên 20%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 30-35 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh ( tính cả 20 làng nghề đã công nhận).
- Hàng năm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn từ 250-350 người/năm.
- Truyền nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho từ 700-900 người.
- Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất công nghiệp nông thôn và xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, khuyến khích nhân rộng mô hình, mỗi năm ứng dụng cho 30-35 cơ sở sản xuất.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi áp dụng gồm các ngành nghề sau:
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm;
- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, dệt may, da giầy…;
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Trạm khắc đá, trạm khắc gỗ, thêu ren, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, gốm sứ…;
- Cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ; cơ sở sản xuất phụ tùng, lắp giáp và sửa chữa máy cơ khí;
- Sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm mới; sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;
- Công nghiệp điện tử, tin học;
- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết môi trường cho cụm, điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
b) Đối tượng áp dụng:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
+ Các hợp tác xã, tổ hợp tác xã, thành lập hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
+ Các hộ kinh doanh các thể.
- Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công.
3. Nội dung của Chương trình:
- Hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Mỗi năm đào tạo cho từ 350-400 người.
- Hỗ trợ đổi mới dây truyền công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Mỗi năm hỗ trợ 20-25 tiến bộ KHKT được ứng dụng vào sản xuất, tập trung vào các ngành nghề: Chế biến nông sản, thực phẩm, đồ gỗ, các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá mỹ nghệ…Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất và các làng nghề quan tâm đến vấn đề môi trường, ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch và xử lý nước thải, hoá chất sử dụng trong sản xuất và khói bụi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ truyền nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm: Chương trình hỗ trợ đào tạo, truyền nghề trực tiếp mỗi năm cho khoảng 700-900 người; chú trọng đến các nghề: mây tre đan xuất khẩu, nghề thêu ren, nghề mộc, nghề cơ khí, may công nghiệp.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường đối tác kinh doanh, tổ chức hội chợ, triển lãm và giới thiệu sản phẩm. Mỗi năm hỗ trợ cho khoảng 20-30 doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm và 8-10 doanh nghiệp làm tờ gấp quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.
- Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu: Tổ chức 2 năm một lần bình chọn và cấp giấy chứng nhận và đề nghị khen thưởng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện và tỉnh. Hỗ trợ các sản phẩm tiêu biểu chủ lực của tỉnh mở rộng sản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì.
- Tổ chức các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ và tạo điều kiện liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề. Mỗi năm tổ chức 4-6 đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn.
- Xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới. Nghiên cứu tham gia các đề tài khoa học công nghệ có liên quan đến phát triển CN-TTCN cấp tỉnh và Bộ Công Thương. Khuyến khích phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất CN-TTCN ở nông thôn. Mỗi năm xây dựng được 10-15 mô hình.
- Công tác thông tin, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn:
+ Xây dựng các chương trình thông tin quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn; các Chuyên mục Công thương Vĩnh Phúc trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh và Chuyên mục khuyến công trên Báo Vĩnh Phúc nhằm phản ánh các hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực CN-TTCN.
+ Mở rộng đối tượng mua Tạp chí công nghiệp, Báo Công thương đến cấp huyện, cấp xã và các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn. Biên soạn và phát hành một số cuốn Catalog, tờ gấp…giới thiệu về CN-TTCN, kêu gọi thu hút đầu tư vào công nghiệp nông thôn của tỉnh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Điều 2. Những giải pháp chủ yếu và kinh phí thực hiện Chương trình
1. Những giải pháp chủ yếu:
a) Về quy hoạch phát triển ngành nghề, mặt bằng, đất đai:
Xây dựng quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn Vĩnh Phúc đến năm 2015, triển khai thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2015 của từng huyện, thị, thành để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
b) Giải pháp về ưu đãi đầu tư:
Ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ, các cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư trên địa bàn nông thôn của tỉnh còn được hưởng một số chế độ ưu đãi riêng theo cơ chế ưu đãi đầu tư của tỉnh như: Ưu tiên bố trí mặt bằng phù hợp với mục tiêu sản xuất, thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề…
c) Giải pháp về thị trường, nguyên liệu:
- Về thị trường:
+ Hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua công tác xúc tiến thương mại; tham gia hội chợ, trưng bày giới thiệu sản phẩm; tham quan, khảo sát tìm kiếm và mở rộng thị trường.
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các chợ vùng nông thôn, các trung tâm thương mại, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp tập trung, ở các làng xã có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Khuyến khích, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp làm đầu mối cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại ngoài nước.
+ Nâng cao khả năng tiếp thị, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
- Về nguyên liệu:
+ Đối với nguyên liệu tự nhiên: Lập bản đồ quy hoạch, đánh giá trữ lượng, chất lượng, khuyến khích việc hình thành những doanh nghiệp chuyên ngành để đầu tư công nghệ khai thác đảm bảo chất lượng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở sản xuất.
+ Quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với nguyên liệu từ sản phẩm của ngành nông nghiệp để ứng dụng khoa học kỹ thuật và tạo ra lượng hàng hoá lớn.
d) Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn:
Ngoài chính sách ưu đãi thu hút đầu tư chung của tỉnh, nghiên cứu để ban hành chính sách ưu đãi riêng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn như các chính sách về mặt bằng, vốn, thị trường, lao động tay nghề cao...
e) Giải pháp về tổ chức cán bộ khuyến công cấp huyện, cấp xã:
Bố trí cán bộ khuyến công ở tất cả các xã và cán bộ phụ trách công tác khuyến công ở cấp huyện nhằm tăng cường tổ chức, triển khai các nội dung hoạt động khuyến công và nắm bắt tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh.
g) Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường:
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Tăng cường công tác quản lý môi trường, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường; Đổi mới áp dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp công nghiệp.
h) Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn:
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước:
+ Rà soát lại cơ chế chính sách đã bàn hành để bổ sung hoàn thiện cho phù hợp yêu cầu hiện nay, tăng thêm hỗ trợ nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm bớt các thủ tục hành chính…
+ Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của nhà nước để người dân yên tâm đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn.
+ Chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch phát triển và theo pháp luật.
- Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn:
+ Củng cố và tăng cường năng lực quản lý về công nghiệp đối với Phòng kinh tế, công thương các huyện, thị, thành.
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm hỗ trợ truyền nghề, hỗ trợ khởi sự thành lập doanh nghiệp, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với xây dựng trụ sở Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tại Vĩnh Yên. Tăng cường từng bước trang thiết bị, kiều kiện làm việc và biên chế cho Trung tâm.
2. Kinh phí thực hiện chương trình:
Tổng kinh phí thực hiện chương trình là: 37.610 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí địa phương là 22.960 triệu đồng.
Hàng năm căn cứ dự toán kinh phí chương trình được phê duyệt, ngân sách tỉnh sẽ bố trí kinh phí thực hiện, đảm bảo công tác khuyến công hoạt động có hiệu quả.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện chương trình này. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp để phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.
- Chủ trì đề xuất, xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Tham gia xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.
- Thực hiện việc phê duyệt, kiểm tra và chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn vấn phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch khuyến công hằng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Cân đối các nguồn tài chính cho việc tổ chức thực hiện chương trình theo kế hoạch dự toán hàng năm.
3. Sở Tài chính
Bố trí ngân sách và cấp kinh phí cho chương trình khuyến công theo dự toán đã được tỉnh phê duyệt hằng năm; hướng dẫn, quản lý, kiểm tra sử dụng kinh phí và thanh quyết toán kinh phí thực hiện chương trình.
4. UBND các huyện, thị, thành
Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình khuyến công của các huyện, thị. Xây dựng kế hoạch của địa phương và có biện pháp để tổ chức thực hiện, phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời khó khăn tháo gỡ vướng mắc tạo điều kiện để công nghiệp nông thôn phát triển.
5. Các sở, ngành liên quan khác
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến sở, ngành mình trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1 Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015.
- 2 Quyết định 37/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020
- 3 Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND về Chương trình Khuyến công tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015
- 4 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 125/2009/TTLT/BTC-BCT quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công do Bộ Tài chính - Bộ Công thương ban hành
- 6 Quyết định 136/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Luật Doanh nghiệp 2005
- 8 Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10 Luật Hợp tác xã 2003
- 11 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 1 Quyết định 37/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020
- 2 Quyết định 182/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2015.
- 3 Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4 Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành