ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2023/QĐ-UBND | An Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Thông tư số 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 321/TTr-SNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Quy định này áp dụng đối với việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, bao gồm các công trình: kênh, rạch, mương, xi phông, cầu máng, cống, bờ bao, đập, trạm bơm, hồ chứa nước, kè bảo vệ bờ sông và kè bảo vệ bờ kênh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh” là hệ thống công trình có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định liên quan đến 02 (hai) tỉnh trở lên.
2. "Hệ thống công trình thủy lợi liên huyện" là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 02 (hai) huyện, thị xã, thành phố trở lên.
3. "Hệ thống công trình thủy lợi liên xã" là hệ thống công trình thủy lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc từ 02 (hai) xã, phường hoặc thị trấn trở lên.
4. “Công trình trên kênh” bao gồm: công trình lấy nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước khi có sự cố và xả nước cuối kênh, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh.
Điều 4. Nguyên tắc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
Việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải ưu tiên theo từng tiểu vùng và theo hệ thống công trình để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc khai thác nhằm phục vụ theo yêu cầu sản xuất và đa mục tiêu.
2. Bảo đảm an toàn, ổn định và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi trong việc đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân, đảm bảo sự bền vững.
3. Phân cấp theo quy mô, đặc điểm, tính chất kỹ thuật của công trình và hệ thống công trình thủy lợi.
4. Đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao hoặc có tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, hệ thống công trình được giao theo quy định tại Chương III Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018.
5. Bảo đảm thực hiện theo Điều 3, Điều 19 Luật Thủy lợi. Đồng thời bảo đảm các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình (các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi lớn, thủy lợi vừa phải lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Luật Thủy lợi).
6. Mỗi hệ thống công trình thủy lợi hoặc công trình thủy lợi giao cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý thì đơn vị, tổ chức, cá nhân đó trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ, phải thực hiện theo quyết định được giao và có trách nhiệm đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bảo trì công trình thực hiện theo Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Thủy lợi.
7. Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi phải thực hiện theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã có và tuân theo các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của Luật Thủy lợi.
8. Kết hợp quản lý ngành và địa phương. Tôn trọng, bảo vệ hiện trạng tự nhiên các công trình đã và đang xây dựng trên địa bàn tỉnh; đề cao ý thức của cộng đồng và phát huy vai trò, khả năng của người hưởng lợi trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình sau:
a) Kênh trục chính, kênh ranh tỉnh (trên địa bàn tỉnh), kênh ranh huyện, kênh liên huyện.
b) Cống hở và cống ngầm do nguồn vốn Trung ương hoặc tỉnh đầu tư trực tiếp.
c) Công trình trạm bơm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
d) Các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3 hoặc có chiều cao đập tính từ chân đập đến đỉnh đập từ 10 mét trở lên.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình sau (trừ công trình được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này):
a) Công trình kè bảo vệ bờ sông và kè bảo vệ bờ kênh, rạch trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện.
b) Công trình kênh, rạch, mương (gọi chung là kênh), cầu máng, xi phông trên địa bàn.
c) Công trình cống hở, cống ngầm trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện do nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc Nhân dân đóng góp (không thuộc hệ thống tưới, tiêu của trạm bơm điện, dầu).
d) Các bờ bao thủy lợi: bờ bao kiểm soát lũ tháng 8, bờ bao kiểm soát lũ triệt để, bờ bao liên vùng; trừ đê cấp III.
đ) Các đập tạm tại đầu kênh.
e) Đối với các trạm bơm điện do nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ hoặc ngân sách huyện đầu tư.
g) Đối với công trình hồ chứa nước có dung tích dưới 500.000 m3 và có chiều cao đập tính từ chân đập đến đỉnh đập dưới 10 mét.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thủy lợi.
4. Đối với các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng mới, việc phân cấp quản lý sẽ thực hiện theo Điều 5 Quy định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn (trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này).
Điều 6. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận (hành lang). Việc bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Điều 40 Luật Thủy lợi.
2. Phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Công trình kênh tưới và kênh tiêu phạm vi hành lang bảo vệ từ đỉnh mái của kênh trở ra về phía đồng như sau: kênh trục chính là 05 mét; kênh ranh tỉnh, kênh ranh huyện, kênh liên huyện là 04 mét; kênh trục nằm trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện, kênh liên xã là 03 mét; kênh nằm trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã, kênh nội vùng là 01 mét.
b) Công trình trạm bơm:
Đối với công trình đầu mối (nhà trạm, bể hút, bể xả) phạm vi hành lang bảo vệ theo hàng rào được xây dựng, từ hàng rào trở ra là 05 mét. Đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải xây dựng hàng rào bảo vệ và cấm biển báo hiệu cho các hoạt động giao thông bộ và thủy (nếu có), đồng thời lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền giao quyền sử dụng đất.
Đối với kênh tưới trạm bơm phạm vi hành lang bảo vệ được tính từ đỉnh mái kênh trở ra về phía đồng như sau: kênh tưới chính đã kiên cố là 05 mét; kênh tưới chính chưa kiên cố là 03 mét; kênh tưới nhánh đã kiên cố là 03 mét; kênh tưới nhánh chưa kiên cố là 02 mét; kênh tưới nhánh bằng ống xi phông ngầm: mỗi bên là 01 mét (tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra).
Đối với cống, đập điều tiết nước của trạm bơm phạm vi hành lang bảo vệ được tính từ phần xây đúc ngoài cùng của cống, đập trở ra là 02 mét.
c) Công trình bờ bao kiểm soát lũ tháng 8, bờ bao kiểm soát lũ triệt để quy định phạm vi hành lang bảo vệ từ chân bờ bao trở ra về phía sông, kênh, rạch và phía đồng như sau: bờ bao kiểm soát lũ tháng 8 là 03 mét; bờ bao kiểm soát lũ triệt để là 05 mét.
d) Công trình cống tạo nguồn tưới, tiêu phạm vi hành lang bảo vệ từ phần xây đúc cuối cùng của cống trở ra mỗi phía như sau: cống hở có tổng chiều rộng cửa lớn hơn 03 mét là 15 mét; cống hở có tổng chiều rộng cửa nhỏ hơn hoặc bằng 03 mét là 10 mét; cống ngầm có tổng chiều rộng cửa lớn hơn 02 mét là 08 mét; cống ngầm có tổng chiều rộng cửa nhỏ hơn hoặc bằng 02 mét là 05 mét.
đ) Công trình đập ngăn lũ phạm vi hành lang bảo vệ từ chân đập phía thượng lưu, hạ lưu trở ra mỗi bên tối thiểu là 10 mét.
e) Công trình kè (đối với đoạn sông, kênh, rạch có kè) phạm vi bảo vệ là cả đoạn sông, kênh, rạch đó, không được khai thác tài nguyên kể cả ở thượng và hạ lưu kè nếu ảnh hưởng đến an toàn kè. Phạm vi bảo vệ từ phần xây đúc cuối cùng của kè trở ra mỗi phía như sau: đoạn kè sông là 15 mét; đoạn kè kênh, rạch là 05 mét.
g) Công trình hồ chứa nước phạm vi bảo vệ bao gồm hành lang bảo vệ hồ chứa nước, vùng lòng hồ và hành lang bảo vệ đập được quy định như sau: hành lang bảo vệ hồ chứa nước được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở ra đến đường biên giải phóng mặt bằng hồ. Phạm vi hành lang bảo vệ vùng lòng hồ được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống lòng hồ. Phạm vi hành lang bảo vệ đập được tính từ chân đập trở ra đường biên giải phóng mặt bằng hồ tối thiểu là 20 mét.
3. Trong phạm vi bảo vệ công trình chỉ được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn công trình.
Điều 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 1 Điều 57 Luật Thủy lợi và điểm a khoản 7 Điều 14 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đào tạo cán bộ thủy lợi.
3. Hướng dẫn và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình hệ thống giao thông phù hợp với hệ thống công trình thủy lợi.
2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu và cơ chế chính sách phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cấp phép môi trường theo quy định; thực hiện thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án tính tiền cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các cá nhân, tổ chức liên quan.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng mới công trình thủy lợi (trừ các công trình hỗ trợ dịch vụ công ích thủy lợi) trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sở Tài chính chủ trì, xem xét và bố trí kinh phí phòng chống úng, hạn trên cơ sở tổng hợp kế hoạch từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành liên quan.
Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 2 Điều 57 Luật Thủy lợi và điểm b khoản 7 Điều 14 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo khoản 3 Điều 57 Luật Thủy lợi./.