HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/QĐ-HĐND | Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
I. Thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội;
1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Địa chỉ trụ sở: số 79 phố Đinh Tiên Hoàng và số 12 phố Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ:
1. Chức năng: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan giúp việc của Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố; tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.
2. Nhiệm vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội:
a. Trong việc tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội:
- Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Đoàn ĐBQH; tổ chức phục vụ thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trực tiếp đóng góp ý kiến, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết và các văn bản khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;
- Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
- Giúp Trưởng đoàn, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp tình hình hoạt động của Đoàn để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội; Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội; đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và hoạt động đối ngoại.
b. Trong việc tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố:
- Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thườmg trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân; Tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân; điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối quan hệ với tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong hoạt động đối ngoại;
- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân; cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân;
- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân xây dựng báo cáo công tác; phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra đề án, báo cáo, dự thảo Nghị quyết; giúp Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân hoàn chỉnh Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;
- Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân; Tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
- Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
c. Các nhiệm vụ chung khác:
- Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân giữ mối quan hệ công tác với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương;
- Phục vụ Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân;
- Bảo đảm điều kiện hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ chính sách đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan, của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng theo quy định của Pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND Thành phố giao.
Điều 2. Tổ chức bộ máy và biên chế
1. Tổ chức bộ máy của Văn phòng:
a. Văn phòng có Chánh Văn phòng và từ 02 đến 03 Phó Chánh Văn phòng;
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh văn phòng, Phó Chánh Văn phòng do Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố xem xét, quyết định trên cơ sở các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ.
b. Các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: gồm 04 phòng
- Phòng Công tác đại biểu Quốc hội;
- Phòng Công tác Hội đồng nhân dân;
- Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị;
- Phòng Công tác tiếp dân.
Trong quá trình hoạt động, nếu thấy cần thiết sẽ thành lập thêm phòng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.
2. Biên chế:
Do UBND Thành phố phân bổ hàng năm sau khi thống nhất với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực HĐND Thành phố (không bao gồm các chức danh của Thường trực HĐND, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và ủy viên chuyên trách các Ban của HĐND Thành phố).
Trước mắt trên cơ sở số người hiện có, Văn phòng căn cứ chức năng và nhiệm vụ mới được giao bố trí cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, phù hợp với cơ cấu các phòng để ổn định hoạt động của Văn phòng.
Điều 3. Giao Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng Quy chế làm việc; bố trí cán bộ, công chức, viên chức và cơ sở vật chất của Văn phòng để tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chính thức hoạt động theo pháp nhân mới kể từ ngày Chủ tịch HĐND Thành phố bổ nhiệm Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. THƯỜNG TRỰC HĐND |
- 1 Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong thời gian thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 46/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- 3 Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về thí điểm thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 607/QĐ-UBND năm 2018 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 30/2016/QĐ-UBND Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp
- 6 Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Bình Phước
- 7 Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 1 Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong thời gian thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 46/2018/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
- 3 Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về thí điểm thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 607/QĐ-UBND năm 2018 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 30/2016/QĐ-UBND Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp
- 6 Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Bình Phước