ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 1989 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Căn cứ Nghị định số 222/HĐBT ngày 5/12/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về lệ phí trước bạ và chứng thư. Quyết định số 124/CT ngày 25-4-1988 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý phân phối xe ôtô con trong cả nước; Nghị định 131/HĐBT ngày 27-8-1987 về quy định việc nhập khẩu và tái xuất ôtô; Quyết định số 55/CP ngày 23-2-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý và sử dụng xe ôtô tư nhân; Nghị định số 50/HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1986 và Quyết định số 217/HĐBT ngày 14-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh đối với xí nghiệp quốc doanh v.v..
Nhằm chấn chỉnh và thống nhất quản lý chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng, phục hồi, thay đổi tính năng kỹ thuật phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 370/VT ngày 5 tháng 8 năm 1988 đã được các cơ quan chức năng liên quan thỏa thuận;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. – Ban hành bản “Quy định về quản lý Nhà nước đối với phương tiện vận tải thủy bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
Điều 2. – Giám đốc sở Giao thông vận tải thành phố chịu trách nhiệm phối hợp cùng Giám đốc Sở Tài chánh thành phố và Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cụ thể, thông qua thủ trưởng các cơ quan hữu quan và hệ thống thông tin đại chúng phổ biến đến các tổ chức, đơn vị cơ sở và nhân dân đề thực hiện.
Điều 3. – Quyết định kèm theo bản quy định này có giá trị thi hành từ ngày 01 tháng 2 năm 1989.
Điều 4. – Bãi bỏ các văn bản số 1519/UB ngày 25-7-1977; văn bản số 284/UB ngày 14-2-1979; văn bản số 158/UB ngày 24-01-1981 về việc mua bán xe ôtô; văn bản số 4961/UB-NC ngày 15-12-1977 về việc mua bán và lưu hành xe ôtô con tư nhân và văn bản số 1439/UB ngày 25-4-1988 về việc phục hồi và lưu hành xe ôtô con (du lịch) trước đây liên quan đến việc chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng phục hồi và thay đổi tính năng kỹ thuật phương tiện vận tải trái với quy định này.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
“QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THỦY BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
(Ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-UB ngày 11-01-1989 của UBND thành phố)
Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế trong công tác quản lý việc chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng phương tiện vận tải bao gồm mua, bán, nhượng đổio, thừa kế, phục hồi trong những năm qua;
Căn cứ tinh thần các Nghị quyết và quyết định của Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về các thành phần kinh tế quốc doanh ngoài quốc doanh và quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở…Uỷ ban nhân dân thành phố quy định như sau:
Điều 1.- Mọi phương tiện vân tải thuỷ bộ (dưới đây gọi là phương tiện vận tải-PTVT) thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế, tổ chức hay cá nhân trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh đều phải có đăng ký chủ quyền (ngoại trừ xe đạp các cỡ, xe ba bánh cho người tàn tật, xuồng ghe có tải trọng nhỏ dùng cho gia đình) để nhằm bảo vệ lợi ích cho toàn xã hội và bảo hộ quyền sở hữu chính đáng cho người có phương tiện vận tải.
Điều 2.-Mọi trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện vận tải bao gồm mua, bán, nhượng đổi, cho không, thừa kế, phục hồi đều phải làm thủ tục khai báo và chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước thừa hành và phải có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ theo Nghị định số 222/ HĐBT ngày 5-12-1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 3.- Giá cả mua, bán, nhượng đổi, hoán cải đặc trưng, phục hồi phương tiện vận tải thực hiện theo phương thức thoả thuận giữa hai bên.
Điều 4.- Các đối tượng được quy định tại quyết định số55/CP ngày 23 tháng 2 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ, không được phép quản lý sử dụng phương tiện vận tải cơ giới thuỷ bộ.
II.- CHUYỂN DỊCH QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÂN TẢI:
Điều 5.-Phương tiện vận tải thuộc các thành phần kinhtế, tổ chức hay cá nhân (ngoại trừ kinh doanh vận tải công cộng), khi chuyển dịch quyền sở hữu hay quyền sở dụng, phải lập đầy đủ thủ tục khai báo, cứng minh quyền sở hữu phương tiện vận tải. Phía nhận phương tiện vận tải có trách nhiệm xuất trình các chứng từ, tài liệu và giải đáp những vấn đề cần thiết theo yêu cầu của cơ quan trước bạ cà Công an thành phố.
Đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu tư nhân cần có thị thực của chính quyền địa phương sở tại (theo phân cấp quản lý).
Đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu tập thể cần thực hiện đúng quy định trong điều lệ kinh tế tập thể và Nghị định số 28/ HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1998 của Hội đồng Bộ trưởng.
Đối với phương tiện vận tải thuộc sở hữu Nhà nước cần thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 50/HĐBT ngỳa 22 tháng 3 năm 1988 về việc ban hành “Điều lệ xí nghiệp quốc doanh ” và Quyết định số 217/ HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 6.- Phương tiện vận tải thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh phục vụ cho các hoạt động kihn doanh vận tại công cộng, khi chuyển dịch quyền sở hữu hay quyền sử dụng phải đăng ký lại với Sở Giao thông vận tải, (để Sở quản lý Nhà nước) về vận tải cộng cộng) và làm thủ tục chuyển dịch (quy định tại Điều 5) tại cơ quan tru7óc bạ thành phố
Điều 7. – Phương tiện vận tải thanh lý và đã được xóa sổ bộ đăng ký chủ quyền, chủ sở hữu phương tiện vận tải thanh lý được quyền bán, cho không, chuyển nhượng cho tổ chức có giấy phép đăng ký kinh doanh hay cho cá nhân có yêu cầu để tận dụng phụ kiện, phụ tùng, phế liệu.
Điều 8. – Phương tiện vận tải thuộc sở hữu của các cơ quan đại sdiện nước ngoài, các tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài công tác tại Việt nam cho không, chuyển nhượng lại cho các tổ chức hay cá nhân của Việt nam cu ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh phãi thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 131/HĐBT ngày 27 tháng 8 năm 1987 của Hội đồng ộ trưởng
Điều 9. – Phương tiện vận tải do các tổ chức và cáhân ngu7òi nước ngoài, Việt kiều tặng và phương tiện vận tải được đầu tư thông qua các dự án tài trợ đã được ký kết thỉ thực hiện đúng theo quy định tại quyết định số 124/CT ngày 25-4-1988 của Chủ tịch Hộiu d09ồng Bộ trưởng.
III. THAY ĐỔI TÍNH NĂNG KỸ THUẬT VÀ PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI:
Điều 10. – Tổ chức hay cá nhân có yêu cầu thay đổi tính năng kỹ thuật phương tiện vận tải bao gồm phương tiện mới nhập khẩu, sản xuất mới trong nước hay đanhg sử dụng thì chủ sở hữu phương tiện có trách xuất trình đẩy đủ hồ sơ, chứng từ cần thiết cho cơ quan đăng kiểm gồm có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý liên ngành kinh tế - kỹ thuật, chứng từ gốc phương tiện vận tải, thiết kế kỹ thuật v.v..
Đối với phương tiện vận tải bộ thông qua Hội đồng giám định kỹ thuật thuộc liên Sở Giao thông vận tải – Công an thành phố.
Đối với phương tiện vận tải thuỷ thông qua Chi cục đăng kiểm 6 thuộc Bộ Giao thông vân tại tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Sở Giao thông vận tải thành phố (theo phân cấp)
Điều 11. – Tổ chức hay cá nhân có yêu cầu phục hồi phương tiện vận tải đã thanh lý, để tái sử dụng cần phải nghêim chỉnh chấp hành quy định sau:
1. Phương tiện vận tải đã hết niên hạn sử dụng được thanh lý theo đúng chế độ quy định về nguyên tắc không được tuỳ tiện phục hồi.
2. Chỉ cho phép thực hiện phục hồi phương tiện vận tải thanh lý, khi rà soát, kiểm tra, tính toán các tổng thành còn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo quy định của Nhà nưuóc, nhất là tổng thành máy, gầm bệ và các tổng thành quan trọng khác
3. Chủ sở hữu phương tiện vận tải có trách nhiệm xuất trình đầy đủ hồ sơ, chứng từ cần thiết bao gồm ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, chứng từ gốc phương tiện, tiết kế kỹ thuật v.v..cho cơ quan đăng kiểm (hoặc Hội đồng giám định) Nhà nước.
Đối với phương tiện vận tải bộ thì do Hội đồng giám định kỹ thuật thuộc Liên Sở Giao thông vận tải – Công an thành phố thực hiện (ngoại trừ phương tiện vận tải được đưa vào phục hồi tại nhà máy, xí nghiệp cơ khí giao thông được Nhà nước cho phép và có tổ chức KCS được Hội đồng giám định ủy quyền)
Đối với phương tiện vận tải thủy do Chi cục đăng kiểm 6 tại thành phố Hồ Chí Minh đảm trách hoặc Sở Giao thông vận tải thành phố (theo phân cấp)
Điều 12. – Việc thay đổi tinh năng kỹ thuật hay phục hồi phương tiện vận tải phải được cơ quan đăng kiểm Nhà nước phê duyệt vào các bản thiết kế kỹ thuật trưuóc khi tiến hành.
Chủ sở hữu phương tiện vận tải có trách nhiệm làm đúng theo bản thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan đăng kiểm; có nghĩa vụ nộp đầy đủ lệ phí trước bạ cho Nhà nước.
IV.– THU LỆ PHÍ TRƯƠ`C BẠ, CHỨNG THƯ KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ PHÍ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Điều 13.– Lệ phí trước bạ được thu trên trị giá phương tiện (tính theo thời giá lúc lập thủ tục trước bạ) chuyển dịch sở hữu và quyền sử dụng hoặc thay đổi tính năng kỹ thuật và phục hồi theo các tỷ lệ như sau:
3% giá tri phương tiện vận tải đối với trường hợp thừa kế và thay đổi tính năng kỹ thuật.
5% giá trị phương tiện vận tải đối với trường hợp mua, bán, nhượng đổi, cho không và phục hồi
Trường hợp mua, bán, nhượng, cho không, thừa kế, thay đổi tính năng kỹ thuật và phục hồi phía nhận phương tiện nộp lệ phí.
Trường hợp đổi phương tiện vận tải thì các bên tham gia nộp lệ phí trên phấn phương tiện được nhận.
Thời hạn khai báo và nộp lệ phí trước bạ là 30 ngày kề từ làm thủ tục giấy tờ chuyển nhượng phương tiện giữa hai bên. Đối với thay đổi tính năng kỹ thuật và phục hồi phương tiện thì kể từ ngày đu7ọc Hội đồng giám định kỹ thuật (hoặc cơ quan đăng kiểm) chấp nhận, sau khi phương tiện đươc thi công hoàn chỉnh.
Điều 14.– Những chứng thư về kinh tế - kỹ thuật và các giấy tờ khác có liên quan bao gồm giấy tờ chuyển dịcvh, giấy tờ thay đổi tính năng kỹ thuật và giấy tờ phục hồi phương tiện phải được dán tem mới có giá trị pháp lý.
Các cơ quan chức năng thừa hành có trách nhiệm tổ chức thu lệ phi` chứng thư này.
Mức lệ phí của từng loại giấy tờ do Sở Tài chánh thành phố thống hất với cơ quan chức nhăng thừa hành quy định cụ thể (nguyên tắc lấy thu bù ch). việc in và phát hành các loại tem chứng thư do Sở Tài chánh thành phố thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chánh.
Điều 15.– Các chủ sở hữu phương tiện vận tải (ngoại trừ xe đạp các cỡ, xe đạp máy, ghe xuồng có tải trọng nhỏ dung cho gia đình); Kể cả chủu sở hữu phương tiện vận tải là người nước ngoài có giấy phép lưu hành đều phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm Nhà nước (Chi nhánh bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh) về trách nhiệm dân sự đôố vơớ những thiệt hại do hoạt động của phương tiện vận tải gây ra cho người khác theo đúng quy định tại Nghị định số 30/HĐBT ngày 10 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
V.– ĐĂNG KÝ, DI CHUYỂN PHƯƠNG TIỆN VÀ XÓA SỔ ĐĂNG KÝ
Điều 16.– Tất cả phương tiện vận tải ao gồm phương tiện mới, phương tiện chuyển dịch quyền sở hữu, phương tiệnphục hồi tái sử dụng thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế, tổ chức hay cá nhân, kể cả phương tiện vận tải thuộc sở hữu của các tổ chức hay cá nhân người nức goai thường trú tại thành phố bắt buộc phảio đăng ký sở hữu tại cơ quan có trách nhiệm đăng ký thành phố (theo phân công phân cấp).
Thời hạn đăng ký chủ quyền, sang tên chủ quyền thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận sử dụng phương tiện vận tải.
Điều 17.– Phương tiện vận tải được đăng ký chủ quyền tại thành phố, chủ sở hữu phương có yêu cầu thay đổi địa chỉ thì phải làm thủ tục báo cho cơ quan có trách nhiệm đăng ký biết để giải quyết.
Trong pạhm vi thành phố thì thời hạn là 3 ngày, kể từ khi được di chuyển đến địa chỉ mới (thủ tục này đưuọc miễn đối với phương tiện không bị bắt buộc đăng ký và phương tiện cơ giới có dng tích xylanh dưới 50cc).
Từ thành phố đi các tỉnh khác hoặc ngược lại thì thời hạn là 30 ngày kể từ khi di chuyển đi hay đến (được miễn đối với phương tiện không bị bắt buộc đăng ký).
Điều 18.– Tất cả phương tiện vận tải thu6ọc sở hữu của các thành phần kinh tế, tổ chức hay cá nhân khi hết niên hạn sử dụng cần phải thanh lý. Chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm khai bái cho cơ quan đảm trách đăng ký biết đề lập thủ tục xóa sổ đăng ký chủ quyền phương tiện
Điều 19.– Cơ quan đảm trách đăng ký chỉ lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký chủ quyền phương tiện vận tải và giấy phép lưu hành, khi chủ sở hữu phương tiện khai báo và xuất trình đầy đủ hồ sơ, chứng từ cần thiêế theo quy định hiện hành.
Đối với phương tiện vận tải bộ do Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh đảm trách
Đối với phương tiện vận tải thủy do Chi cục đăng kiểm 6 tại thành phố Hồ Chí Minh đảm trách và Sở Giao thông vận tải thành phố đảm trách (theo phân công phân cấp)
VI.– QUYỀN KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
Điều 20.– Các cơ quan thừa hành nhiệm vụ bao gồm lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát kinh tế các cấp, cán bộ cua ngành giao thông vận tải mang giấy ủy nhiệm do Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố cấp và cán bộ thuế của Phòng thu trước bạ thành phố được quyền kiểm soát và lập biên bản các vụ vi phạm được quy định trong bản quy định này.
Căn cứ vào quyền hạn được giao, mức độ vi phạm mà cán bộ thừa hành lập biên bản xử phạt trực tiếp hoặc chuyển giao nội vụ vi phạm cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.
Điều 21.– Mọi trường hợp nộp lệ phí trước bạ chậm so với tham gian quy định; khai báo thay đổi địa chỉ, khai báo đăng ký chủ quyền chậm so với thời gian quy định thì ngưuòi chủ tài sản sẽ bị xử lý như sau:
1. Nếu quá thời gian quy định sẽ bị phạt, mỗi người nộp chậm thì phía chủ phương tiện phải nộp phạt 1% (mộ tphần trăm) trên số tiền lệ phí phải nộp (kể cả trường hợp khai báo thay đổi địa chỉ hay đăng ký chủ quyền)
2. Nếu có hành vi gian lậu: Khai báo không đúng sự thật; chuyển dịch quyền sở hữu bằng giấy tay (có hành vi trốn nộp lệ phí); chuyển dịch quyền sở hữu tài sản nhiều lần trong một thời gian ngắn (có hành vi mua đi bán lại kiếm lời, trốn đăng ký kinh doanh) phục hồi phương tiện vận tải bán nhưng khôngcó đăng ký kinh doanh (hành vi kinh doanh trái phép) thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền lệ phí; người bán phương tiện sẽ còn bị phạt đến 5 lần số tiền lệ phí phải nộp.
Trường hợp có khiếu nại thì việc thu lệ phí trước bạ hoặc tiền phạt chỉ thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Điều 22.– Tất cả cá nhân, đơn vị thừa hành phải nghêim chỉnh thực hiện đúng quy định này. Các hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm khắc theo quy định.
Cá nhân, đơn vị có thành tích sẽ được khen thưởng theo ch1inh sách chế độ hiện hành.
Mức thưởng cho cá nhân, đơn vị phát hiện và xử lý đúng các vụ vi phạm được quy định 50% tiền phạt, số tiền phạt còn lại nộp vào ngân sách thành phố.
Trường hợp có khiếu nại thì việc chi thưởng chỉ thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền xét giải quyết.
Điều 23.– Cá nhân, đơn vị tùy tiện kiểm soát, xử lý theo chủ quan không dựa theo pháp luật và quy định hiện hành, gây thiệt hại vật chất, tài chánh cho tổ chức hay cá nhân bị xử lý thì cá nhân, đơn vị thừa hành đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài chánh riêng của mình, đồng thời sẽ bị xử lý kỷ luật về hành chánh.
Trường hợp cố ý làm sai pháp luật và quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự.
Điều 24.– Quy định này áp dụng đối với phương tiện vận tải thủy - bộ thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế, tổ chức hay cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ngoại trừ phương tiện vận tải còn ở dạng hàng hóa).
Các thành phần kinh tế, tổ chức hay cá nhân đứng chủ quyền phương tiện hoặc mua sắm phương tiện phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định này.
Những phương tiện vận tải thuộc lực lượng vũ trang không thuộc phạm vi áp dụng quy định này.
Điều 25.– Kể từ nay UBND thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét việc: chuyển dịch quyền sở hữu, phục hồi tái sử dụng các phương tiện vận tải ôtô, tàu thuyền, sà lan theo các điều khoản trobng bản quy định này. Sở Tài chánh thành phố (Phòng trước bạ) và Công an thành phố (Phòng Cảnh sát giao thông) căn cứ vào bản quy định của Gíam đốc Sở Giao thông vận tải để giải quyết tiếp các thủ tục về trước bẹ; cấp giấy chứng nhận chủ quyền và cho phép lưu hành phương tiện vận tải, sau khi kiểm tra kỹ thuật an toàn của phương tiện.
Điều 26.– Sở Giao thông vận tải thành phố, Sở tài chánh thành phố và Công an thành phố Hồ Chí Minh dựa vào các điều khoản trong bản quy định này có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện; đồng thời phối hợp với các Sở, Ngành thành phố và UBND các quận, huyện tổ chức phổ biến rộng rãi đến từng tổ chức, đơn vị cơ sở và nhân dân thông suốt chấp hành
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1 Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ năm 1976 đến năm 1996 đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Kế hoạch 184/KH-UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh niên năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Nghị định 30-HĐBT năm 1988 về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Nghị định 222-HĐBT năm 1987 về lệ phí trước bạ và lệ phí chứng thư do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Quyết định 217-HĐBT năm 1987 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh của Hội đồng Bộ trưởng
- 5 Nghị định 131-HĐBT năm 1987 về việc nhập khẩu và tái xuất khẩu ô tô và các vật dụng cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983