UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2009/QĐ-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 02 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Khoa học - Công nghệ, ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP, ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học - Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN, ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc ban hành “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 01/2005/QĐ-BKHCN, ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc ban hành “Quy định đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 24/2006/QĐ-BKHCN, ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc ban hành “Quy định về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 - 2010”;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-BKHCN, ngày 19 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước” ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN, ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN, ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc ban hành “Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước”;
Căn cứ Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN, ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về việc ban hành “Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tại Tờ trình số 05/TTr-SKHCN, ngày 05 tháng 02 năm 2009;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phương thức hoạt động của các Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh”.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /2009/QĐ-UBND, ngày 19 /02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định phương thức hoạt động của các Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Hội đồng), như sau:
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN.
- Hội đồng mở hồ sơ nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn.
- Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn.
- Hội đồng xét duyệt nhiệm vụ KH&CN.
- Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Điều 2. Thành phần của Hội đồng
Các thành viên Hội đồng gồm đại diện cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các viện, trường, doanh nghiệp, các nhà khoa học có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu lĩnh vực KH&CN được giao tư vấn.
Hội đồng gồm có các thành viên: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên phản biện, các uỷ viên và thư ký Hội đồng.
Hội đồng có từ 07 (bảy) đến 15 (mười lăm) thành viên.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, trên cơ sở các tài liệu do Sở KH&CN cung cấp. Các thành viên Hội đồng thảo luận công khai về nhiệm vụ KH&CN được giao tư vấn. Các thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch. Các văn bản của các thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
Hội đồng cho điểm theo tiêu chí và thang điểm hoặc xếp loại theo các quy định hiện hành.
Kết quả làm việc của Hội đồng phải được lập thành biên bản.
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 4. Thành phần của Hội đồng
Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên và thư ký Hội đồng. Các thành viên gồm:
- 1/3 là đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan;
- 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.
Thành viên của Hội đồng phải là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vấn xác định nhiệm vụ.
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Yêu cầu đối với nhiệm vụ KH&CN
Các nhiệm vụ KH&CN phải đáp ứng được yêu cầu của Đề án phát triển KH&CN tỉnh theo từng giai đoạn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Mục tiêu, nội dung chủ yếu, kết quả dự kiến của Thuyết minh Tổng quát chương trình KH&CN đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
a) Đề tài nghiên cứu khoa học:
- Có ý nghĩa khoa học (tính mới, tính tiên tiến về công nghệ so với trình độ địa phương, trong nước và trên thế giới).
- Có ý nghĩa thực tiễn (trực tiếp hoặc góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề cấp bách của sản xuất đời sống; có tác dụng đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng của tỉnh).
- Tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học phải có năng lực chuyên môn phù hợp và các điều kiện tổ chức thực hiện.
b) Đề tài triển khai thực nghiệm:
- Có mục đích xây dựng các mô hình, điểm trình diễn, điểm thử nghiệm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được đánh giá, nghiệm thu, thẩm định, công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền, lần đầu tiên triển khai trên địa bàn;
- Đề tài sau khi được đánh giá, nghiệm thu, các mô hình phải có khả năng nhân rộng và địa chỉ ứng dụng.
c) Dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN):
- Có mục đích thử nghiệm, thích nghi, hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội (tạo thêm việc làm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, bảo vệ môi trường v.v...).
Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có xuất xứ từ các nguồn: Kết quả các đề tài KH&CN trong nước, kết quả KH&CN từ nước ngoài đã được đánh giá, nghiệm thu, thẩm định, công nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền; Các sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng KH&CN.
d) Các đề tài KH&CN khác:
- Có tính cấp thiết theo yêu cầu của tỉnh, của ngành, địa phương, đơn vị.
- Có ý nghĩa khoa học, khảo sát, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ cho việc ban hành các quyết sách, quyết định về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, quản lý, đầu tư...
e) Thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN không quá 36 tháng. Riêng đối với các nhiệm vụ KH&CN cần nghiên cứu trong thời gian dài thì thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn, nhưng tối đa không quá 60 tháng.
2. Hội đồng đánh giá từng nhiệm vụ KH&CN.
3. Hội đồng có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung để làm rõ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu cần đạt, nội dung, kết quả hoặc sản phẩm dự kiến.
4. Xác định nhiệm vụ KH&CN được đề nghị đưa vào danh mục thực hiện:
a) Nhiệm vụ KH&CN được đề nghị đưa vào danh mục thực hiện khi số phiếu đồng ý đưa vào thực hiện không ít hơn 2/3 tổng số phiếu.
Thứ tự ưu tiên đối với các nhiệm vụ KH&CN được sắp xếp dựa trên số lượng phiếu đồng ý đưa vào thực hiện. Trường hợp các nhiệm vụ KH&CN có số phiếu đề nghị bằng nhau, thì căn cứ vào kết quả bỏ phiếu đánh giá của Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) để ưu tiên xếp hạng.
b) Nhiệm vụ KH&CN được đề nghị đưa vào thực hiện được thực hiện dưới 02 (hai) hình thức và thông qua bằng hình thức bỏ phiếu:
- Chỉ định tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN: khi số phiếu đồng ý thực hiện chỉ định nhiều hơn 1/2 tổng số phiếu.
- Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN: khi số phiếu đồng ý thực hiện tuyển chọn nhiều hơn 1/2 tổng số phiếu.
Trường hợp số phiếu đồng ý thực hiện chỉ định và tuyển chọn bằng nhau thì căn cứ vào kết quả bỏ phiếu đánh giá của Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) để xác định hình thức thực hiện.
5. Tổng hợp phiếu đánh giá được lập thành biên bản.
Điều 6. Trình tự làm việc của Hội đồng:
Phiên họp Hội đồng Tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN được tổ chức theo trình tự sau:
1. Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
Thông qua danh sách, số lượng các nhiệm vụ KH&CN theo từng lĩnh vực.
2. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng đưa ra từng nhiệm vụ KH&CN cụ thể để các thành viên Hội đồng xem xét, thảo luận, phân tích và đánh giá theo theo các tiêu chí tại khoản 1, 2, 3 Điều 5 Quy chế này
3. Thư ký Hội đồng thông qua tên, hình thức thực hiện từng nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng xem xét.
4. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng kết luận cuộc họp.
HỘI ĐỒNG MỞ HỒ SƠ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN CHỌN
Điều 7. Thành phần của Hội đồng gồm có:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên và thư ký Hội đồng. Các thành viên gồm: Đại diện Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh và đại diện các Sở, Ban, ngành liên quan.
Điều 8. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng mở tất cả các bộ hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn (sau đây gọi tắt là Hồ sơ) thuộc các nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn.
2. Yêu cầu đối với Hồ sơ tham gia dự tuyển
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định.
- Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định: Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ (sau đây gọi tắt là Đề tài KHCN); hoặc Dự án sản xuất thử nghiệm (sau đây gọi tắt là Dự án SXTN); hoặc Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (sau đây gọi tắt là Đề tài KHXH&NV).
- Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định.
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì và các cá nhân đăng ký thực hiện chính nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định.
- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định (nếu có).
- Các văn bản khác (nếu có, như là bản sao Biên bản nghiệm thu của Hội đồng KH&CN, chứng từ nộp kinh phí thu hồi, định mức kinh tế - kỹ thuật v.v...).
- Đối với Dự án SXTN: Ngoài những yêu cầu nêu trên, Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn chỉ được coi là hợp lệ khi có các văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước đạt ít nhất 70% tổng kinh phí đầu tư dự kiến cần thiết để triển khai
Mỗi văn bản trong hồ sơ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của cá nhân tương ứng như đã quy định trên từng biểu mẫu.
b) Bộ hồ sơ bao gồm: một (01) hồ sơ gốc và 15 bản sao hồ sơ gốc, được đóng gói trong túi Hồ sơ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ như sau:
- Tên nhiệm vụ KH&CN đăng ký tham gia tuyển chọn (ghi rõ: tên, mã số của nhiệm vụ KH&CN).
- Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì và tổ chức tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ KH&CN (chỉ ghi danh sách tổ chức đã có xác nhận tham gia phối hợp).
- Họ tên của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện (làm chủ nhiệm) nhiệm vụ KH&CN và Danh sách những người tham gia chính thực hiện nhiệm vụ KH&CN (chỉ ghi danh sách cá nhân đã có xác nhận tham gia phối hợp).
- Danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ. c) Nộp Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn
- Địa điểm nhận Hồ sơ: Theo thông báo của Sở KH&CN.
- Hình thức nộp Hồ sơ: Gửi qua Bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
- Hồ sơ phải nộp đúng hạn theo quy định của Sở KH&CN.
- Ngày chứng thực nhận Hồ sơ là ngày ghi ở dấu của Bưu điện tỉnh Đắk Lắk (trường hợp gửi qua Bưu điện) hoặc dấu đến của cơ quan tiếp nhận Hồ sơ (trường hợp nộp trực tiếp).
- Trong thời hạn quy định nộp Hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút Hồ sơ đã nộp để thay bằng Hồ sơ mới hoặc bổ sung Hồ sơ đã nộp. Việc thay Hồ sơ mới và bổ sung Hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của Hồ sơ.
Điều 9. Trình tự làm việc của Hội đồng:
Phiên họp Hội đồng mở hồ sơ nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn được tổ chức theo trình tự sau:
1. Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
Thông qua danh sách, số lượng nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn và số lượng bộ Hồ sơ dự tuyển cho mỗi nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn.
2. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trình tự đưa ra từng nhiệm vụ KH&CN và số bộ Hồ sơ dự tuyển trong từng nhiệm vụ KH&CN để các thành viên Hội đồng xem xét theo các tiêu chí tại khoản 2 Điều 8 Quy chế này.
3. Thư ký Hội đồng thông báo số lượng bộ Hồ sơ, tổ chức, cá nhân được xét chọn chủ trì đối với mỗi KH&CN tuyển chọn.
4. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng kết luận cuộc họp.
HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN CHỌN
Điều 10. Thành phần của Hội đồng gồm có:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 (hai) ủy viên phản biện, các uỷ viên và thư ký Hội đồng.
Các thành viên gồm:
- 1/3 là đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất
- kinh doanh sử dụng kết quả khoa học và công nghệ, các tổ chức khác có liên quan;
- 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.
Thành viên Hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Hội đồng được giao tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Điều 11. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong hồ sơ; nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định, viết nhận xét - đánh giá và luận giải cho việc đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí tại các biểu mẫu quy định.
Các thành viên Hội đồng phải tuân thủ kỷ luật tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
2. Thành viên Hội đồng nhận xét và chấm điểm độc lập cho từng nhiệm vụ KH&CN theo các tiêu chí và thang điểm như sau:
a) Đối với Đề tài KHCN: Tối đa 114 điểm.
- Phần I: Đánh giá thuyết minh đề tài: Tối đa 100 điểm.
+ Đánh giá chung về mục tiêu của đề tài: Tối đa 10 điểm.
+ Tổng quan về tình hình nghiên cứu và luận giải về những nội dung nghiên cứu của đề tài cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra: Tối đa 20 điểm.
+ Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Tối đa 15 điểm.
+ Sản phẩm khoa học công nghệ của đề tài: Tối đa 20 điểm.
+ Khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của các kết quả nghiên cứu: Tối đa 15 điểm.
+ Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện đề tài: Tối đa 20 điểm.
- Phần II: Đánh giá năng lực của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện Đề tài
(Các tiêu chí khuyến khích): Tối đa 14 điểm.
+ Kết quả hoạt động KH&CN liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài xét trong 5 năm gần đây: Tối đa 8 điểm.
+ Đóng góp cho sản xuất và đời sống (về khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài), xét trong 5 năm gần đây: Tối đa 6 điểm.
b) Đối với Dự án SXTN: Tối đa 100 điểm.
- Phần I: Đánh giá thuyết minh dự án: Tối đa 80 điểm.
+ Giá trị công nghệ của dự án: Tối đa 20 điểm.
+ Tính khả thi của phương án triển khai dự án: Tối đa 20 điểm.
+ Đầu tư và lợi ích trực tiếp của dự án: Tối đa 20 điểm.
+ Khả năng thương mại hóa sản phẩm và tác động lâu dài của dự án sau khi kết thúc: Tối đa 20 điểm.
- Phần II: Năng lực thực hiện dự án: Tối đa 20 điểm. c) Đối với Đề tài KHXH&NV: Tối đa 100 điểm.
- Phần I: Đánh giá thuyết minh đề tài: Tối đa 80 điểm.
+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tối đa 5 điểm.
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: Tối đa 15 điểm.
+ Nội dung, phương án tổ chức thực hiện đề tài: tối đa 30 điểm.
+ Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu: tối đa 10 điểm.
+ Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu: Tối đa 20 điểm.
- Phần II: Năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài: Tối đa 20 điểm.
3. Xếp hạng các hồ sơ:
- Có tổng số điểm từ cao xuống thấp.
- Đối với các hồ sơ có tổng số điểm đánh giá bằng nhau thì Hồ sơ nào có điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trường hợp không có phiếu nhận xét - đánh giá của chủ tịch Hội đồng) cao hơn thì xếp trên. Trường hợp các hồ sơ đều có điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch Hội đồng, trong trường hợp không có phiếu đánh giá của Chủ tịch Hội đồng) giống nhau, thì xếp hạng bằng nhau và Sở KH&CN kiến nghị về phương án lựa chọn.
4. Các hồ sơ đạt yêu cầu phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Đối với Đề tài KHCN: Hồ sơ có tổng số điểm trung bình của phần I phải đạt từ 60/100 điểm trở lên.
- Đối với Dự án SXTN: Hồ sơ có tổng số điểm trung bình của phần I và phần II phải đạt từ 55/100 điểm trở lên.
- Đối với Đề tài KHXH&NV: Hồ sơ có tổng số điểm trung bình của phần I và phần II phải đạt từ 60/100 điểm trở lên, trong đó điểm phần I phải đạt từ 50/80 điểm trở lên
5. Mỗi nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn chỉ được đề nghị nhiều nhất 01 (một) hồ sơ trúng tuyển thoả mãn khoản 4 Điều này.
6. Tổng hợp phiếu nhận xét-đánh giá của các thành viên Hội đồng được tổng hợp thành biên bản.
Điều 12. Trình tự làm việc của Hội đồng
1. Thư ký Hội đồng gửi mẫu phiếu nhận xét-đánh giá cho các thành viên của Hội đồng.
2. Các thành viên Hội đồng gửi phiếu nhận xét-đánh giá về cho thư ký Hội đồng để tổng hợp.
3. Thư ký Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá tuyển chọn.
HỘI ĐỒNG XÉT XUYỆT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 13. Thành phần của Hội đồng gồm có:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 (hai) ủy viên phản biện, các uỷ viên và thư ký Hội đồng. Các thành viên gồm:
- 1/3 là đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, tổ chức sản xuất
- kinh doanh sử dụng kết quả khoa học và công nghệ, các tổ chức khác có liên quan;
- 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.
Thành viên Hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Hội đồng được giao tư vấn xét duyệt nhiệm vụ KH&CN.
Điều 14. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng nhận xét và chấm điểm độc lập theo các tiêu chí và thang điểm (tối đa 100 điểm) như sau:
a) Đối với Đề tài KHCN:
- Đánh giá chung về mục tiêu của đề tài: Tối đa 10 điểm.
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu và luận giải về những nội dung nghiên cứu của đề tài cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra: Tối đa 20 điểm.
- Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Tối đa 15 điểm.
- Sản phẩm khoa học công nghệ của đề tài: Tối đa 20 điểm.
- Khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của các kết quả nghiên cứu: Tối đa 15 điểm.
- Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện đề tài: Tối đa 20 điểm.
b) Đối với Dự án SXTN:
- Giá trị công nghệ của dự án: Tối đa 20 điểm.
- Tính khả thi của phương án triển khai dự án: Tối đa 20 điểm.
- Đầu tư và lợi ích trực tiếp của dự án: Tối đa 20 điểm.
- Khả năng thương mại hóa sản phẩm và tác động lâu dài của dự án sau khi kết thúc: Tối đa 20 điểm.
- Năng lực thực hiện dự án: Tối đa 20 điểm. c) Đối với Đề tài KHXH&NV:
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Tối đa 5 điểm.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: Tối đa 15 điểm.
- Nội dung, phương án tổ chức thực hiện đề tài: tối đa 30 điểm.
- Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu: tối đa 10 điểm.
- Sản phẩm, lợi ích của đề tài và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu: Tối đa 20 điểm.
- Năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài: Tối đa 20 điểm.
2. Đề cương các nhiệm vụ KH&CN đạt yêu cầu phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Đối với Đề tài KHCN: Thuyết minh có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt từ 60/100 điểm trở lên.
- Đối với Dự án SXTN: Thuyết minh có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt từ 55/100 điểm trở lên.
- Đối với Đề tài KHXH&NV: Thuyết minh có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt từ 60/100 điểm trở lên.
Điều 15. Trình tự làm việc của Hội đồng:
Phiên họp Hội đồng xét xuyệt nhiệm vụ KH&CN được tổ chức theo trình tự sau:
1. Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
2. Đại diện Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN trình bày các nội dung trong đề cương nhiệm vụ KH&CN.
3. Các ủy viên phản biện đọc bản nhận xét.
4. Hội đồng xem xét, thảo luận, phản biện, phân tích theo mục tiêu, tổng quan về tình hình nghiên cứu và luận giải về những nội dung nghiên cứu, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, sản phẩm khoa học công nghệ, phương án tổ chức thực hiện,... của nhiệm vụ KH&CN.
5. Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN giải trình các yêu cầu của Hội đồng.
6. Hội đồng chấm điểm độc lập và xếp loại nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định hiện hành.
7. Thư ký Hội đồng thông qua kết quả đánh giá của Hội đồng.
8. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng kết luận và đề nghị những nội dung mà Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cần hoàn thiện trước khi nộp lại đề cương cho cơ quan quản lý.
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Các thành viên gồm:
- 1/3 là đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan;
- 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao đánh giá.
Thành viên Hội đồng là các chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu.
Điều 17. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng nhận xét và chấm điểm độc lập đối với báo cáo tổng kết nhiệm vụ KH&CN theo các nhóm chỉ tiêu đánh giá và thang điểm (Tối đa 100 điểm) như sau:
a) Đối với đề tài KHCN:
- Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản kết quả nghiên cứu của đề tài so với Hợp đồng: Tối đa 40 điểm.
- Giá trị khoa học của các kết quả khoa học công nghệ của đề tài: Tối đa 20 điểm.
- Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng áp dụng kết quả khoa học công nghệ: 30 điểm.
- Đánh giá về tổ chức và quản lý, kết quả đào tạo và những đóng góp khác của đề tài: 10 điểm.
b) Đối với Dự án SXTN:
- Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản của kết quả thực hiện dự án SXTN theo yêu cầu của Hợp đồng: Tối đa 40 điểm.
- Giá trị khoa học của các kết quả khoa học công nghệ của dự án SXTN: Tối đa 10 điểm.
- Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng áp dụng kết quả khoa học công nghệ: Tối đa 30 điểm.
- Đánh giá về tổ chức và quản lý, huy động vốn, kết quả đào tạo và những đóng góp khác của dự án SXTN: Tối đa 20 điểm. c) Đối với Đề tài KHXH&NV:
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Tối đa 10 điểm.
- Giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu: Tối đa 60 điểm.
- Giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu: 25 điểm.
- Tổ chức thực hiện đề tài: 5 điểm.
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được đánh giá xếp loại như sau:
a) Đối với đề tài KHCN và dự án SXTN
Mức A: Xuất sắc, từ 90 đến 100 điểm.
Mức B: Khá, từ 70 đến dưới 90 điểm.
Mức C: Trung bình, từ 50 đến dưới 70 điểm. Mức D: Không đạt, dưới 50 điểm.
b) Đối với đề tài KHXH&NV
Mức A: Xuất sắc, từ 85 đến 100 điểm. Mức B: Khá, từ 65 đến dưới 85 điểm.
Mức C: Trung bình, từ 50 đến dưới 65 điểm. Mức D: Không đạt, dưới 50 điểm.
Điều 18. Trình tự làm việc của Hội đồng:
Phiên họp Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được tổ chức theo trình tự sau:
1. Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
2. Đại diện Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN trình bày các nội dung và kết quả thực hiện.
3. Các ủy viên phản biện đọc bản nhận xét.
4. Hội đồng xem xét, thảo luận, phản biện, phân tích theo mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kết quả, tiến độ,... ghi trong đề cương chi tiết đã được xét duyệt.
5. Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN giải trình các yêu cầu của Hội đồng.
6. Hội đồng chấm điểm độc lập và xếp loại nhiệm vụ KH&CN theo biểu mẫu quy định hiện hành.
7. Thư ký Hội đồng thông qua kết quả đánh giá của Hội đồng.
8. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng kết luận và đề nghị những nội dung mà Ban chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cần hoàn thiện trước khi giao nộp báo cáo tổng kết cho cơ quan quản lý.
1. Cá nhân tham gia Hội đồng đánh giá thiếu khách quan, công bằng, trung thực, vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin theo quy định thì không được mời tham gia các Hội đồng khác và bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các tổ chức, cá nhân không làm tròn trách nhiệm quản lý Nhà nước về KH&CN trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao thì bị xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở KH&CN để kịp thời tổng hợp đề xuất trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 22/2011/QĐ-UBND hủy bỏ Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh và Quyết định 09/2009/QĐ-UBND về Quy chế phương thức hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 4 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 5 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2 Quyết định 11/2007/QĐ-BKHCN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 3 Quyết định 10/2007/QĐ-BKHCN quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 4 Quyết định 04/2007/QĐ-BKHCN sửa đổi Quy định đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước kèm theo Quyết định 13/2004/QĐ-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 5 Quyết định 24/2006/QĐ-BKHCN về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6 Quyết định 2722/2006/QĐ-UBND quy định về phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét duyệt tố chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7 Quyết định 152/2006/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng Khoa học và Công nghệ do tỉnh Bình Dương ban hành
- 8 Quyết định 01/2005/QĐ-BKHCN về đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Quyết định 13/2004/QĐ-BKHCN Quy định đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 12 Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 13 Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 2 Quyết định 152/2006/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng Khoa học và Công nghệ do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Quyết định 2722/2006/QĐ-UBND quy định về phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét duyệt tố chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
- 5 Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2020 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk năm 2019
- 6 Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019 (01/01/2019 - 31/12/2019)